Chiến đấu cơ F-35B đâm phải chim, mất 2 triệu USD
Quân đội Mỹ đã phải chịu thiệt hại có thể lên đến 2 triệu USD sau khi một máy bay ném bom F-35B của Lực lượng lính thủy đánh bộ nước này va chạm với một con chim trong lúc cất cánh từ một căn cứ không quân Iwakuni ở Nhật Bản.
Trong thông báo ngày 15-5, Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ cho biết vụ việc xảy ra ngày 7-5 vừa qua. Máy bay F-35B đã không thể cất cánh do có thể một con chim ưng bị mắc kẹt bên dưới thân máy bay. Tuy nhiên, máy bay đã được lai dắt an toàn ra khỏi đường băng và phi công may mắn không bị thương trong sự cố này. Hiện báo cáo đánh giá thiệt hại trong vụ việc chưa hoàn tất. Tuy nhiên, Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ xếp hạng mức độ nghiêm trọng của vụ việc ở cấp độ A, đồng nghĩa thiệt hại có thể lên tới trên 2 triệu USD.
Máy bay đã được lai dắt an toàn ra khỏi đường băng
Va chạm với chim là sự cố thường gặp trong ngành hàng không thế giới, dẫn đến nhiều thiệt hại và sự cố nghiêm trọng. Không quân Mỹ thiệt hại khoảng 182 triệu USD do 418 vụ đâm phải chim trong giai đoạn 2011-2017. Hồi tháng 4-2019, một chiến đấu cơ F-16 đã bị một diều hâu tấn công khi đang hạ cánh xuống căn cứ không quân Holloman ở New Mexico.
Con chim này sau đó chết do bị mắc kẹt bên trong cỗ máy bay. Bộ Quốc phòng Mỹ từng phát triển dự án đối phó với mối đe dọa từ chim và động vật hoang dã, nhưng vẫn chưa giải quyết được tình trạng này. Theo Times, Không quân Mỹ hiện dựa vào hai hệ thống khác nhau để tránh các cuộc tấn công của chim. Một là radar thời tiết theo dõi đàn chim trên bầu trời và hai là radar có khả năng phát hiện từng con chim bay gần sân bay.
KHÁNH HƯNG
Video đang HOT
Theo SGGP
60 chiếc F-16V của Đài Loan: Con tin để Mỹ-Trung ngã giá?
Kế hoạch bán 60 chiếc F-16V cho Đài Loan liệu có bị đình chỉ vô thời hạn vì sự thỏa hiệp trong đàm phán thương mại Trung-Mỹ?
Đài Loan chờ F-16V trong thấp thỏm
Chính quyền Donald Trump quyết định hoãn thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt trước đây về việc bán cho Đài Loan lô lớn máy bay chiến đấu F-16V. Dường như thương vụ này có thể sẽ bị hủy bỏ? Điều này vẫn chưa thể khẳng định, nhưng một số nhân viên của Nhà Trắng tiết lộ thông tin tức này với tạp chí Time hôm 12/4 rằng, hành động này có thể liên quan đến Trung Quốc.
Trước đó, giới truyền thông cho biết rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã "đồng ý ngầm" cung cấp hơn 60 máy bay chiến đấu F-16V (Viper) nâng cấp cho Đài Loan.
Theo tin của Bloomberg dẫn các nguồn tin riêng của mình, các cố vấn của Trump "gợi ý thẳng thừng" rằng nếu chính quyền Đài Loan yêu cầu cung cấp máy bay thì nhất định Hoa Kỳ sẽ chấp thuận.
Lần gân đây nhât Hoa Kỳ cung cấp một lô chiến đấu cơ F-16 khổng lồ cho Đài Loan vào năm 1992 (150 chiếc); nhưng trong hàng chục năm sau đó, Washington không bán lô máy bay chiến đấu lớn nào cho hòn đảo này.
Vào tháng 6 năm 2017, chính quyền Trump đã phê duyệt thương vụ lơn cung cấp các thiết bị quân sự cho Đài Loan. Tinh tổng cộng đã có 7 hợp đồng lớn với tổng trị giá khoảng 1,4 tỷ USD được ký kết. Gói này bao gồm các đài radar cảnh báo sớm các vụ tấn công tên lửa, hệ thống đánh chặn tên lửa, ngư lôi và các bộ phận cho tên lửa phòng không dẫn đường.
Tiếp theo, vào mùa thu năm ngoái, Hoa Kỳ đã quyết định bán phụ tùng cho máy bay chiến đấu F-16, máy bay vận tải C-130, máy bay chiến đấu F-5 và tiêm kich IDF do Đài Loan sản xuất. Ngoài ra, một nhóm thiết bi khác cũng được cung cấp trong một giao dịch tổng tri gia 330 triệu USD.
Do đó, ngay khi có thông tin Washington bán 60 chiến đấu cơ F-16 Viper cho Đài Bắc bất chấp sự phản ứng dữ dội của chính quyền Bắc Kinh, giới truyền thông đã bình luận rằng, "hợp đồng bán tiêm kích F-16 cho Đài Loan là tín hiệu lạc quan mà Washington gửi tới các đồng minh".
Vũ khí thường được Mỹ sử dụng như là một công cụ tìm kiếm lợi ích
Theo các chuyên gia, viêc cung câp lô lớn tiêm kich F-16 cho Đài Bắc cho thấy Washington dự định tiếp tục tích cực tham gia vào việc hiện đại hóa không quân Đài Loan và đây là một bước nghiêm túc nhăm tăng cường hơp tác quân sự giữa Mỹ và hòn đảo này.
Ngay cả nêu lô khí tài quân sự ma Hoa Kỳ cung cấp cho chính quyền Đài Loan không đạt được mức cao kỷ lục, điêu đo vẫn có ý nghĩa biểu tượng quan trọng, tương tự như việc Lầu Năm Góc điều cac tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan xuống Biển Đông hay lên biển Hoa Đông.
Đài Loan trong mối quan hệ quân sự lâu đời với Hoa Kỳ là một thi du điển hình. Trong tương lai gần, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò người bảo đảm an ninh cho Đài Loan. Washington tìm cách nhấn mạnh vai trò đặc biệt của mình trong việc đáp ứng nhu cầu quân sự của Đài Loan.
Theo giới phân tích, trong khuôn khô chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ chú trọng hơn nữa việc duy trì quan hê với Đài Loan; vi hiên co những nghi ngờ ngày càng tăng về khả năng cua Hoa Kỳ đảm bảo an ninh khu vực.
My cần phải thuyết phục các nươc đồng minh vê viêc Washington "không bỏ rơi đồng minh cua minh". Do đó, việc bán tới 60 chiếc F-16 cho Đài Loan không chỉ gưi tin hiêu tơi Bắc Kinh và Đài Bắc, mà còn la một tín hiệu quan trọng gửi tơi các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực.
Tuy nhiên, hành động mới nhất của ông Trump lại cho thấy rằng, những phân tích trên đây chỉ là lý thuyết, Đài Loan chỉ là một con bài trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ và là một công cụ mặc cả để Washington thu lợi nhiều hơn trong mối quan hệ cộng sinh với Bắc Kinh.
Thương mại Trung-Mỹ không thể ảnh hưởng đến chính sách Đài Loan
Nguồn tin gần gũi với Nhà Trắng lưu ý rằng, quyết định hoãn thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt về việc bán 60 chiếc F-16V cho Đài Loan xuất phát từ mong muốn của tổng thống Donald Trump đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh về các vấn đề thương mại.
Hiện tại, khó để nói liệu đó có phải là một sự đình trệ quan liêu thông thường hay không, hay chính quyền Trump thực sự quyết định "trao đổi" việc từ chối cung cấp quân sự Đài Loan để nhận được sự đồng ý của Bắc Kinh đối với một số điều khoản thương mại cực kỳ có lợi cho phía Mỹ.
Đối với Trump, tiến bộ đáng kể trong các cuộc đàm phán thương mại thực sự rất quan trọng đối với việc bình ổn chính trị nội bộ và đây sẽ là con át chủ bài trong chiến dịch của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Theo Datviet
Nhóm dân quân tình nguyện gác biên giới Mỹ-Mexico đến ngày xây xong tường ngăn Một nhóm gồm 5 - 6 người đã cam kết canh gác tại biên giới Mỹ - Mexico cho đến ngày bức tường ngăn theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump được xây xong. Ông Stinger, một dân quân tuần tra biên giới canh gác ngọn tại núi Christo Rey, Sunland Park, New Mexico ngày 20/3. Ảnh: AFP Theo hãng thông tấn...