Chiến đấu cơ Mỹ luyện tập chống không quân Nga-Trung?
Báo Trung Quốc nhận định chiến đấu cơ tối tân của Mỹ là vũ khí chống lại không quân Nga-Trung.
Ngày 30/11, tờ China News Service của Trung Quốc cho hay việc Mỹ điều chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-22A tham gia cuộc tập trận “Kiếm Sắc” với Nhật Bản gần đây là một động thái nhằm xây dựng chiến lược chống lại các lực lượng không quân mạnh nhất thế giới như Nga và Trung Quốc.
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-22A của không quân Mỹ
Theo tạp chí Không quân của Mỹ, chiến đấu cơ F-22 của nước này tại căn cứ Elmendorf-Richardson ở Alaska đã xuất hiện tại cuộc tập trận “Kiếm Sắc” diễn ra vào ngày 18/11 vừa rồi với quân đội Nhật Bản nhằm làm Trung Quốc “choáng ngợp”.
Trong cuộc tập trận Kiếm Sắc này, quân đội Mỹ tập trung vào các hình thức tác chiến chống tàu ngầm, tác chiến trên biển, không chiến và phòng không. Cuộc tập trận này được tổ chức hai năm một lần từ thập niên 1980 với sự tham gia của các đơn vị quân đội Mỹ tinh nhuệ nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Theo China News Service, năm 2013 Mỹ đã điều chiến đấu cơ F-22 tham gia cuộc tập trận Mỹ-Hàn ở căn cứ không quân Osan cách thủ đô Seoul 60 km là một động thái nhằm kiềm chế Triều Tiên và phô diễn sức mạnh của Mỹ đối với Trung Quốc.
Gần đây, Mỹ cũng đã lần đầu tiên tổ chức một đợt diễn tập quân sự chung với sự tham gia của hệ thống liên lạc tích hợp giữa hai chiến đấu cơ tân tiến thế hệ thứ năm tại căn cứ không quân Eglin ở Florida.
Trong cuộc diễn tập, hai chiếc máy bay này đã phối hợp cùng nhau tấn công và phòng thủ, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ ngăn chặn trên không, và đây được China News Service coi là bằng chứng cho thấy Mỹ đang nhắm vào lực lượng không quân của Nga và Trung Quốc.
Video đang HOT
Mỹ lần đầu tiên diễn tập phối hợp liên lạc giữa các chiến đấu cơ tàng hình
Việc Mỹ lần đầu tiên thực hiện hành động phối hợp tác chiến hiệu quả cao giữa hai chiếc chiến đấu cơ hiện đại nhất cho thấy chương trình xây dựng hình thức liên lạc giữa các máy bay tàng hình trị giá 900 triệu USD của không quân Mỹ đã gần hoàn thành.
Ngoài ra, hôm 18/11, chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35C của Mỹ cũng đã hoàn thành chuyến bay thử đầu tiên và cất hạ cánh xuống tàu sân bay USS Nimitz. Phi công lái F-35C cho hay chiếc chiến đấu cơ này đã hạ cánh thành công trong điều kiện thời tiết an toàn tối thiểu cho việc hạ cánh.
Chiếc máy bay này đã bay được 39 giờ, thực hiện 124 lần cất cánh và lần đầu tiên hạ cánh thành công xuống tàu sân bay USS Nimitz và đây cũng là lần hạ cánh đầu tiên vào ban đêm trên tàu chiến của nó.
Trong khi đó, đối thủ của F-35 là chiến đấu cơ J-31 của Trung Quốc vẫn chưa thể thực hiện được nhiệm vụ cất hạ cánh trên tàu sân bay, và đây có thể là sự khác biệt mang tính quyết định giữa hai loại chiến đấu cơ hiện đại này.
Theo Khampha
Chiến đấu cơ TQ "áp đảo" Mỹ trên Thái Bình Dương
Nếu được triển khai rộng rãi, J-31 của Trung Quốc có thể áp đảo hoàn toàn các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư của Mỹ như F-15 và FA-18E/F Super Hornet.
Hồi tuần trước, Trung Quốc đã cho trình làng chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-31 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) phát triển và hoàn thiện, và nó được quảng bá là "có khả năng cạnh tranh với phi cơ chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ" trên thị trường xuất khẩu.
Chiến đấu cơ tàng hình J-31 mới được Trung Quốc trình làng
Trước sự kiện này, chuyên gia phân tích quân sự Dave Majumdar đã cho rằng việc Trung Quốc có thể chế tạo thành công một chiến đấu cơ tàng hình ngang ngửa với F-22 và F-35 của Mỹ là kết quả của "những thành công trong hoạt động gián điệp công nghệ" mà Bắc Kinh thực hiện đối với các mục tiêu Mỹ.
Một phi công kỳ cựu của Mỹ từng lái chiến đấu cơ tàng hình F-35 cũng nhận định: "Tôi cho rằng cuối cùng họ (Trung Quốc) cũng sẽ bắt kịp chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của chúng ta".
Các hacker (tin tặc) Trung Quốc từ lâu đã nổi tiếng với khả năng tấn công, xâm nhập và thu thập được những dữ liệu nhạy cảm trong các dự án quốc phòng được xếp vào diện tối mật của Mỹ.
Hồi tháng Bảy, một doanh nhân Trung Quốc đã bị bắt giữ ở Canada theo yêu cầu của FBI sau khi anh ta bị cáo buộc ăn cắp thông tin của 32 dự án quân sự, trong đó có dự án chế tạo chiến đấu cơ tàng hình tân tiến F-35.
Theo ông Majumdar, những thông tin nhạy cảm bị đánh cắp về chiếc F-35 này nhiều khả năng là cơ sở để Trung Quốc có thể thiết kế chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-31 của họ. Có nhiều thông tin cho hay Trung Quốc đang tìm cách cải tiến để J-31 có thể hạ cánh được trên tàu sân bay tương tự như F-35C của hải quân Mỹ.
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ
Việc Bắc Kinh chế tạo được chiếc J-31 có tính năng gần giống như F-35 đã đẩy hai nước vào một cuộc đua nhằm phát triển chiếc chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên có thể hạ cánh trên tàu sân bay.
Nếu như thực tế đúng như lời quảng bá của Trung Quốc rằng J-31 có thể đọ được với F-35, giờ đây Trung Quốc đã có trong tay một thứ vũ khí lợi hại để chống lại chiến lược xoay trục sang Thái Bình Dương của Mỹ.
Một cựu phi công quân đội Mỹ nhận định rằng nếu được triển khai rộng rãi, J-31 của Trung Quốc có thể áp đảo hoàn toàn các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư của Mỹ như F-15 và FA-18E/F Super Hornet.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng những thông số kỹ thuật của chiến đấu cơ không quyết định khả năng tác chiến của nó, mà điều này phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kỹ chiến thuật của phi công.
J-31 có thể áp đảo các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư của Mỹ hiện nay ở Thái Bình Dương
Ông David Cenciotti, chuyên gia hàng không quân sự cho biết: "Có thể nói rằng vấn đề công nghệ, vũ khí và các thiết bị trên máy bay không phải là tất cả. Hệ thống cảnh báo sớm, thông tin tình báo và huấn luyện cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng".
Chiến đấu cơ J-31 của Trung Quốc cũng có kích thước tương đương chiếc F-35 của Mỹ, tuy nhiên nó có phần động cơ nhỏ hơn, phần thân dẹt hơn, thể hiện tham vọng tập trung vào khả năng không chiến của nhà thiết kế.
Với thiết kế kiểu này, J-31 sẽ mang được ít vũ khí hơn so với F-35, nhưng ngược lại, nó sẽ làm tăng hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu cũng như tốc độ, một yếu tố mang tính sống còn trong các cuộc không chiến hiện đại.
Theo Khampha
Căn cứ Không quân Mỹ giới nghiêm vì báo động gỉa Căn cứ Không quân Osan của Mỹ, nằm ở phía nam Seoul, đã buộc phải đưa ra lệnh giới nghiêm vì báo động giả về một vụ nổ súng. Căn cứ Osan của Không quân Mỹ, nằm ở phía nam Seoul, đã buộc phải đưa ra lệnh giới nghiêm vào 1/12 do các báo cáo của một cuộc nổ súng trong trường học....