Chiến đấu cơ tàng hình của Nhật tiến bước thần tốc
Sau khi không mua được máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 của Mỹ, đầu thế kỷ 21, Nhật đã bắt tay vào chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 ATD-X Shinshin. Từ đó đến nay, dự án này đã có những bước tiến thần tốc.
Mẫu thử nghiệm Mitsubishi ATD-X Shinshin được giới thiệu vào năm 2004, cho đến nay đã tạo ra được hai nguyên mẫu máy bay tĩnh để hoàn thiện hình dáng khí động học và cách bố trí vị trí lắp đặt các thiết bị. Vừa qua, Cục nghiên cứu kỹ thuật quốc phòng Nhật Bản đã công bố những hình ảnh đầu tiên của mô hình nghiệm chứng kỹ thuật. Trong bức ảnh thể hiện, chiếc máy bay này đang tiến hành công tác chuẩn bị cho các thử nghiệm tĩnh lực cường độ cao.
Tháng 3-2012, công tác lắp ráp máy bay nghiệm chứng kỹ thuật đã được bắt đầu tại Nhà máy chế tạo các hệ thống hàng không Nagoya của hãng Mitsubishi. ATD-X Shinshin là mô hình nghiệm chứng kỹ thuật có tính năng tàng hình siêu việt nhờ kết hợp hình dáng khí động tán xạ sóng radar, vật liệu tổng hợp có khả năng hấp thụ sóng điện từ và tính năng cơ động cao.
Thiết kế đồ họa của ATD-X Shinshin
ATD-X Shinshin sẽ được trang bị một radar mảng pha chủ động đa chức năng có khả năng tự động mở rộng hoặc thu hẹp các dải tần một cách nhanh chóng. Đồng thời, nó cũng có các hệ thống điều khiển từ xa, hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống truyền số liệu thống nhất.
Ngoài ra, ATD-X còn được trang bị hệ thống kiểm soát bay và tự sửa lỗi. Hệ thống này sẽ kiểm soát liên tục toàn bộ hoạt động của máy bay, để phát hiện sớm bất kỳ lỗi nhỏ nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động và tự sửa chữa chúng. Điểm đặc biệt là hệ thống truyền số liệu trên máy bay sử dụng dây dẫn toàn bộ bằng sợi cáp quang, nâng cao khả năng chống nhiễu đường truyền.
Dự kiến ATD-X sẽ có chuyến bay thử đầu tiên vào tháng 9-2014, sau đó nó sẽ được nghiệm chứng toàn bộ các công nghệ tiên tiến trong vòng 2 năm. Theo kế hoạch nghiên cứu, phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, thời hạn chót để hoàn tất các thử nghiệm của Shinshin là vào năm 2017.
Video đang HOT
Mô hình mặt cắt dọc của động cơ phản lực vector XF5-1
Kế hoạch nghiên cứu, phát triển máy bay chiến đấu này có sự tham gia của 4 công ty công nghiệp nặng lớn nhất Nhật Bản là Mitsubishi Heavy Industries, Fuji Heavy Industries, Ishikawajima – Harima Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries, dự án do Mitsubishi làm chủ nhiệm, khâu lắp ráp toàn bộ sẽ do nhà máy Komaki của Mitsubishi phụ trách.
Trong đó, buồng điều khiển và phần thân trước do Kawasaki chịu trách nhiệm, phần thân giữa do Mitsubishi đảm nhận; cánh chính, cánh thăng bằng và cánh đuôi do công ty Fuji chế tạo, còn động cơ phản lực vector đa hướng phụt XF5-1 có lực đẩy 10.000kg do công ty Ishikawajima – Harima Heavy Industries (IHI) phát triển.
Theo ANTD
20 khoảnh khắc ngớ ngẩn suýt khai màn chiến tranh hạt nhân (2)
Những sự cố không thể lường trước được hoặc những sai sót "dở khóc dở cười", khiến Nga và Mỹ nhiều lần đứng trước bờ vực chiến tranh hạt nhân.
12. Ngày 28-10-1962, một nhân viên thao tác radar của trạm radar New Jersey tiếp nhận một cảnh báo giả vào lúc 09h00 sáng, sau đó đã thông báo bằng đường liên lạc thoại cho Tư lệnh Bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ là một quả tên lửa hạt nhân sẽ rơi xuống khu vực cách Tampa 18 dặm về phía tây.
Sau khi xác định lại, đó chỉ là một tình huống báo động giả, giả định mô phỏng một quả tên lửa mô hình của Cu Ba phóng đến. Tuy nhiên, đúng lúc đó, 1 quả tên lửa đẩy vệ tinh xuất hiện đúng điểm "đường chân trời" nên đã khiến nhân viên thao tác radar bị nhầm lẫn.
13. Cũng trong ngày 28-10-1962, vào lúc 05h26 phút, tất cả các hệ thống radar thuộc các trạm cảnh giới tên lửa đạn đạo Mỹ ở bang Texas bị đặt trong tình trạng báo động, do 1 nhân viên điều khiển radar xác định sai 1 vệ tinh đang di chuyển trong quỹ đạo là 2 quả tên lửa đạn đạo đang phóng tới bang Georgia.
14. Tháng 11-1962, một cú lừa ngoạn mục đã được KGB giăng ra đối với CIA. Một gián điệp 2 mang của Cục tình báo Trung ương Mỹ làm việc ở Liên Xô là thượng tá Minkowski, nhận được 1 thông báo của CIA là nếu phát hiện Liên Xô có ý định tấn công hạt nhân đối với Mỹ thì phải ngay lập tức phát 2 tín hiệu mật mã cách nhau 1 phút vào máy thu của Trung tâm chỉ huy CIA.
Ngày 02-11-1962, Cục tình báo Trung ương Mỹ nhận được tín hiệu mật mã quy ước. Tuy vậy, họ không biết rằng, tín hiệu đó là do KGB phát đi vì Minkowski đã bị bắt vào ngày 22-10, tiếp theo là 1 nhân viên liên lạc của Mỹ nằm vùng ở Liên Xô từ lâu cũng bị giăng bẫy bắt nốt khi đang bắt liên lạc với Minkowski.
15. Tháng 11-1965, hàng loạt các đèn tín hiệu của các hệ thống cảnh báo sớm ở xung quanh các thành phố lớn và các căn cứ quân sự Mỹ, đã đồng loạt đổi màu và phát đi tín hiệu cảnh báo bị tập kích tên lửa đạn đạo trước khi mất tín hiệu.
Nguyên nhân là do mạng lưới điện dân dụng gặp sự cố khiến toàn bộ đèn báo của các hệ thống cảnh báo ở khu vực New England chuyển sang màu vàng, còn đèn báo của các hệ thống thuộc 2 thành phố khác đồng loạt chuyển sang màu đỏ. Đây là 2 tín hiệu báo thuộc các cấp độ khác nhau của hệ thống cảnh báo sớm tên lửa, rất may là sau đó sự việc đã được xác minh, tín hiệu cảnh báo bị hủy bỏ.
Một vụ phóng tên lửa đánh chặn mặt đất của Mỹ
16. Ngày 21-01-1968, một vụ rơi máy bay ném bom B-52 suýt biến thành thảm họa hạt nhân. Một chiếc máy bay ném bom chiến lược của Mỹ đột nhiên bị cháy trên không, phi công nhảy dù đào thoát, không kịp thông báo cho Bộ tư lệnh không quân chiến lược. Kết quả là chiếc máy bay đã bị rơi xuống khu vực cách Thule 7 dặm làm cho nhiên liệu và thuốc nổ trong tầng đẩy của vũ khí hạt nhân nổ tung nhưng rất may là khu vực máy bay rơi toàn băng tuyết và các hệ thống bảo vệ an toàn của đầu đạn hạt nhân đã hoạt động tốt làm nó không bị nổ.
17. Ngày 25-10-1973, một nhân viên kỹ thuật của căn cứ không quân Michigan trong khi bảo dưỡng hệ thống báo động âm thanh đã bất cẩn kích hoạt thiết bị hoạt động khiến cho toàn bộ phi công thường trực sẵn sàng chiến đấu lao ra máy bay ném bom chiến lược B-52 có mang vũ khí hạt nhân, nổ máy xuất kích. Tuy nhiên, trực ban tác chiến Trung tâm đã phát hiện cảnh báo giả và hạ lệnh cho các máy bay tắt máy, ngừng lao ra đường băng.
18. Vào lúc 08h50 phút ngày 09-11-1979, màn hình theo dõi tình huống của các sĩ quan trực ban 4 trung tâm chỉ huy lớn nhất của Mỹ là Bộ tư lệnh phòng không Bắc Mỹ, Sở chỉ huy của Bộ tư lệnh không quân chiến lược, Trung tâm chỉ huy quân sự quốc gia và Trung tâm chỉ huy quân sự quốc gia dự bị ở Lầu Năm Góc, đồng loạt xuất hiện hình ảnh vô số các tên lửa đạn đạo Liên Xô đang bay đến tấn công nước Mỹ.
Trong 6 phút sau đó, công tác chuẩn bị đánh chặn và kế hoạch tấn công phản đòn đã được chuẩn bị xong thì người Mỹ mới phát hiện ra, hệ thống máy tính của 1 trong 4 Trung tâm trên đã bị trục trặc và nó tự động phát đi cuộn băng từ, nội dung thể hiện tình huống diễn tập phòng thủ tên lửa. Vụ việc dở khóc, dở cười này đã làm cả nước Mỹ tá hỏa.
19. Lúc 2h26 phút, rạng sáng ngày 3-6-1980, màn hình giám sát của rất nhiều Trung tâm chỉ huy của Mỹ đã hiển thị thông báo bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Mỹ lập tức đưa ra kế hoạch đáp trả, các tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman đã sẵn sàng phóng. Sau đó người ta phát hiện đó là cảnh báo giả, nguyên nhân do 1 con chip trong bộ vi xử lý của máy tính bị hỏng nên máy tính đã đưa ra cảnh báo sai.
Vụ phóng thử tên lửa đạn đạo chiến lược xuyên lục địa Topol MRS 12M do Lực lượng tên lửa chiến lược (RVSN) của Moscow thực hiện triển khai tại khu vực Arkhangelsk
20. Vụ việc xảy ra vào ngày 25/01/1995, là thời khắc thế giới đến gần một thảm họa hạt nhân nhất. Ngày hôm đó, Na Uy đã phóng một tên lửa đẩy mang vệ tinh khí tượng lên khoảng không vũ trụ, có quỹ đạo bay về hướng nước Nga, nhưng không hề có thông báo về sự việc này. Các radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo của Nga đã phát hiện một quả tên lửa đạn đạo không rõ chủng loại và khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được phóng đi từ khu vực phụ cận Spitsbergen - Na Uy, hướng thẳng về phía Nga.
Các thiết bị đo đạc của Nga dự kiến tên lửa đạn đạo này chỉ mất khoảng 5 phút nữa là bay đến Moscow, thông tin này ngay lập tức được báo cáo lên Tổng thống Nga, lúc đó là ông Boris Yeltsin, đồng thời, các hệ thống radar dự cảnh, hệ thống chỉ huy, kiểm soát lực lượng phòng thủ tên lửa tự động được đặt trong tình trạng báo động ở mức cao nhất.
Bộ chỉ huy trung ương của Nga cho rằng, đây có thể là một tên lửa đạn đạo liên lục địa của NATO, tấn công vào Nga từ các căn cứ phóng ở Na Uy. Ngay lập tức Tổng thống Boris Yeltsin và các lãnh đạo cấp cao nhất đã hội ý khẩn cấp qua các phương tiện thông tin liên lạc để bàn bạc về "cú phản đòn hạt nhân", trong khi đó các thông tin về tên lửa này liên tục được cập nhật.
Sau này ông Yeltsin thừa nhận lúc đó chiếc "Vali hạt nhân" huyền thoại đã được chuyển đến trước mặt, buộc ông phải đối diện với một quyết định lịch sử với "quả bóng hạt nhân". May mắn cho thế giới là trong vòng 5 phút nghẹt thở đó, các hệ thống radar cảnh báo tên lửa Nga đã kịp xác định đó chỉ là một tên lửa đẩy chứ không phải là tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Theo ANTD
Hệ thống phòng không "khủng" S-350E Vityaz có tầm bắn tới 400km Ngày 11-9, công ty quốc phòng Almaz-Antei cho biết, họ có kế hoạch sẽ bắt đầu cung cấp hệ thống phòng không tầm trung S-350E Vityaz mới nhất cho quân đội Nga vào năm 2016. Tên lửa Vityaz, dự kiến sẽ thay thế các hệ thống S-300, đã được trưng bày lần đầu tiên tại triển lãm hàng không MAKS-2013 vừa diễn ra...