Chiến đấu cơ Đài Loan 30 lần vào “Vùng phòng không” Trung Quốc
Đài Loan thông báo các máy bay quân sự của nước này đã thực hiện khoảng 30 chuyến bay vào “Vùng phòng không” do Trung Quốc mới thiết lập, chồng lấn vào không phận của Đài Bắc.
Tuyên bố đơn phương thiết lập “Vùng nhận diện phòng không” trên biển Hoa Đông hôm 23/11 của Trung Quốc đã khiến Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan vô cùng tức giận.
Bắc Kinh đã yêu cầu các máy bay nước ngoài hoạt động trong “Vùng phòng không” phải thông báo lịch trình bay và quốc tịch.
Hôm 29/11, chính quyền Tổng thống Mã Anh Cửu cũng đã phát động một cuộc biểu tình phản đối “Vùng phòng không” do Trung Quốc tạo ra bao phủ không phận chuỗi đảo mà Tokyo và Bắc Kinh đang tranh chấp và Đài Bắc cũng tuyên bố chủ quyền – Senkaku/Điếu Ngư/Điếu Ngư Đài.
Đối chất trước quốc hội hôm 2/12, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan – Yen Ming thông báo các máy bay quân sự nước này đã thực hiện “khoảng 30 chuyến bay” vào vùng chồng lấn giữa không phận của Đài Bắc và “Vùng phòng không” mà Trung Quốc mới tuyên bố thành lập.
Theo ông Yen, Không quân Đài Loan sẽ không tổ chức các cuộc tập trận ném bom trong khu vực này nhằm ngăn chặn căng thẳng an ninh leo thang.
Vào tuần trước, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã cử các máy bay quân sự tới “Vùng phòng không” mà không thông báo trước với Trung Quốc sau động thái Mỹ đưa 2 máy bay ném bom B-52 không trang bị vũ khí tới không phận này.
Video đang HOT
Mặc dù, bi chia cắt sau cuộc nội chiến năm 1949, Trung Quốc vẫn tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của nước này và đe dọa sẵn sàng dùng vũ lực để thống nhất. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đang có dấu hiệu ấm dần lên kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên nắm giữ chức vụ Tổng thống vào năm 2008 và tái đắc cử vào tháng 1/2012.
Theo Infonet
Mỹ thể hiện vai trò "anh cả" hòa hoãn vùng ADIZ
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 1/12 bắt đầu chuyến công du kéo dài một tuần lễ tới ba nước Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với hi vọng "hạ nhiệt" căng thẳng vùng nhận dạng phòng không ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố thiết lập ngày 23/11.
Chuyến thăm diễn ra chỉ hơn một tuần sau khi Trung Quốc thông báo thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao gồm cả không phận nhóm đảo tranh chấp Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku ở vùng biển Hoa Đông.
Giới chức Nhà Trắng cho biết, trong chuyến thăm lần này ông Biden trực tiếp nêu ra các quan ngại của Mỹ liên quan tới ADIZ mà Trung Quốc đơn phương thiết lập, qua đó tìm cách giảm những căng thẳng, kêu gọi các bên kiềm chế để tránh xảy ra những tính toán sai lầm.
Kêu gọi Nhật - Trung kiểm soát khủng hoảng, khẳng định vị thế cường quốc
Ngày 2/12, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có mặt ở Nhật Bản - khởi đầu cho chuyến công du 3 nước Đông Bắc Á.
Kết thúc cuộc hội đàm tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản hôm 3/12, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nêu quan ngại về việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong cuộc họp chung tại Tokyo hôm 3/12
Trả lời phỏng vấn của báo chí sau cuộc gặp, ông Biden nhấn mạnh Mỹ "quan ngại sâu sắc" về "ý đồ đơn phương thay đổi hiện trạng khu vực" của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và rằng việc Trung Quốc thiết lập ADIZ đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, làm tăng nguy cơ xảy ra biến cố cũng như các tính toán sai lầm.
Ông cũng cho biết sẽ nêu quan ngại này với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ở thủ đô Bắc Kinh vào ngày 4/12.
Ông đồng thời kêu gọi Nhật Bản và Trung Quốc đưa ra "các biện pháp kiểm soát khủng hoảng" và thiết lập các "các kênh trao đổi thông tin hiệu quả" nhằm làm giảm nguy cơ căng thẳng leo thang.
Đồng thời, ông cam đoan, Mỹ sẽ đứng về phía đồng minh, hỗ trợ Nhật trong trường hợp nước này bị tấn công quân sự.
Song song với tuyên bố Mỹ không muốn bị lôi kéo vào bất cứ cuộc đụng độ quân sự nào của Tokyo và Bắc Kinh, Phó Tổng thống Biden cũng khẳng định chính quyền Obama có đủ vốn chính trị hay tài chính để thực hiện những kế hoạch đã định ra
Ông nói: "Có một số hoài nghi về khả năng bền bỉ của chúng tôi. Nhưng Nhật Bản biết rõ rằng chúng tôi đã hiện diện trong khu vực này hơn 60 năm qua, đóng góp an ninh để tạo ra phép lạ kinh tế cho khu vực. Chúng tôi đã, đang và sẽ là một cường quốc kinh tế, ngoại giao, quân sự trong Thái Bình Dương".
Cũng trong ngày 3/12, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney nêu rõ việc thành lập ADIZ của Bắc Kinh là một hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông và cần phải chấm dứt hành động này
Ông kêu gọi Trung Quốc cùng hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc - hai quốc gia có những phản ứng mạnh mẽ vì ADIZ chồng lấn lên một số khu vực do Seoul kiểm soát và có tranh chấp với Tokyo - nhằm thiết lập những biện pháp xây dựng lòng tin, trong đó có các kênh trao đổi thông tin khẩn cấp, để giảm căng thẳng.
Tăng cường công du châu Á-Thái Bình Dương
Trong khi Phó Tổng thống Biden đang công du ba nước Đông Bắc Á là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc thì Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng rục rịch tới Philippines để tái khẳng định cam kết của Washington giúp Manila tái thiết sau siêu bão Haiyan.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, chuyến thăm của Ngoại trưởng Kerry sẽ được tiến hành trong tháng này.
Ngoại trưởng Kerry từng tuyên bố với người đồng cấp Philippines Albert del Rosario rằng Mỹ "sẽ tiếp tục sát cánh với Philippines trong giai đoạn khó khăn hiện nay"
Dự kiến trong chuyến thăm sắp tới, hai ngoại trưởng cũng sẽ thảo luận về nhiều vấn đề song phương và khu vực.
Theo Báo Đất Việt
Trung Quốc lập ADIZ: Từ Hoa Đông đến Biển Đông Cục diện an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương có biểu hiện nóng lên sau việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) không trên biển Hoa Đông, cũng như khả năng tạo mới một ADIZ khác ở Biển Đông. ADIZ trên Hoa Đông: Bối cảnh và hệ quả ADIZ do Trung Quốc đơn...