Chiến đấu cơ, máy bay ném bom Nga áp sát Ukraine?
Hàng chục máy bay Nga, trong đó có máy bay ném bom chiến lược và chiến đấu cơ, được cho là đã xuất hiện trên bầu trời bán đảo Crimea – nơi từng là một khu vực lãnh thổ của Ukraine nhưng vừa được sáp nhập vào Nga. Thông tin này được đăng tải trên một tờ báo nước ngoài với nguồn tin được tuyên bố là trích dẫn từ các nhân chứng và các chuyên gia.
Ảnh minh họa
Theo báo chí Nga, Tổng thống Vladimir Putin sắp sửa có chuyến thăm đến Crimea trong ngày thứ Sáu tới, (9/5), sau khi ông giám sát cuộc duyệt binh quân sự rầm rộ chính hàng năm trên Quảng trường Đỏ để kỷ niệm ngày Hồng quân Liên Xô đánh thắng phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Một chuyên gia hàng không địa phương cho biết, ông đã nhìn thấy một số máy bay Nga bay trên thành phố Simferopol chính của bán đảo Crimea hôm thứ Bảy (3/5), trong đó có những chiếc máy bay ném bom siêu âm chiếu lược hạng nặng và cả những máy bay vận tải quân sự hạng nặng. Vị chuyên gia giấu tên trên còn cho biết thêm, ông này nhìn thấy cả những chiếc chiến đấu cơ MiG-29 và máy bay chở nhiên liệu.
Một chuyên gia khác có tên là Alexei Savich cho hay, một chiếc máy bay chiến đấu Sukhoi Su-34 xuất hiện trong dàn những chiếc máy bay ném bom và chiến đấu cơ ở Crimea. Ông này sau đó còn đưa ra một đoạn băng ghi lại hình ảnh chiếc máy bay chiến đấu nói trên. Ông Savich cũng nhìn thấy những chiếc máy bay chở nhiên liệu và máy bay vận tải quân sự.
Nhiều người dân địa phương đã cung cấp thông tin tương tự, nói rằng họ đã nhìn thấy một loạt máy bay bay trên bầu trời bán đảo Crimea trong đó có thành phố Simferopol và thị trấn sát cạnh Bakhchisarai.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra lời bình luận gì về thông tin trên. Trong khi đó, chuyên gia Savich cho rằng, Moscow có thể đang điều động “một số máy bay quân sự đáng sợ” đến bán đảo Crimea. “Nga rất có thể đang tăng cường sự hiện diện quân sự trên bán đảo Crimea “, ông Savich nói thêm.
Nếu thông tin trên được xác nhận là chính xác thì điều này chẳng có gì là lạ, bởi Nga có quyền tăng cường sự hiện diện quân sự ở bất kỳ vùng đất nào của mình. Crimea đã chính thức trở thành một phần của nước Nga từ hồi tháng 3 sau khi gần 97% người dân bán đảo này đòi trở về với Nga trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra cùng tháng.
Tuy nhiên,động thái của Nga có thể khiến giới chức lâm thời ở Kiev giật mình bởi sau vụ hàng chục người biểu tình ở thành phố miền đông Odessa bị thiêu sống, Moscow đã tuyên bố không loại trừ khả năng can thiệp quân sự vào Ukraine.
Hơn 40 người đã chết trong cuộc bạo loạn ở Odessa hồi cuối tuần trước, một số thiệt mạng vì bị trúng đán trong khi hầu hết nạn nhân thiệt mạng trong trận hỏa hoạn gây ra bởi thành phần cực đoan ở Tòa nhà Công đoàn.
Odessa là một thành phố lớn nằm giữa bán đảo Crimea và khu vực ly khai Moldovan của Trans-Dniester. Đây là nơi Nga đang có binh lính gìn giữ hòa bình đóng quân.
Moscow đã lên án gay gắt vụ thảm sát ở Odessa , chỉ trích Kiev đã có “những hành động tội ác”, khiến tay của chính quyền này “dính máu”, phát ngôn viên điện Kremlin – ông Dmitri Peskov cho biết. Trong khi ông này không nói rằng Nga sẽ điều quân vào Ukraine nhưng ám chỉ đến khả năng đó.
“Mọi người đang cầu cứu trong tuyệt vọng, họ cầu xin sự giúp đỡ”, ông Peskov nói đồng thời cho biết thêm Tổng thống Putin đã được thông báo về hàng ngàn những lời cầu cứu từ người dân miền đông Ukraine .
Trong khi đó, như một hành động để xoa dịu cơn phẫn nộ của người dân Odessa sau vụ thảm sát, Thủ tướng tạm quyền Ukraine – ông Arseniy Yatsenyuk hôm qua (4/5) đã có chuyến thăm đến nơi này. Ông này phát biểu rằng: “Đây không chỉ là thảm kịch đối với Odessa mà là thảm kịch đối với toàn bộ đất nước Ukraine ” đồng thời đổ lỗi cho cảnh sát về vụ việc này.
Thủ tướng tạm quyền Yatsenyuk cho biết, cảnh sát đang bị điều tra vì đã không duy trì được trật tự trong tình hình hỗn loạn ở Odessa hồi cuối tuần.
Chuyến thăm của ông Yatsenyuk diễn ra trong thời điểm giới chức lâm thời ở Kiev đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự nhằm đàn áp người biểu tình ở miền đông Ukraine . Chiến dịch này đang được mở rộng ra nhiều thành phố. Theo Bộ trưởng Nội vụ tạm quyền Arsen Avakov cho biết trên trang Facebook, cái gọi là “chiến dịch chống khủng bố của họ” đang được tiến hành ở thành phố Kramatorsk – điểm nóng mới nhất ở miền đông Ukraine hiện giờ.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ngày đẫm máu ở Ukraine
Hơn 50 người chết sau các vụ đụng độ ở đông nam Ukraine khi quân đội Ukraine đẩy mạnh chiến dịch tái chiếm khu vực.
Tòa nhà Nghiệp đoàn ở Odessa bốc cháy ngày 2.5 - Ảnh: Reuters
Ngày 3.5, cảnh sát Ukraine thông báo ít nhất 37 người chết sau khi tòa nhà Nghiệp đoàn ở thành phố Odessa, miền nam Ukraine, phát hỏa trong vụ đụng độ giữa phe ủng hộ và chống chính phủ vào tối 2.5, theo Reuters. Phần lớn nạn nhân tử vong là do ngạt khói hoặc nhảy lầu để thoát thân. Nguyên nhân vụ cháy chưa được làm rõ, nhưng theo BBC, phe chống Kiev tự lập rào chắn bên ngoài và cố thủ bên trong tòa nhà trong lúc hai bên ném bom xăng vào nhau. Đài RT của Nga cáo buộc những kẻ cực đoan ủng hộ Kiev đã gây ra vụ hỏa hoạn sau khi bao vây và phá hủy lều trại của những nhà hoạt động chống chính phủ.
Vụ đụng độ còn khiến 5 người bị bắn chết và nhiều người bị thương. Hôm qua, cảnh sát thông báo hơn 130 người liên quan đến vụ bạo lực ở Odessa đã bị bắt và có thể bị khởi tố về nhiều tội danh từ việc tham gia bạo động đến cố ý giết người. Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) tố cáo những nhóm đến từ Nga và khu vực ly khai Trans-Dniester ở Moldova đã kích động nổi dậy tại Odessa.
Ngày 2.5 được xem là ngày đẫm máu nhất ở Ukraine kể từ khi chính phủ lâm thời được phương Tây ủng hộ lên nắm quyền hồi cuối tháng 2, theo AFP. Không chỉ có bạo lực đẫm máu ở Odessa, giao tranh cũng xảy ra dữ dội ở Slavyansk, miền đông Ukraine, khi quân đội tiến hành cuộc tấn công nhằm tái chiếm thành phố từ phe chống đối, với nhiều trực thăng tấn công và xe bọc thép. Cuộc tấn công đã khiến 4 binh sĩ, 3 người thuộc phe chống đối và 2 dân thường thiệt mạng nhưng vẫn không giúp quân đội Ukraine giành lại trọn vẹn Slavyansk và lực lượng ly khai vẫn đang kiểm soát nội ô thành phố này.
Theo Reuters, quân đội Ukraine vẫn tiếp tục chiến dịch giành lại quyền kiểm soát những thị trấn và thành phố ở miền đông bị phe chống đối chiếm giữ. Bộ trưởng Nội vụ lâm thời Ukraine Arsen Avakov cho hay vào rạng sáng 3.5, các lực lượng đã chiếm lại tháp truyền hình ở thị trấn Kramatorsk, cách Slavyansk khoảng 17 km.
Phản ứng về các vụ bạo lực trên, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ngày 3.5 khẳng định giới chức Kiev và các nước phương Tây ủng hộ Ukraine chịu trách nhiệm về vụ đụng độ đẫm máu ở Odessa, theo RIA-Novosti. Mặt khác, ông Peskov khẳng định điện Kremlin "không còn bất kỳ ảnh hưởng nào với các lực lượng nổi dậy ở Ukraine, vì không thể thuyết phục họ hạ vũ khí" và cho rằng trong lúc Ukraine chìm trong bạo lực, việc tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 25.5 sẽ trở nên "lố bịch".
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 2.5 đã kêu gọi Kiev và Moscow khôi phục lại trật tự ở Ukraine sau khi lên án vụ bạo lực ở Odessa là "không thể chấp nhận", theo AFP. Cùng ngày, tại cuộc họp khẩn cấp của HĐBA LHQ ở New York theo yêu cầu của Moscow, đại diện Nga cũng đã kêu gọi chấm dứt bạo lực ở miền đông Ukraine. TTK LHQ Ban Ki-moon thì kêu gọi các bên kiềm chế tối đa để tránh đổ máu thêm.
Trong khi đó, nỗ lực giải cứu nhóm quan sát viên thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) bị lực lượng ly khai bắt giữ hơn một tuần ở Slavyansk đã có kết quả. Ngày 3.5, phía Nga thông báo tất cả 12 người của OSCE bị bắt đã được thả và OSCE cũng đã xác nhận việc này, theo AFP.
Theo TNO
Nghị sĩ Mỹ bị bắt quả tang hôn cấp dưới Một nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa hôm 7/4 phải xin lỗi công khai sau khi một tờ báo ở Louisiana công bố một đoạn phim cho thấy ông này hôn một nhân viên cấp dưới, Reuters đưa tin. "Không nghi ngờ gì nữa, tôi đã sai và tôi xin được thứ lỗi", hạ nghị sĩ Vance McAllister cho biết trong thông...