Chiến đấu cơ Nga san phẳng thành trì, kho đạn của IS tại Syria
Hơn 50 máy bay tiêm kích, cường kích và máy bay trực thăng của Lực lượng Không gian vũ trụ của Nga đã tiến hành không kích vào các vị trí của IS tại Syria…
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov đã cho biết như vậy.
“Các nhóm tác chiến trên không được triển khai trong thời gian ngắn nhất, bởi trang thiết bị chính cũng như đạn dược được cung cấp tại các cơ sở kỹ thuật ở Tartus. Chúng tôi chỉ việc cơ động tới và tiếp nhận”, ông Konashenkov nói.
Hôm 30/9, sau khi được Thượng viện Nga nhất trí, Tổng thống Putin đã sử dụng Lực lượng Không gian vũ trụ Nga để tiêu diệt lực lượng của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Syria.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Nga Sergey Ivanov nhấn mạnh, không quân Nga tham gia tiêu diệt IS theo đề nghị của Tổng thống Syria Bashar Assad.
Hơn 50 máy bay tiêm-cường kích và trực thăng được Nga sử dụng để tấn công IS tại Syria.
Thành trì, kho đạn của ISbị phá hủy hoàn toàn
Thiếu tướng Igor Konashenkov nói với các nhà báo rằng, hiện các chiến đấu cơ hiện đại Su-24M và Su-25 của Nga đang được triển khai tại Syria.
“Su-24M và Su-25 đã thực hiện hơn 20 phi vụ vào 8 cơ sở của IS”, Tướng Konashenkov nói.
Đêm qua, Lực lượng Không gian vũ trụ Nga cũng đã tấn công 4 cơ sở của IS. 8 phi vụ đã được tiến hành bởi các máy bay tiêm kích bom Su-24M và Su-25.
Các vụ không kích đã tiêu diệt một thành trì và kho đạn dược gần thành phố Idlib.
Một nhà máy sản xuất chất nổ và đạn dược của IS ở phía bắc thành phố Homs cũng đã bị phá hủy hoàn toàn sau khi trúng bom Nga.
Được biết, Nga đang tích cực sử dụng các máy bay không người lái tại Syria để xác định vị trí của lực lượng khủng bố, đồng thời thu nhận dữ liệu về kết quả của các cuộc tấn công./.
CTV Thành Đông Theo TASS
Theo_VOV
Video đang HOT
Trung Quốc không có khả năng điều tàu sân bay Liêu Ninh đến Syria
Phân tích một số dấu hiệu bề ngoài cho thấy, việc Trung Quốc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh đến tham chiến ở Syria là điều rất khó xảy ra.
Tàu sân bay Liêu Ninh đến Syria : Thực hư khó lường
Theo tin của trang mạng Debkafile của Israel ngày 26-9, tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) của Trung Quốc (không mang theo máy bay tiêm kích hạm J-15) đã đột ngột hiện diện ở quân cảng Tartus của Syria, cùng với 1 tàu khu trục tên lửa, sau khi đi qua kênh đào Suez vào ngày 22-9.
Nguồn tin của trang mạng Israel cho biết, các tàu chiến Trung Quốc sẽ hoạt động dài ngày ở Syria. Vào giữa tháng 11-2015, nước này sẽ triển khai một phi đội tiêm kích hạm J-15 và một số trực thăng hạm, bao gồm trực thăng chống ngầm Z-18F và trực thăng cảnh báo sớm trên không Z-18J.
Tiêm kích hạm J-15 và trực thăng hạm Z-18 sẽ sẽ được vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự hạng nặng của Nga, từ Trung Quốc, qua không phận Iran và Iraq sang Syria. Sau đó, Bắc Kinh sẽ tiếp tục triển khai thêm khoảng 1.000 lính thủy đánh bộ sang Syria.
Được biết mục đích của Trung Quốc khi triển khai quân tới Syria là nhằm hợp sức với Nga và Iran chống khủng bố. Bắc Kinh cũng muốn ngăn chặn mối nguy hiểm từ những tay súng IS, có gốc gác người Uighur (người Duy Ngô Nhĩ), đến từ Khu tự trị Tân Cương trở về nước.
Độ chính xác của thông tin này sẽ kiểm chứng trong vài ngày tới, nhưng trong thời điểm hiện nay có một số dấu hiệu cho thấy, việc Trung Quốc quyết định tham gia cuộc chiến chống khủng bố là điều không có cơ sở, do đó việc tàu sân bay Liêu Ninh đến Syria cũng có thể là sự nhầm lẫn.
Đang có nhiều nghi vấn về thông tin Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh sang Syria
Nga, Iran , Iraq và Syria thành lập trung tâm điều phối thông tin
Có một cơ sở khá quan trọng để chúng ta nhận thấy sự vắng bóng vai trò của Trung Quốc trong giải quyết cuộc khủng hoảng Syria là việc 4 nước Nga, Iran, Iraq và Syria vừa thành lập Trung tâm điều phối thông tin về tình hình Syria, trong đó không có vai trò của Trung Quốc.
Ngày 26-9, tức là sau khi tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã tới cảng Tartus của Syria (nếu thông tin của Debkafile là đúng), 4 nước Nga, Iran, Iraq và Syria đã tuyên cáo chính thức thành lập liên minh chống IS, mở đầu bằng việc thành lập Trung tâm điều phối thông tin về tình hình Syria.
Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, 4 nước này đã nhất trí thành lập Trung tâm hỗn hợp điều phối thông tin, nhằm thu thập, phân tích, xử lý và chia sẻ thông tin về tình hình chiến sự ở Syria và tình hình khác có liên quan, phục vụ cho cuộc chiến chống Tổ chức khủng bố IS.
Việc Trung tâm cung cấp thông tin hỗn hợp ra đời, với trụ sở được đặt tại thủ đô Baghdad, Iraq đã đánh dấu bước tiến mới trong việc xây dựng một liên minh chống khủng bố do Nga làm thủ lĩnh.
Trung tâm cung cấp thông tin hỗn hợp sẽ hoạt động trên nguyên tắc luân phiên ba tháng đổi một lần giữa các đơn vị của Nga, Iran, Iraq và Syria. Theo thỏa thuận, đại diện của quân đội Iraq sẽ chịu trách nhiệm quản lý trung tâm trong 3 tháng đầu tiên.
Qua việc này có thể thấy rằng liên minh chống khủng bố này không nhắc tới vai trò của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh thực sự tham gia vào liên minh này, với vị thế của một cường quốc, cùng việc triển khai cả tàu sân bay đến Địa Trung Hải, có lẽ tên của Trung Quốc đã được xướng ngay sau "ông bạn" Nga.
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh chưa hình thành khả năng tác chiến
Truyền thông Trung Quốc im hơi lặng tiếng
Nguồn tin của Debkafile hiện vẫn chưa được xác nhận. Trên các trang mạng chính thống của Trung Quốc như Tân Hoa Xã, báo Quân Gải Phóng, Thời Báo Hoàn Cầu, Tin tức Trung Quốc... gần đây tuyệt không có một dòng nào nói về việc tàu sân bay Liêu Ninh sang Syria.
Trên các blog, forum của cư dân mạng Trung Quốc cũng bàn bạc khá nhiều về vấn đề này nhưng cũng chỉ lấy nguồn tin từ báo mạng Israel. Điều này dường như trái với thói quen của Bắc Kinh.
Từ trước đến nay, việc tham gia các sự vụ quốc tế như công tác gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở Síp, Congo, Nam Sudan... hay cử biên đội tàu chiến tham gia hộ tống hàng hải ở vịnh Aden - Somalia được Trung Quốc rất coi trọng về mặt hình thức để "đánh bóng" hình ảnh một nước lớn trách nhiệm.
Công tác tuyên truyền về những hoạt động này được báo giới Trung Quốc, nhất là những tờ có vai trò quan trọng trong tuyên truyền chủ trương chính sách của Bắc Kinh như Thời Báo Hoàn Cầu, báo Quân giải phóng, trang mạng Tin tức Trung Quốc... triển khai hết sức rầm rộ.
Do đó, sự im hơi lặng tiếng của giới truyền thông chính thức Trung Quốc trong sự việc này là một điều rất bất thường.
Nếu thực sự tham gia liên minh chống khủng bố ở Syria thì hiện trên các trang mạng của nước này đã đầy rẫy những ngôn từ như "Nga-Trung sát cánh chống khủng bố ở Syria" "Trung Quốc chống khủng bố bảo vệ hòa bình Trung Đông" hay "Trung Quốc thể hiện vai trò một nước lớn trách nhiệm đối với hòa bình thế giới"...
Do đó, truyền thông trên thế giới đang có những nghi vấn rằng, rất có thể tin tức trên báo Israel là không chính xác. Và trên thực tế, trước đây cũng đã có những sự nhầm lẫn tương tự.
Thông tin sai lệch về tàu chiến Trung Quốc xuất hiện ở Syria năm 2013
Được biết, hải quân Trung Quốc thường xuyên cử một biên đội tàu chiến (thường là khoảng 3 chiếc) hiện diện ở vịnh Aden của Somalia để làm nhiệm vụ hộ tống thương thuyền, chống cướp biển. Biên đội tàu Trung Quốc thay phiên nhau hiện diện liên tục ở vùng biển này.
Trong biên chế của các biên đội tàu Hộ hàng (hộ tống hàng hải) này thường có sự góp mặt của các tàu đổ bộ Type 071, tàu hộ vệ hạng nặng Type 054A và 1 tàu bổ trợ hậu cần viễn dương. Các tàu này túc trực ở cửa ngõ vịnh Aden, huyết mạch vào Biển Đỏ, qua kênh đào Suez để vào Địa Trung Hải.
Vào đầu tháng 9-2013, khi tình hình Syria đang căng thẳng, đã xuất hiện thông tin cho rằng, tàu vận tải tàu đổ bộ Type 071 mang số hiệu 999 Tỉnh Cương Sơn của Trung Quốc đã áp sát bờ biển Syria, nhằm do thám tình hình và có thể tự mình vận chuyển hoặc phối hợp với tàu Nga đưa vũ khí đến giúp Syria.
Phi công lái tiêm kích hạm J-15 chưa cất cánh thành thục trên tàu sân bay chứ đừng nói là có khả năng tham chiến
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, đó là một thông tin sai lầm, 3 tàu chiến thuộc biên đội tàu Hộ hàng số 15 của Trung Quốc gồm, tàu vận tải tàu đổ bộ số hiệu 999 Tỉnh Cương Sơn, tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 572 Hoành Thủy và tàu bổ trợ hậu cần mang số hiệu 889 Thái Hồ đang làm nhiệm vụ chống cướp biển ở vịnh Aden.
Vào lúc 9h sáng 5-9-2013, tàu Tỉnh Cương Sơn đã di chuyển vào Biển Đỏ, cập cầu cảng Jeddah - thành phố lớn thứ 2 của Saudi Arabia để tiếp tế bổ sung trong vòng 5 ngày. Đồng thời, 2 tàu Thái Hồ và Hoành Thủy tiếp tục nhiệm vụ hộ tống hành trình ở vịnh Aden.
Sau đó, thông tin tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn của Trung Quốc tiếp cận bờ biển Syria nắm tình hình đã được cải chính. Như vậy, rất có thể lần này tin tức báo Israel đưa về việc tàu sân bay Liêu Ninh đã cập cảng Tartus của Syria là một thông tin chưa chính xác.
Trung Quốc mang Liêu Ninh sang Syria chỉ để "làm cảnh"?
Nguồn tin của Debkafile cho biết, vào giữa tháng 11-2015, nước này sẽ triển khai một phi đội tiêm kích hạm J-15 và một số trực thăng hạm, bao gồm trực thăng chống ngầm Z-18F và trực thăng cảnh báo sớm trên không Z-18J. Sau đó, Bắc Kinh sẽ tiếp tục đưa khoảng 1.000 lính thủy đánh bộ sang Syria.
Hiện nay, qua thông tin của báo chí Trung Quốc, biên đội tàu sân bay Liêu Ninh chưa hình thành năng lực tác chiến, các tàu khu trục Type 052D chưa hoàn thành công tác huấn luyện trong lực lượng hải quân, tàu ngầm hạt nhân số lượng ít, chất lượng đang còn nhiều nghi vấn.
Nếu quyết định tham chiến, Trung Quốc điều sang Syria các tàu đổ bộ Type 071 có lẽ là hợp lý hơn
Điểm quan trọng nhất là tiêm kích hạm J-15 cũng chưa được biên chế chính thức bởi số lượng máy bay chưa đủ, số lượng phi công còn thiếu, chưa được huấn luyện thành thục công việc cất, hạ cánh trên tàu sân bay, đừng nói là có khả năng chiến đấu trong môi trường thực tế.
Liêu Ninh hoàn toàn không có khả năng tham chiến, vậy nó được điều đến Syria làm gì? Nếu để thị uy lực lượng thì có lẽ việc đưa một tàu sân bay mà không có khả năng xuất kích máy bay chiến đấu đến Syria là phản tác dụng, chẳng khác làm trò cười cho Nga, Mỹ.
Nếu chỉ làm căn cứ cho máy bay trực thăng và lính thủy đánh bộ thì có lẽ sử dụng một tàu vận tải đổ bộ hạng nặng thuộc Type 071 như Tỉnh Cương Sơn có lẽ là hợp lý hơn, thường các quốc gia khác trên thế giới cũng làm như vậy.
Với những lí do đó, việc Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu Ninh đến Syria có lẽ là không đúng. Nhận định này càng có cơ sở khi phân tích về mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Moscow và giữa Bắc Kinh với Washington, cùng với khả năng thực tế của lực lượng không-hải quân nước này.
Ngoài ra, vấn đề lợi ích của Trung Quốc ở Syria và Iraq cũng là điều đáng xem xét khi phân tích về khả năng Bắc Kinh can thiệp vào cuộc khủng hoảng Syria và Trung Đông. Điều này chúng ta sẽ xem xét trong kỳ sau.
Theo Thiên Nam
Đất Việt
Nga tăng cường quân lực vào Syria? Những động thái mới cho thấy Nga đang triển khai hệ thống khí tài quân sự mới tới Syria. Theo thông tin mới nhất từ Bộ Quốc phòng Nga ngày 25.9, một hạm đội tàu chiến quy mô di chuyển tới eo biển Thổ Nhĩ Kỳ để tập trận. Hạm đội này xuất phát từ Sevastopol, Crimea trong ngày 24.9, theo dự tính...