Chiến đấu cơ Hàn Quốc đâm vào núi nổ tung
Một chiếc chiến đấu cơ F-5 của Hàn Quốc vừa bị đâm vào một ngọn núi nằm ở tỉnh Chungcheong, phía nam thủ đô Seoul, nhưng rất may không xảy ra thương vong nào.
Thông tin trên vừa được hãng thông tấn chính thức Yonhap đưa ra hôm nay (26/9).
Chiến đấu cơ một chỗ F-5E này đã đâm vào một ngọn núi gần Jeungpyeong vào lúc 11h56 trưa hôm nay, một giờ sau khi nó cất cánh từ một căn cứ không quân nằm ở thành phố Cheongju trong một chuyến bay tập huấn, Không lực Hàn Quốc cho hay.
Tuy nhiên, rất may, phi công của máy bay đã kịp nhảy ra khỏi máy bay một cách an toàn ngay sau khi anh không thể hạ cánh khẩn cấp khi phát hiện ra sự cố, Yonhap trích dẫn nguồn tin Không lực Hàn Quốc cho hay.
Cơ trưởng 32 tuổi có tên đệm là Lee của máy bay này đã sớm được giải cứu và được đưa tới bệnh viện quân sự gần nhất để điều trị trấn thương nhẹ.
Video đang HOT
Các quan chức quân đội và cơ quan cứu hỏa địa phương đã điều lính cứu hỏa, phương tiện cứu hộ, và trực thăng tới hiện trường vụ tai nạn. Không lực Hàn Quốc cho biết, máy bay đã nổ tung 50 phút sau khi bị rơi, bởi vậy hiện trường vụ tai nạn bị phong tỏa để đề phòng xảy ra vụ nổ thứ 2. Công tác điều tra đang được tiến hành để tìm ra nguyên nhân vụ tai nạn.
Được biết, F-5 là một trong những loại chiến đấu cơ lỗi thời của Không lực Hàn Quốc, được vận hành từ năm 1978. Năm 2010, ba chiếc F-5 của Hàn Quốc đã gặp tai nạn tương tự ở tỉnh Gangwon, cướp đi sinh mạng của 5 phi công.
Theo_VnMedia
Hé lộ nguyên nhân tên lửa không gian Nga nổ tung
Báo chí Nga nói vụ nổ tên lửa không gian Proton của nước này có vẻ như đã được tìm ra nguyên nhân.
Nguyên nhân của vụ tai nạn tên lửa Proton-M mang các vệ tinh GLONASS vào hôm 2/7 vừa qua có thể do lỗi của các nhà lắp ráp khi họ nhầm các dây dẫn của bộ phận cảm biến tốc độ góc.
Tên lửa không gian Proton trước khi được phóng lên
Người đối thoại của cơ quan "Interfax-AVN" nói rằng chính nhầm lẫn này đã dẫn đến hoạt động không chính xác của hệ thống điều khiển.
"Các cảm biến tốc độ góc đã bị kết nối sai. Người ta đã nhầm cực khi kết nối dây dẫn",- nguồn tin thân cận với ủy ban điều tra cho hay.
Tên lửa Proton nổ tung sau khi rời bệ phóng
Các thiết bị này phải xác định sự chuyển dịch của tên lửa tương quan với vị trí bình thường của nó, tuy nhiên thiết bị đã cung cấp thông tin sai lệch.
Khả năng hoạt động không chính xác của hệ thống điều khiển đã được các nguồn tin không chính thức nêu ra gần như ngay lập tức sau buổi truyền hình trực tiếp vụ phóng tên lửa từ sân bay vũ trụ.
Trục trặc của hệ thống điều khiển được thấy rõ qua độ nghiêng của nó trong những giây đầu tiên sau khi phóng cũng như chuyển động xoắn quanh trục dọc
Đây là sự cố lần thứ hai với tên lửa Proton M của Nga. Tháng 12/2010, Nga mất ba vệ tinh Glonass do tên lửa Proton M đi chệch đường và rơi xuống Thái Bình Dương.
Nguyên nhân sự cố năm 2010 được nói là tên lửa tăng cường DM-03 được lắp ghép cùng tên lửa Proton M. Lẽ ra DM-03 có nhiệm vụ nâng Proton M trong giai đoạn đầu, tuy nhiên DM-03 có trọng lượng quá nặng và mang quá nhiều nhiên liệu dẫn đến việc Proton M không thể tiếp tục bay. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ rơi tên lửa lần này, theo tin của RIA Novosti.
Theo VTC
Mỹ: Chiến đấu cơ F-16 nổ tung Tối qua giờ địa phương, một chiến đấu cơ F16 của Mỹ đã lao xuống đất nổ tung gần căn cứ không quân Luke, bang Arizona. Rất may là hai phi công đã kịp bật ghế thoát hiểm nên tránh được thương vong. Hình ảnh từ hiện trường vụ tai nạn Theo thông tin từ căn cứ trên, vụ tai nạn xảy ra...