Chiến đấu cơ Nga “ốp” máy bay do thám Mỹ ở khoảng cách 3m
Chiến đấu cơ Su-27 của Không quân Nga đã xuất kích để chặn các máy bay do thám Mỹ trên bầu trời Biển Đen, ở khoảng cách mà Mỹ gọi là “không an toàn và thiếu chuyên nghiệp”.
Máy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ.
“Ngày 7.9, các máy bay do thám P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ đã cố gắng tiếp cận không phận của Nga hai lần… mà không bật hệ thống nhận và phát tín hiệu”, phát ngôn viên Igor Konashenkov của Bộ Quốc phòng Nga thông báo.
Các máy bay chiến đấu Su-27 của Nga sau đó đã được lệnh xuất kích để chặn máy bay Mỹ. Ông Konashenkov cho biết hành động của Moscow “hoàn toàn phụ hợp với các quy định bay quốc tế”.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết sau khi máy bay chiến đấu Su-27 của nước này tiếp cận các máy bay do thám Mỹ ở khoảng cách có thể nhận diện bằng mắt thường, máy bay Mỹ đã chuyển hướng và di chuyển ra xa không phận Nga.
Hai quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc trước đó cáo buộc các máy bay chiến đấu Nga đã chặn “không an toàn và thiếu chuyên nghiệp” máy bay do thám Mỹ đang “tuần tra thường kỳ” trên bầu trời Biển Đen. Họ nói rằng chiến đấu cơ Su-27 đã áp sát máy bay Mỹ ở khoảng cách 3m và bám theo trong vòng 19 phút.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo với hãng tin RT rằng máy bay do thám P-8A Poseidon đang thực hiện “các hoạt động định kỳ trên không phận quốc tế, thì một “máy bay chiến đấu SU-27 Flanker của Nga chặn ở khoảng cách gần và không an toàn”.
“Những hành động này làm gia tăng căng thẳng không cần thiết giữa hai nước và có thể dẫn tới hiểu nhầm hay gây ra thương vong”, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo và nhấn mạnh rằng phần lớn máy bay và chiến hạm Mỹ tương tác với các đơn vị của Nga theo cách “an toàn và chuyên nghiệp”.
Theo Huy Phong (Theo RT) (Dân Việt)
Cựu quan chức hải quân Mỹ cảnh báo chiến tranh Mỹ-Trung
Cựu quan chức cấp cao hải quân Mỹ, Seth Cropsey dự đoán chiến tranh Mỹ-Trung là điều khó tránh khỏi nếu như Washington không thể buộc Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói Bắc Kinh quyết tâm bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông.
Giám đốc Viện Hudson và là cựu quan chức cấp cao hải quân Mỹ dưới hai đời tổng thống Ronald Reagan và Geogre W. H. Bush, ông Seth Cropsey đã kêu gọi chính quyền Mỹ cần có lập trường cứng rắn hơn nữa với chính sách đối ngoại bành trướng của Trung Quốc.
Ông Cropsey dự đoán chiến tranh Mỹ-Trung là điều khó có thể tránh khỏi và Washington cần phải làm mọi biện pháp có thể để kiềm chế sức mạnh của Bắc Kinh.
Cựu quan chức cấp cao hải quân Mỹ chỉ trích các hành động quân sự của Trung Quốc trên biển Đông cho thấy Bắc Kinh đã "hoàn toàn phớt lờ" phán quyết của Tòa Trọng Tài thường trực ngày 12.7. Ông Cropsey cũng cho rằng phía Trung Quốc đã đi ngược lại những cam kết mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố với Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến công du cuối năm 2015.
Kể từ thời chính quyền tổng thống Reagan, Mỹ đã tìm cách để đưa Trung Quốc trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống trật tự quốc tế. Nhằm khuyến khích các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra lợi ích quốc gia gắn liền với trật tự quốc tế, các quan chức cấp cao hai nước đã gặp nhau kể từ thời chính quyền Nixon. Với sự hỗ trợ của Mỹ, Trung Quốc đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001. Năm 2016, Hải quân Trung Quốc lần thứ hai tham gia tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC do Mỹ tổ chức.
Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận.
Nhưng những cố gắng của Mỹ đã không mang lại kết quả. Năm 2010, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì khi đề cập đến các yêu sách phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông đã nói rằng, "Trung Quốc là một nước lớn và các quốc gia khác là nước nhỏ. Đó là một thực tế".
Ông Cropsey cho rằng, Trung Quốc đã tạo ra những ngoại lệ riêng, không tuân theo luật pháp và những hành vi quốc tế được chấp nhận, hay nói cách khác là dùng sức mạnh để phớt lờ luật pháp quốc tế.
Chính quyền tổng thống Mỹ tiếp theo cần phải hiểu rằng số phận của nước Mỹ gắn liền với vị thế một cường quốc thế giới, vốn không thể tách rời khỏi vai trò một cường quốc trên Thái Bình Dương.
Theo nhận định của cựu quan chức cấp cao hải quân Mỹ, Washington cần tăng cường sức mạnh chiến đấu để đề phòng các hành động bành trướng của Bắc Kinh cũng như các tham vọng quân sự. Mỹ cũng cần thường xuyên thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông. Ông Cropsey kêu gọi Mỹ chế tạo thêm nhiều tàu ngầm tấn công và triển khai các tàu ngầm này đến biển Hoa Đông và Biển Đông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cho đến nay, Mỹ vẫn tỏ ra kiên nhẫn trong các chính sách với Trung Quốc. Nhưng quan hệ quốc tế là điều khó dự đoán. Đầu tháng trước, Trung Quốc đã điều 18 tàu hải cảnh và 350 tàu cá xuất hiện trong vùng biển tranh chấp gần quần đảo Shenkaku/Điếu Ngư. Khoảng 100 tàu cá khác cũng hiện diện ở ngay ngoài khu vực này.
Ông Cropsey kết luận, Trung Quốc không thể hiện sự tôn trọng luật pháp quốc tế. Chính sách của Mỹ đã không thể giải quyết sự khác biệt, vốn đang ngày càng gia tăng, đe dọa đến khả năng xảy ra đụng độ hay sự thù địch thực sự.
Mỹ nên thay đổi chính sách đối ngoại với Trung Quốc, thuyết phục Bắc Kinh thông qua ngoại giao, sức mạnh quân sự và gia tăng sự hiên diện, rằng xung đột không phải là điều mà hai nước mong muốn.
Theo Đăng Nguyễn - Real Clear Politics (Dân Việt)
Pakistan mua 8 tàu ngầm tấn công từ Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc sẽ cung cấp 8 tàu ngầm tấn công hiện đại cho Pakistan đến năm 2028. Pakistan dự định mua 8 tàu ngầm tấn công từ Trung Quốc. Trong chuyến thăm tới trụ sở hải quân Pakistan ngày 26.8, người đứng đầu chương trình tàu ngầm thế hệ mới của nước này đã thông báo về kế hoạch mua 8...