Chiến đấu cơ tàng hình J20 của Trung Quốc “khoe” vũ khí
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm qua đã đăng tải ảnh chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-20 của nước này “khoe” khoang chứa tên lửa. Theo đó, khoang tên lửa chính của J-20 được trang bị 4 tên lửa tầm trung, ít hơn so với F-22 của Mỹ.
J-20 là thế hệ máy chiến đấu cơ tàng hình hai động cơ mới nhất của Trung Quốc được phát triển bởi tổ hợp công nghiệp hàng không Thành Đô. Phiên bản mẫu đầu tiên đã cất cánh tháng 1/2011 trong khi phiên bản chính thức dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong giai đoạn từ 2017 đến 2019.
J-20 bay với khoang vũ khí chính mở toang
Trong loạt ảnh được hãng thông tấn Tân Hoa Xã công bố hôm qua, phiên bản mẫu thứ hai của chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 4 của Trung Quốc, số hiệu 2002, đã mở toang khoang vũ khí chính dưới thân, để lộ 2 quả tên lửa đã được gắn sẵn trong một nửa khoang, trong khi một nửa khoang còn lại bỏ trống.
Như vậy, cùng với những hình ảnh được hé lộ hồi tháng 3, có thể khẳng định J-20 có khả năng mang tối đa 6 quả tên lửa không đối không. Trong đó 2 tên lửa được gắn ở hai bên thân là các tên lửa không đối không tầm ngắn. Trong khi đó 4 quả tên lửa chính trong khoang cũng chỉ là loại tầm trung do radar dẫn đường. So với chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Mỹ, J-20 có phần yếu thế hơn bởi F-22 Raptor có thể mang 6 tên lửa trong khoang chính.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa khoang vũ khí bên hông của J-20 so với F-22 Raptor của Mỹ được cho là ở cơ chế phóng tên lửa. Trong khi F-22 Raptor phải mở khoang vũ khí trước khi tên lửa khóa mục tiêu và phóng, khiến khả năng lẩn tránh radar và bẻ lái bị giảm, thì J-20 sẽ sử dụng một động cơ đẩy các tên lửa từ trong khoang ra giá treo bên ngoài rồi đóng khoang vũ khí lại. Như vậy tên lửa có thể được phóng đi trong khi khoang vũ khí vẫn đóng kín.
Mô phỏng cơ chế phóng tên lửa bên hông của J-20
Video đang HOT
Loại tên lửa được trang bị có thể là tên lửa không đối không hồng ngoại PL-10, một tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc có thể được so sánh với với AIM-9X của Mỹ.
Trong khi đó 4 tên lửa trong khoang chính sẽ phải được thả ra ngoài máy bay trước khi kích hoạt để phóng, tương tự như các tên lửa hành trình.
Trước đó, hồi đầu tháng này, tờ Thời báo hoàn cầu từng khẳng định J-20 đã hoàn tất đợt bay thử lần hai hôm 2/7 với hai chuyến bay, mỗi chuyến kéo dài một tiếng. Trong cuộc thử nghiệm này J-20 được cho mang số lượng tên lửa tối đa để kiểm tra khả năng bay ổn định khi mở khoang vũ khí hoặc bắn tên lửa.
Sau đó, đến hôm 6/7, chiếc J-20 số hiệu 2002 tiếp tục cất cánh tại nhà máy ở Thành Đô để đến trung tâm thử nghiệm bay tại Tây An. Điều này cho thấy việc thử nghiệm chiếc J-20 đã bước vào giai đoạn mới.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với một kênh truyền hình tại Bắc Kinh, chuyên gia quân sự Trung Quốc Song Xinzhi cho biết khi được đưa vào biên chế, J-20 có tầm bay có thể bao phủ các hòn đảo mà nước này có tranh chấp trên biển Đông.
Ông Song khẳng định trong khi các chiến đấu cơ Su-27 và J-11 có tầm bay khoảng 3600 km, J-20 có tầm bay tới hơn 4000 km. Và điều đó có nghĩa là nếu nó cất cánh từ đảo Hải Nam, phạm vi chiến đấu của nó sẽ từ 1500 – 2000 km, đủ để vươn tới quẩn đảo Trường Sa của Việt Nam.
Một số hình ảnh về khoang vũ khí của chiến đấu cơ J-20
J-20 trong lần khoe tên lửa hồi tháng 3
Khoang tên lửa bên hông của F-22 Raptor của Mỹ
Theo Dantri
Bên trong tòa nhà lớn nhất thế giới
Giới chức Thành Đô, Trung Quốc tuyên bố thành phố này đang sở hữu tòa nhà độc lập lớn nhất thế giới, với khả năng chứa được 20 nhà hát Opera ở Sydney.
Trung tâm Hoàn cầu Tân thế kỷ ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, miền tây nam Trung Quốc mở cửa tháng trước có diện tích hơn 170 ha, với chiều cao 100 m, rộng 400 m, dài 500 m. Giới chức thành phố cho rằng đây là tòa nhà độc lập rộng lớn nhất thế giới, với diện tích mặt sàn bằng 329 sân bóng bầu dục, vượt qua sân bay Dubai, công trình giữ kỷ lục này trước đó. Ảnh: STR
Với quy mô này, nó lớn gấp 20 lần nhà hát Sydney và ba lần Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ). Ảnh: AP
Tòa nhà có một hồ nước nhân tạo ở mặt tiền. Ảnh: STR
Với diện tích lớn, tất cả văn phòng kinh doanh, khách sạn, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, làng Địa Trung Hải, sân trượt băng và một công viên nước đều cùng chung mái nhà này. Ảnh: STR
Công trình được hoàn tất chỉ sau ba năm. Ảnh: STR
Dự án Tân thế kỷ là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển của Trung Quốc lan từ vùng miền đông và miền nam sang phía tây. Ảnh: STR
"Chúng tôi đã dùng một công nghệ của Nhật để làm mặt trời nhân tạo có khả năng chiếu sáng suốt cả ngày và khiến cho nhiệt độ bên trong tòa nhà trở nên ấm áp", Sydney Morning Herald dẫn lời một hướng dẫn viên du lịch của tòa nhà. Bãi biển nhân tạo dài 400 m được trang bị màn hình LED lớn nhất thế giới (cao 40 m và dài 150 m) để thể hiện cảnh bình minh và hoàng hôn. Ảnh: STR
Công viên nước có thể tiếp đón tới 6.000 khách cùng lúc đến tắm nắng, bơi, uống cocktail hay ăn tiệc hải sản. Ảnh: STR
Theo VNE
Anh em song sinh đoàn tụ sau 41 năm Hai anh em sinh đôi sống tại hai thành phố ở Trung Quốc gặp lại nhau sau 41 năm nhờ sự tình cờ tưởng chỉ có trong các bộ phim ly kỳ. Hôm 23/6, anh Lưu Dũng Cương ở thành phố Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên, đang ngồi ăn ở nhà hàng thì một người hồ hởi chạy đến tay bắt mặt mừng....