Chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của Nhật có gì đặc biệt?
Chiến đấu cơ tàng hình X-2 Nhật Bản vừa ra mắt được khẳng định không chỉ có năng lực tàng hình cao mà còn có tính cơ động vượt trội so với chiếc F-35 của Mỹ. Đây chính là bước đệm giúp Nhật gia nhập nhóm số ít các quốc gia làm chủ công nghệ tàng hình.
Theo trang National Interest của Mỹ, nếu quá trình thử nghiệm trong tháng 2 tới diễn ra suôn sẻ, Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới sở hữu công nghệ máy bay tàng hình. X-2 chính thức được ra mắt chỉ một năm sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố phải nâng cao năng lực và tầm hoạt động của quân đội nước nhà.
X-2 được khẳng định có độ cơ động cao hơn hẳn chiếc F-35 tối tân của Mỹ. (Ảnh: Defense)
Chiến đấu cơ tàng hình cơ động cao
Khác với mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm F-35 của Mỹ, chiếc X-2, từng có tên ATD-X, được tối ưu hóa cho độ bền bỉ, và có tới 3 cánh nằm ngang để điều hướng lực đẩy, nhằm giúp máy bay có thể nhanh chóng tăng tốc theo hướng mong muốn.
Đây là ý tưởng từng được ứng dụng trên mẫu chiến đấu cơ X-31, do Đức và Mỹ cùng thử nghiệm những năm 1990. Cho đến nay X-31 được nhiều chuyên gia đánh giá là máy bay cơ động nhất từng được sản xuất. Thiết kế này cũng được ứng dụng trên mẫu máy bay thử nghiệm F/A-18 HARV của NASA. HARV là một mẫu máy bay siêu cơ động, có khả năng duy trì tình trạng bay có kiểm soát ngay cả khi bay ở những góc tấn cực khó.
Theo các chuyên gia, việc ứng dụng thiết kế này cho thấy Nhật đang muốn phát triển một chiếc chiến đấu cơ tàng hình cơ động nhất có thể. Dù vậy, có thể sau giai đoạn thử nghiệm, những tấm điều hướng lực đẩy này sẽ được thay thế bằng đầu phun, bởi chúng có thể ảnh hưởng tới năng lực tàng hình.
F-35 “không thực sự cơ động cao, nhưng X-2 vừa tàng hình lại vừa có tính cơ động cao”, Takahiro Yoshida, giám đốc dự án tại cơ quan mua sắm khí tài, Bộ quốc phòng Nhật khẳng định với tờ Nikkei Asia Review.
Video đang HOT
Một khi X-2 được đưa vào bay thử nghiệm trong tháng tới, máy bay sẽ thực hiện khoảng 200 giờ bay để thu thập dữ liệu về hiệu năng khí động học. Sau khi hoàn tất các thử nghiệm, X-2 sẽ được bàn giao cho bộ quốc phòng trong tháng 3/2017.
Và đến tháng 3/2019, Nhật sẽ quyết định xem liệu sẽ tự sản xuất chiến đấu cơ này, hay sử dụng thông tin có được từ chương trình để hợp tác với các quốc gia khác trong một dự án cùng phát triển chiến đấu cơ.
Thử nghiệm X-2, Nhật đang nhắm tới mục tiêu gia nhập nhóm 4 quốc gia làm chủ công nghệ chiến đấu cơ tàng hình. (Ảnh: AFP)
X-2 là phiên bản mẫu và chưa có được năng lực tàng hình toàn diện. Dù vậy máy bay vẫn có hình dáng cùng các công nghệ khá tương tự một máy bay tàng hình. Về cơ bản, X-2 tương tự mẫu Lockheed Martin X-35 của Mỹ, vốn được sử dụng để phát triển thành chiếc F-35 ngày nay.
Đến nay Nhật đã đặt hàng 42 chiếc F-35, để sẵn sàng thay thế những chiếc F-4 đã lỗi thời. Nhật cũng đang cân nhắc các lựa chọn để thay thế một mẫu chiến đấu cơ khác là F-2, do Mitsubishi sản xuất dựa trên mẫu F-16 của Mỹ. Đây là khoảng trống X-2 có thể trám vào.
Kỳ vọng của Tokyo
Cận cảnh cận đuôi của X-2 (Ảnh: AFP)
Chiếc X-2 còn cần phát triển thêm nhiều thiết bị để hoàn thiện, như hệ thống điện tử hàng không, động cơ, vật liệu, khoang vũ khí và hệ thống điều hướng phản lực trước khi đưa vào ứng dụng trên các máy bay được sản xuất hàng loạt.
Và cho dù Nhật đã chi 331 triệu USD cho chương trình X-2, đây vẫn là con số rất nhỏ so với mức chi phí vào khoảng 60 tỷ USD để phát triển, và đưa vào chiến trường một mẫu chiến đấu cơ tàng hình hiện đại.
Ít khả năng Tokyo sẽ phát triển X-2 thành một chiến đấu cơ tàng hình thực sự, bởi mức chi phí khổng lồ như trên là không đáng nếu chỉ sản xuất với số lượng hạn chế cho nhu cầu trong nước. Bởi Hiến pháp Hòa bình của Nhật cấm nước này xuất khẩu vũ khí Thay vào đó, họ có khả năng đang cho thấy nỗ lực chuẩn bị sẵn sàng để cùng tham gia các dự án phát triển chiến đấu cơ chung với một đối tác quốc tế.
“Để có thể tham gia vào một dự án với tư cách đối tác bình đẳng, Nhật phải cho thấy kiến thức, kinh nghiệm hoặc công nghệ xứng đáng được xem là đối tác bình đẳng”, nhà phân tích hàng không Yoshitomo Aoki khẳng định trên tờ Wall Street Journal.
Khả năng cao nhất đối tác đó sẽ là Mỹ, nước đang phát triển các biến thể F-X và F/A-XX, dựa trên F-22 Raptor và F/A-18E/F Super Hornet. Nhật từ lâu rất mong muốn có được chiếc F-22 Raptor, tuy nhiên luật pháp của Mỹ đã cấm việc xuất khẩu chiến đấu cơ tàng hình này. Và cũng tương tự như Không quân Mỹ, Nhật sẽ cần thay thế những chiếc F-15 Eagles do Boeing sản xuất đang có trong biên chế.
Điều này có nghĩa là Tokyo có thể tìm cách hợp tác với Mỹ trong một dự án nào đó trong những năm tới. Việc cho thấy mình có những năng lực công nghệ hữu ích có thể chia sẻ là một cách tốt để giúp họ thuyết phục Washington cùng tham gia phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6 trong tương lai.
Thanh Tùng
Theo Dantri/NI, WSJ
Mỹ bất ngờ điều 14 chiến đấu cơ tàng hình F-22 tới Nhật
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 22.1 xác nhận không quân Mỹ vừa triển khai tổng cộng 14 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tới căn cứ không quân Yokota ở phía tây thủ đô Tokyo.
Một chiếc F-22 của Mỹ chuẩn bị cất cánh tại một căn cứ không quân ở Nhật - Ảnh: Reuters
Kyodo News dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nhật nói rõ 8 chiếc F-22 đáp xuống Yokota vào ngày 20.1, 4 chiếc vào ngày 21.1 và 2 chiếc vào ngày 22.1.
Khi Bộ Quốc phòng Nhật hỏi rõ về động thái này, phía Mỹ đáp rằng không quân nước này triển khai tạm thời tổng cộng 26 chiếc F-22 và F-16 từ ngày 20-22.1.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani xác nhận Tokyo không được thông báo trước về việc triển khai những chiến đấu cơ nói trên, nhưng khẳng định động thái mới của Mỹ là một phần của việc thực hiện hợp tác an ninh giữa 2 nước.
"Khi việc thử hạt nhân của Triều Tiên rõ ràng cho thấy môi trường an ninh xung quanh đất nước chúng ta ngày càng trở nên nghiêm trọng, khả năng răn đe do Mỹ cung cấp dựa trên liên minh Mỹ-Nhật rất quan trọng cho an ninh của đất nước chúng ta", Kyodo News dẫn lời ông Nakatani nhấn mạnh.
Phát ngôn viên Lực lượng Mỹ ở Nhật Kenneth Hoffman cũng nhấn mạnh việc triển khai số chiến đấu cơ nói trên là một phần của chương trình huấn luyện đã lên kế hoạch trước đó, nhằm nâng cao khả năng thực hiện cam kết của Mỹ là bảo vệ Nhật và thúc đẩy ổn định ở khu vực Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương, theo hãng tin UPI.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
4 chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ tới châu Âu 4 máy bay chiến đấu tiên tiến F-22 của Mỹ hôm qua đã tới Đức trong cuộc triển khai huấn luyện đầu tiên của dòng máy bay này tại châu Âu, trong bối cảnh căng thẳng Nga-phương Tây vẫn chưa lắng dịu. Một chiến đấu cơ F-22 (Ảnh: DW) Các chiến đấu cơ tàng hình F-22, do hãng Lockheed Martin chế tạo, đã...