Chiến đấu cơ F-35 gãy càng khi hạ cánh
Chiếc tiêm kích F-35A Lightning II của không quân Mỹ gặp sự cố khẩn cấp trong khi bay và buộc phải hạ cánh xuống căn cứ Eglin ở bang Florida.
Chiếc F-35A với càng trước bị gãy ở căn cứ không quân Mỹ Eglin TWITTER
Đài RT ngày 23.8 đưa tin chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 trên đã gặp trục trặc kỹ thuật khi đang bay trên bầu trời Florida và đã bị gãy càng trước lúc đáp khẩn cấp.
Chiếc F-35A buộc phải trở lại căn cứ Eglin và hạ cánh an toàn với càng đáp phía trước bị gãy, phát ngôn viên Không đoàn tiêm kích số 33, đơn vị đóng quân tại sân bay Eglin, xác nhận.
Video đang HOT
Lực lượng cứu hỏa nhanh chóng có mặt tại hiện trường để đưa phi công ra ngoài. Sự cố trên không gây ra thương vong.
Hiện không quân Mỹ chưa tiết lộ điều gì đã xảy ra đối với chiếc F-35A trong khi bay cũng như tại sao càng trước bị gãy.Đây không phải là lần đầu tiên chiến đấu cơ F-35 do hãng Lockheed Martin chế tạo gặp vấn đề với bộ phận càng đáp.
Báo cáo từ Lầu Năm Góc trước đó cho hay một số phiên bản F-35 từng bị nứt ở càng đáp chính hoặc ở thân máy bay.
Theo TNO
Mỹ chuyển bí mật quân sự liên quan F-22 cho Nhật
Tập đoàn Mỹ cung cấp dữ liệu về mẫu tiêm kích tàng hình được giữ bí mật nghiêm ngặt nhằm giúp Nhật phát triển chiến đấu cơ nội địa.
Tiêm kích F-22 trong biên chế không quân Mỹ. Ảnh: USAF.
Tờ Nikkei của Nhật Bản hôm 3.5 cho biết tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ đã bắt đầu chuyển giao nhiều dữ liệu về thiết kế máy bay tàng hình F-22 cho Tokyo, nhằm giúp nước này hoàn thành mục tiêu phát triển và biên chế tiêm kích lai giữa F-22 và F-35 trong thập niên 2030.
Quyết định này dường như để giúp Nhật Bản sở hữu một loại tiêm kích hiện đại đối phó với Trung Quốc, cũng là phép thử với cam kết cải cách chính sách xuất khẩu vũ khí của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hồi tháng 4, Lockheed Martin từng đề xuất chào bán cho Nhật mẫu chiến đấu cơ tàng hình riêng biệt, sử dụng thiết kế F-35 và ứng dụng nhiều công nghệ từ dự án F-22. "Tokyo đang đối mặt với quyết định khó khăn. Dù Nhật muốn tự phát triển một mẫu tiêm kích thế hệ mới, rất khó để từ chối đề xuất bán vũ khí từ đồng minh Mỹ", Nikkei cho biết.
Nhằm đối phó với việc quốc gia láng giềng Trung Quốc đầu tư ngày càng mạnh cho quân đội, đặc biệt là không quân và hải quân, Nhật đã đặt mua của Mỹ 42 tiêm kích tàng hình F-35A, hầu hết được lắp ráp tại nhà máy trong nước. Nước này dự kiến ra mắt tiêm kích chiếm ưu thế trên không tự phát triển vào năm 2030, nhằm ngăn chặn chiến đấu cơ Trung Quốc và Nga xâm nhập không phận.
Tham vọng chế tạo tiêm kích tàng hình nội địa của Nhật bắt đầu một phần từ việc Mỹ từ chối bán mẫu F-22 cho nước này cách đây 10 năm. Tokyo đã đầu tư khoảng 40 tỷ USD để tự phát triển máy bay tàng hình, đồng thời tìm kiếm các giải pháp hợp tác quốc tế để giảm chi phí và tiếp thu công nghệ nước ngoài.
F-22 là mẫu máy bay tàng hình thế hệ 5 tối tân của Mỹ. Washington không xuất khẩu tiêm kích này cho bất cứ nước nào, kể cả đồng minh, để giữ ưu thế cũng như bí mật tuyệt đối về công nghệ.
Mỹ đang có kế hoạch tái khởi động dây chuyền sản xuất tiêm kích F-22, dự kiến tiêu tốn khoảng 50 tỷ USD để sản xuất ra 100 máy bay mới. Việc chuyển giao công nghệ cho đối tác nước ngoài có thể là một biện pháp giúp Washington chia sẻ gánh nặng chi phí này.
Theo Tử Quỳnh (VnExpress)
Mỹ ngừng lệnh giới hạn độ cao bay với phi công F-35A Lệnh cấm tiêm kích F-35A bay quá độ cao 7.600 m được gỡ bỏ, dù không quân Mỹ chưa tìm ra nguyên nhân làm phi công bị ngạt thở. Một phi đội F-35A của căn cứ không quân Luke. Ảnh: USAF. Tướng Brook Leonards, tư lệnh Không đoàn tiêm kích số 56 không quân Mỹ, hôm 30/8 chấm dứt lệnh cấm bay quá...