Chiến đấu cơ Nhật “gầm gừ” máy bay Trung Quốc
Trong 3 ngày qua, máy bay quân sự Trung Quốc liên tục lượn lờ đầy khiêu khích ở khu vực gần sát không phận Nhật Bản. Hành động này đã vấp phải sự phản kháng dữ dội của Nhật Bản.
Ảnh minh họa.
Trong dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ càng lúc càng căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á, Nhật Bản hôm qua (27/10) đã ra lệnh cho các chiến đấu cơ của nước này cất cánh khẩn cấp để đánh chặn hai chiếc máy bay ném bom H6 và hai máy bay cảnh báo sớm Y8 của Trung Quốc. Những chiếc máy bay này đã bay áp sát không phận quốc tế gần quần đảo phía nam của Nhật Bản vào Thái Bình Dương và sau đó quay trở lại biển Hoa Đông. Không có hành động xâm phạm không phận Nhật Bản nào xảy ra.
Đây là lần thứ 3 liên tiếp máy bay quân sự Trung Quốc thực hiện chuyến bay “khiêu khích” như vậy gần Nhật Bản. Trước đó, trong hai ngày thứ Sáu (25/10) và thứ Bảy (26/10), đội hình máy bay Trung Quốc đã có những hành động tương tự.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, 4 chiếc máy bay của Trung Quốc đã bay áp sát Nhật Bản đến mức Tokyo buộc phải ra lệnh cho các máy bay chiến đấu của họ cất cánh khẩn cấp. Diễn biến này diễn ra liên tiếp trong 3 ngày và đội hình máy bay Trung Quốc duy trì một kiểu bay y hệt trên cùng một tuyến đường trong suốt mấy ngày qua. Sự việc này cực kỳ hiếm khi xảy ra.
Không chỉ phái chiến đấu cơ đi đánh chặn máy bay Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe còn liên tiếp gửi đi những cảnh báo sắc lạnh. Ngày hôm qua, ông Abe đã tuyên bố sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động dùng vũ lực để làm thay đổi thế nguyên trạng trong khu vực. Lời cảnh báo này rõ ràng ám chỉ trực tiếp đến Trung Quốc bởi Tokyo thường xuyên cáo buộc Bắc Kinh đang nhăm nhe tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản còn yêu cầu quân đội nước này vứt bỏ những quan niệm cũ cho rằng tất cả những việc mà các binh lính cần làm trong thời bình là rèn luyện và chỉ cần tồn tại một lực lượng phòng vệ là có thể giúp răn đe nước khác.
Trước đó một ngày, Thủ tướng Abe tuyên bố, Nhật Bản nên đứng hàng đầu trong cuộc chiến chống lại cái mà ông này miêu tả là nỗ lực của Trung Quốc trong việc dùng vũ lực để đạt được mục đích ngoại giao. Ông Abe nhấn mạnh, Nhật Bản sẵn sàng đương đầu quyết liệt hơn với Trung Quốc. Thủ tướng Abe thể hiện lập trường chống Trung Quốc không chỉ ở biển Hoa Đông – nơi Nhật Bản trực tiếp có tranh chấp với Trung Quốc, mà trên cả Biển Đông – nơi Trung Quốc có tranh chấp với một loạt quốc gia Đông Nam Á nhưng không liên quan gì đến Nhật Bản.
Những phát biểu trên của ông Abe cho thấy, Tokyo sẽ quyết liệt đến cùng với Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Quân đội Nhật Bản đã được đặt trong tình trạng báo động cao kể từ khi cuộc khẩu chiến mới nhất giữa nước này với Trung Quốc nổ ra. Trong mấy ngày nay, giới lãnh đạo hai nước liên tiếp tung vào nhau những lời đe dọa, cảnh báo đầy cứng rắn và thách thức. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều tỏ ra không hề khoan nhượng, sẵn sàng áp dụng “mọi biện pháp có thể” để “ăn miếng trả miếng” với nhau.
Mối quan hệ giữa nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới đang rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng liên quan đến cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Quần đảo này hiện đang nằm trong sự kiểm soát của Tokyo nhưng Bắc Kinh được cho là đang tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng ở đây. Suốt hơn một năm nay, Trung Quốc liên tục đưa tàu thuyền, máy bay cả dân sự và quân sự đến tiếp cận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nhằm thách thức quyền quản lý của Nhật Bản ở đây. Những hành động này của Trung Quốc luôn vấp phải sự đáp trả quyết liệt. Diễn biến này tạo nên một bầu không khí hết sức căng thẳng trong quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nhật tuyên bố đứng đầu "chiến tuyến" chống Trung Quốc
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày hôm qua (26/10), Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố rằng, Nhật Bản nên giữ vai trò hàng đầu trong cuộc chiến chống lại cái mà ông này miêu tả là nỗ lực của Trung Quốc trong việc dùng vũ lực để đạt được mục đích ngoại giao.
Thủ tướng Nhật Bản luôn giữ lập trường cứng rắn với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Ông Abe không ngại ngần thể hiện quan điểm, Nhật Bản sẵn sàng cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Phố Wall sổ ra ngày hôm qua, Thủ tướng Abe cho rằng, Nhật Bản nên đóng vai trò hàng đầu trong việc chống lại cái mà ông này gọi là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm dùng vũ lực đạt được các mục đích ngoại giao.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản cho hay, tại cuộc họp gần đây với lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á, ông đã nhận ra một điều rằng, khu vực này đang tìm kiếm vai trò dẫn dắt từ Tokyo liên quan đến vấn đề an ninh trong bối cảnh Trung Quốc đang thực thi một chính sách ngoại giao quyết liệt.
"Có những lo ngại về việc Trung Quốc đang tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng bằng vũ lực thay vì bằng pháp quyền. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc lựa chọn con đường đó, nước này sẽ không thể phát triển một cách hòa bình", ông Abe nhấn mạnh với tờ Thời báo Phố Wall.
"Vì thế, Trung Quốc không nên đi theo con đường đó và nhiều nước mong chờ Nhật Bản thể hiện mạnh mẽ quan điểm này. Và họ cũng hy vọng rằng, Trung Quốc sẽ hành động một cách có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế", Thủ tướng Nhật Bản nói thêm.
Sau khi những phát biểu mạnh mẽ trên được đưa ra, Bắc Kinh đã lên tiếng đe dọa sẽ đáp trả nếu bị khiêu khích.
Một nhà ngoại giao hàng đầu đã nghỉ hưu của Trung Quốc đe dọa, bất kỳ động thái nào của Tokyo nhằm kiếm chế Trung Quốc đều được xem là một nỗ lực nhằm che giấu những động cơ lớn hơn trong khu vực và nó được cho là "cực kỳ nguy hiểm". Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản đừng xem nhẹ quyết tâm của Trung Quốc trong việc áp dụng bất kỳ biện pháp cần thiết nào để bảo vệ bản thân.
Trung Quốc đã trực tiếp "tấn công" vào thông tin mà báo chí Nhật Bản đưa ra gần đây về việc Thủ tướng Abe thông qua chính sách cho phép lực lượng của nước ông bắn hạ các máy bay không người lái của nước ngoài nếu máy bay đó phớt lờ cảnh báo rời khỏi không phận Nhật Bản.
"Đừng đánh giá thấp quyết tâm và sức mạnh của quân đội Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Nếu Nhật Bản dùng đến các biện pháp như bắn hạ máy bay, đó sẽ là một hành động khiêu khích nghiêm trọng đối với chúng tôi, một hành động gây chiến tranh", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc - ông Geng Yansheng đã tuyên bố cứng rắn như vậy trên website của cơ quan này.
Tuyên bố của ông Geng còn cảnh báo: "Chúng tôi sẽ có những hành động kiên quyết để đáp trả và bên gây rắc rối sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả".
Tranh chấp lãnh thổ
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang xấu đi một cách trầm trọng trong thời gian qua vì mâu thuẫn chính liên quan đến cuộc tranh chấp nóng bỏng và quyết liệt giữa hai nước xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á còn bị ảnh hưởng thêm bởi chuyến thăm của giới nghị sĩ Nhật Bản đến đền thờ Yasukuni ở Tokyo trong tháng này nhằm tưởng nhớ những người đã chết trong chiến tranh.
Trung Quốc cũng có tranh chấp với nhiều quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông.
Phát biểu tại một diễn đàn ở thủ đô Bắc Kinh, cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Tang Jiaxuan cho rằng, Nhật Bản đang hy vọng sẽ tranh thủ được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế để kiềm chế các hành động của Trung QUốc trong khu vực.
Ông Tang không đả động gì đến những phát biểu mới nhất của Thủ tướng Abe nhưng nói rằng, bất kỳ nỗ lực kiềm chế Trung Quốc nào đều hoặc là để đưa ra một quan điểm bóp méo về Trung Quốc hoặc "cố tình minh họa &'về mối đe dọa' Trung Quốc nhằm đạt được mục đích chính trị cao hơn".
Theo lời của ông Tang, động thái của Nhật Bản "không chỉ vô ích mà còn cực kỳ nguy hiểm".
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây sau khi chính phủ ở Tokyo hồi tháng 9 năm ngoái quyết định mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong tranh chấp với Bắc Kinh.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang nằm trong sự quản lý của Tokyo nhưng Bắc Kinh đang tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng ở đây. Trong suốt nhiều tháng qua, Trung Quốc thường xuyên đưa tàu thuyền và sau này là cả máy bay chiến đấu đến tiếp cận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nhằm thách thức quyền quản lý của Nhật Bản ở đây. Hành động này của Trung Quốc nhiều lần đẩy hai nước Trung-Nhật đến sát bờ vực của một cuộc xung đột.
Thủ tướng Nhật Bản Abe lên cầm quyền từ hồi năm ngoái. Kể từ đó đến nay, ông này luôn duy trì một lập trường cứng rắn, kiên quyết không lùi bước trong cuộc tranh chấp với nước láng giềng Trung Quốc. Nhật Bản quyết liệt đối đầu với Trung Quốc. Thủ tướng Abe đã ra sức củng cố sức mạnh quân sự của Nhật Bản đồng thời tăng cường tìm kiếm liên minh để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc.
Tuy nhiên, gần đây, Trung Quốc bắt đầu có một số dấu hiệu dịu nhẹ hơn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có những phát biểu mang tính hòa giải hơn tại một hội nghị về ngoại giao diễn ra trong tuần này. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói rằng, mối quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng là vô cùng quan trọng đối với một chính sách đối ngoại ổn định.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Biển Đông: Ấn Độ "vừa đấm vừa xoa" Trung Quốc Ấn Độ - một trong những tiếng nói khá quyền lực ở khu vực Châu Á, hôm qua (22/10) đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với Philippines trong việc đưa vụ tranh chấp ở Biển Đông ra tòa án quốc tế - điều mà Trung Quốc quyết liệt phản đối. Sau khi vừa "đấm" Trung Quốc bằng cách công khai...