Chiến binh xâm nhập, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp sức phút cuối Aleppo
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục điều thêm quân tiếp sức phút cuối tại Aleppo trong khi vòng vây của quân đội giải phóng đang khép chặt.
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp sức
Ngày 17/2, ông Rami Abdel, người đứng đầu đài quan sát nhân quyền Syria cho biết hơn 500 chiến binh đã vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo đó, nhóm vũ trang nói trên đang hướng tới thị trấn Azaz, phía bắc Aleppo, nơi phe đối lập đã thất bại trước các chiến binh dân quân người Kurd.
“Ít nhất 500 chiến binh đã vượt qua biên giới tại cửa khẩu Bab al-Salam và hướng đến thị trấn Azaz, họ đến để tiếp viện cho phe nổi dậy chống lại lực lượng người Kurd”, ông Rami Abdel khẳng định.
500 chiến binh kể trên được tập hợp từ số binh sĩ nổi dậy và những chiến binh thánh chiến, tất cả đều có vũ trang.
Trước đó, ngày 14/2, gần 350 chiến binh khác cũng đã vượt qua cửa khẩu Atme với vũ khí đầy đủ trên tay.
Thực tế, lực lượng đối lập Syria đang trong thế vỡ trận ở Aleppo khi phải đối mặt với những vụ tấn công lớn đến từ quân đội chính phủ Assad và lực lượng người Kurd ở Syria.
Dưới sự yểm trợ, giúp sức của không quân Nga, Quân chính phủ Assad đang giành được nhiều chiến thắng quan trọng trên chiến trường Aleppo, buộc IS và lực lượng đối lập Syria phải rút quân trong thế hoảng loạn.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đang tiếp sức phút cuối tại Aleppo
Trong khi đó người Kurd đã tiến sát tới thị trấn chiến lược quan trọng bậc nhất Azaz, và chỉ còn cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 6 km.
Nếu người Kurd giành chiến thắng và kiểm soát hoàn toàn được Azaz, vùng lãnh thổ do họ kiểm soát sẽ liền thành một dải. Với bước ngoặt này, nỗi lo ngại lớn nhất với Thổ Nhĩ Kỳ về một quốc gia Kurdistan tự do, độc lập sẽ trở thành hiện thực.
Với nỗi lo sợ người Kurd bành trướng, giành thêm diện tích, lực lượng pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục nã pháo vào các tay súng thuộc Liên minh dân chủ người Kurd (PYD) ở miền Bắc Syria gần làng Areh, Shalaf, Majd al-Kikhiya và Dwarka ở vùng núi tỉnh Lattakia gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, chính quyền Erdogan vẫn chưa có ý định dừng lại và dự kiến sẽ triển khai thêm các hoạt động quân sự tại đây.
“Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định dừng kế hoạch này. Nếu lực lượng nào đó thực hiện các vụ tấn công nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ, họ sẽ phải nhận sự phản ứng thích đáng”, tổng thống Erdogan tuyên bố hôm 17/2.
Video đang HOT
Trong khi đó, đảng Công nhân người Kurd (PKK) lại đưa ra các bằng chứng tố cáo ngược lại Thổ Nhĩ Kỳ đang tài trợ khủng bố gây ra bạo loạn tại khu vực này.
Ông Murat Karayilan, đồng sáng lập đảng PKK cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến các nhóm khủng bố.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Nga RIA Novosti tại vùng núi Quadil, Iraq, ông Murat Karayilan, đồng sáng lập đảng Công nhân người Kurd (PKK), khẳng định Đảng cầm quyền Công lý và Phát triển (AKP) có “hệ tư tưởng tương giao” và lợi ích chung với các nhóm Hồi giáo cực đoan.
“Cùng với Saudi Arabia và Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ đã tài trợ các phiến quân (ở Syria) tách ra từ al-Qaeda… Những quốc gia này hậu thuẫn và vũ trang cho nhiều nhóm Salafi cực đoan hoạt động dựa trên luật Hồi giáo”, ông nói.
Theo ông Karayilan, Ankara cho rằng nếu ba triệu người Kurd ở Syria thiết lập được khu tự trị thì 20 triệu người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lập tức làm điều tương tự.
Để ngăn kịch bản trên, AKP sẽ làm mọi điều có thể, bao gồm cả “kích động phiến quân Ahrar ash-Sham và Mặt trận Nusra tấn công những khu vực người Kurd sinh sống ở Syria”, ông Karayilan cho biết.
Người sáng lập đảng PKK chắc chắn 100% Thổ Nhĩ Kỳ vẫn duy trì liên lạc với IS. Ông có quan điểm giống Bộ Quốc phòng Nga, tố Ankara có quan hệ “đôi bên cùng có lợi” với nhóm phiến quân.
Với những hoạt động leo thang quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian gần đây tại Aleppo, nước này đã xóa tan thỏa thuận ngừng bắn mà Nga và Mỹ đã đạt được hồi tuần trước, đẩy cuộc chiến trên chiến trường rơi vào thế nguy hiểm.
Rõ ràng, sau khi nhận một loạt những thất bại và đối diện nguy cơ thất thế tại Aleppo, Ankara đang tiếp sức cuối cùng cho cứ điểm quân sự quan trọng này.
Quân Syria tiếp tục khép chặt vòng vây
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang bế tắc và chơi ván bài cuối cùng tại Aleppo thì quân đội Syria dưới sự yểm trợ, giúp sức của không quân Nga đang dần khép chặt vòng vây xung quanh trận địa Aleppo.
Ngày 18/2, quân đội Syria đã chính thức giành được thị trấn Kansaba ở vùng nông thôn phía bắc tỉnh duyên hải Latakia.
Việc giành được thị trấn Kansaba sẽ cho phép quân Assad và đồng minh được Iran hậu thuẫn khởi động chiến dịch quy mô lớn hơn để chiếm thị trấn Jisr al Shughour, tỉnh Idlib hiện do các nhóm phiến quân Hồi giáo chiếm giữ.
Trong thời gian gần đây đội quân chính phủ liên tiếp giành được những chiến thắng quan trọng tạo bước ngoặt trên chiến trường.
Ngày 14/2, quân đội Assad đã đẩy lùi các nhóm thánh chiến ra khỏi các vùng lãnh thổ ở tỉnh Latakia, giành lại các ngôi làng ở phía Tây thị trấn Salma.
Bên cạnh đó, quân chính phủ và lực lượng dân quân cũng mở các chiến dịch ồ ạt dọc theo đường cao tốc Ithriya-Raqqa nằm về đông bắc tỉnh Hama khiến các nhóm khủng bố phải rút khỏi nhiều vị trí nữa trong khu vực, để lại phía sau vô số chiến binh tử trận hoặc bị thương.
Cũng theo nguồn tin này, quân đội chính phủ đã giành chiến thắng ở khu vực đông bắc tỉnh Hama, giữ chặt tuyến đường cao tốc Salamiyah-Raqqa.
Binh sỹ quân đội Syria ở bắc Latakia.
Quân Assad đã đẩy lực lượng khủng bố ra khỏi thị trấn Ithriyah gần Raqqa, nơi có tuyến đường tiếp tế cho quân đội chính phủ ở tỉnh Aleppo chạy qua.
Trước đó, ngày 12/2, sau nhiều nỗ lực, các lực lượng vũ trang Syria tiến vào khu vực này đánh dấu thêm bước ngoặt mới trong cuộc chiến chống IS.
“Với việc quét sạch phiến quân IS khỏi tuyến đường Khanasser-Fithriyah, các lực lượng vũ trang Syria có thể tiếp tục tập trung binh sĩ ở trục Raqqa-Hama mà không cần phải lo sợ sự gián đoạn dọc theo tuyến đường cung cấp chính đến Aleppo”, mạng tin độc lập Al-Masdar News đưa tin.
Việc quân đội chính phủ liên tiếp giành nhiều chiến thắng quan trọng, khép chặt vòng vây Aleppo cùng với lực lượng người Kurd tinh nhuệ trên chiến trường đang đe dọa trực tiếp đến Thổ Nhĩ Kỳ cũng như cá nhân Tổng thống Erdogan.
Ankara đang bị đẩy vào thế hoảng loạn có thể sẽ phải đơn phương đưa quân vào Syria dù các đồng minh như Mỹ, Saudi Arabia còn đang lưỡng lự để tránh sa lầy và tìm kiếm những khe cửa hẹp khác trong cuộc chiến khốc liệt tại Syria.
Theo Trung Dũng (Tổng hợp)
Đất Việt
Thổ Nhĩ Kỳ bất ổn, hy vọng hòa bình ở Syria càng mong manh
Vụ đánh bom đẫm máu đêm 17-2 tại Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) khiến 28 người chết và 61 người bị thương đã làm dấy lên mối lo ngại sẽ khiến tình hình khu vực thêm rối ren.....
Ngày 18-2, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã lên tiếng xác nhận thủ phạm gây ra vụ đánh bom trên là một công dân Syria tị nạn có tên Salih Necar, đồng thời cáo buộc nhóm vũ trang "Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd" (YPG) ở miền Bắc Syria đã kết hợp với lực lượng đảng Công nhân người Kurd (PKK) lên kế hoạch cho vụ tấn công này.
Cả hai tổ chức YPG và PKK đều bị Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào danh sách khủng bố. Tuy nhiên, lãnh đạo cấp cao của PKK Cemil Bayik khẳng định không biết ai đứng sau vụ tấn công.
Trong vụ tấn công đêm 17-2, một quả bom đã nổ ở Kalkaia, khu vực nằm ngay trước một tòa nhà của không quân Thổ Nhĩ Kỳ gần trụ sở quốc hội nước này ở Ankara, khi đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ dừng trước một cột đèn tín hiệu giao thông. Đoàn xe này được cho đang chở thân nhân lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và trong số những người thiệt mạng có cả binh sĩ.
Trong khi đó, chưa đầy 24 giờ sau vụ đánh bom này, theo Reuters, tại Thổ Nhĩ Kỳ lại xảy ra vụ nổ trên đường cao tốc nối liền Diabakia - nơi có đông người Kurd - với quận Litre. Thiết bị gây nổ là một quả bom tự chế và cả 7 nạn nhân thiệt mạng đều là quân nhân.
Tính cả vụ nổ Trung tâm văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ ở Thụy Điển ngày 17-2 thì trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải chịu tổng cộng 3 vụ tấn công. Song cho đến nay vẫn chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm gây ra các vụ tấn công này. Tuy nhiên, một số nguồn tin đã lập tức liên hệ vụ việc với một số vụ tấn công mà PKK đã gây ra trước đó, trong khi một số khác nhận định vụ tấn công là do Tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại thị trấn Kilit của nước này nã pháo vào các mục tiêu lực lượng người Kurd ở Syria. Ảnh: AFP
Bạo lực liên tiếp diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh Ankara vừa cho biết ý định cùng với các đồng minh quốc tế tại Syria tiến hành một chiến dịch tấn công trên bộ vào nước láng giềng bất ổn Syria. Cho dù thủ phạm là PKK, IS hay bất kỳ tổ chức cực đoan nào, diễn biến bạo lực này có thể sẽ càng thúc đẩy Aka
a hành động ở Syria, mà trước mắt sẽ là đẩy nhanh kế hoạch đưa bộ binh vào nước này.
Một trong những mục tiêu của Ankara trong kế hoạch quân sự này là nhổ bỏ cái gai lực lượng người Kurd ở Syria vốn được cho là có liên hệ mật thiết với PKK. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần cáo buộc chính lực lượng người Kurd ở Syria đã chuyển giao vũ khí cho lực lượng PKK ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, trước thực tế Nga tiến hành chiến dịch oanh kích Syria làm cản trở các tham vọng của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, bao gồm việc lật đổ chính quyền của Tổng thống Al- Assad, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể ngồi yên.
Vụ việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của không quân Nga tại khu vực biên giới với Syria cho thấy "giọt nước đã tràn ly" làm bùng nổ căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Rõ ràng việc Thổ Nhĩ Kỳ lôi kéo các nước đồng minh đưa quân vào Syria còn nhằm gây áp lực lên Mátxcơva.
Tuy nhiên, kế hoạch quân sự của Anka-ra tại Syria ở vào thời điểm hiện nay không phải dễ thực hiện, vì hiện nay kế hoạch này không được sự ủng hộ của Mỹ và Nga, hai quốc gia đang giữ vai trò cầm trịch trên "bàn cờ Syria".
Ngoài ra, A-rập Xê-út, nước ban đầu tỏ ra ủng hộ kế hoạch triển khai bộ binh tới Syria của Ankara, đang tỏ thái độ lưỡng lự và chờ phản ứng tiếp theo của Mỹ. Ngoại trưởng A-rập Xê-út, ông Adel Al-Jubeir tuyên bố: "Chúng tôi đã tuyên bố rằng nếu liên minh do Mỹ dẫn đầu phái quân đổ bộ tới Syria, chúng tôi sẵn sàng đưa lực lượng đặc biệt tới đây. Nên bây giờ chúng tôi đang đợi xem các diễn biến tiếp theo".
Sự thay đổi thái độ của Riyadh được cho là do một loạt quốc gia trong khu vực và thế giới đồng loạt lên tiếng phản đối kế hoạch đưa quân vào Syria. Việc này đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào tình thế đơn độc trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức cả trong lẫn ngoài, bao gồm mối đe dọa từ PKK và số các vụ tấn công khủng bố gia tăng.
Đó là chưa kể việc các cuộc nã pháo xuyên biên giới nhằm và lực lượng người Kurd ở Syria của quân đội chính quyền Ankara càng khiến Thổ Nhĩ Kỳ bị Washington và các nước trong khu vực xa lánh, do lo ngại hành động này sẽ khiến căng thẳng và bạo lực leo thang ở khu vực.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T. Erdogan từng khẳng định, nước này "không có ý định dừng các cuộc pháo kích người Kurd ở Syria" và cho rằng, việc phớt lờ mối liên hệ giữa lực lượng người Kurd ở Syria và PKK là một "hành động thù địch".
Ông Erdogan cho rằng, Mỹ cần đưa ra quyết định ủng hộ Ankara hay lực lượng người Kurd. Nhưng yêu cầu này của Ankara luôn bị Washington khước từ và thực tế là Mỹ vẫn ra sức ủng hộ lực lượng người Kurd ở Syria và hỗ trợ vũ khí cho lực lượng này trong cuộc chiến chống IS.
Những bất đồng nói trên giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ được cho là một trong những nguyên nhân cản trở nỗ lực giải quyết xung đột dai dẳng ở Syria vốn rất cần sự hỗ trợ và đồng tình của các nước láng giềng trong khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh bạo lực leo thang tại Thổ Nhĩ Kỳ với các cuộc tấn công khủng bố gia tăng, chưa có gì bảo đảm Ankara và Washington sẽ đạt được đồng thuận trong vấn đề Syria. Kể cả trước thực tế là sau vụ tấn công khủng bố đêm 17-2 ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đã khẳng định sự đoàn kết với Ankara.
Nhận định về những diễn biến ở Thổ Nhĩ Kỳ, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Frants Klintsevich, ngày 17-2, đã nhấn mạnh vụ tấn công khủng bố ở thủ đô Ankara Thổ Nhĩ Kỳ khiến gần một trăm người thương vong đã làm trầm trọng thêm tình hình ở Trung Đông, cản trở các cuộc đàm phán giữa các phe phái ở Syria.
Theo Mai Nguyên
Quân đội nhân dân
Đưa quân vào Syria, Ankara đã ngấm sai lầm? Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ vận động các nước đưa quân vào Syria đơn độc, thì Nga lại đang gia tăng thêm những sức ép mới trên chiến trường. Thổ Nhĩ Kỳ ra tối hậu thư trong đơn độc Ngày 17/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho rằng Mỹ cần đưa ra quyết định muốn ủng hộ Ankara hay lực lượng người...