Chiến binh Syria ồ ạt hạ vũ khí
Gần 850 chiến binh Syria đã nhất trí hạ vũ khí, từ bỏ cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài suốt hơn 5 năm qua ở quốc gia Trung Đông. Đây là kết quả của các cuộc đàm phán, trung tâm hoà giải các phe nhóm đối lập ở Syria của Nga hôm qua (1/3) đã cho biết như vậy.
Ảnh minh hoạ
Các đại diện của Nga đã đứng ra làm trung gian cho một cuộc gặp giữa giới chức tỉnh Daraa với người dân của 6 cộng đồng có hơn 1.000 người tham gia. Sau cuộc gặp gỡ, 842 thành viên của các nhóm vũ trang Jaish al-Islam, Quân đội Syria Tự do và Sư đoàn Yarmuk đã đặt bút ký vào bản tuyên bố về việc sẽ từ bỏ cuộc đấu tranh vũ trang và quay trở về cuộc sống hoà bình.
Cuộc gặp nói trên diễn ra bất chấp những nỗ lực phá hoại, cản trở, gây khó khăn của các nhóm cực đoan. Trên đường đến tham gia cuộc họp, nhiều người dân địa phương đã bị các chiến binh đánh đập. Cựu Đại tá quân đội Syria – ông Zaidan Alnserat – một trong những người khởi xướng ý tưởng tổ chức cuộc gặp gỡ, đã bị bắt làm con tin.
Syria đã chìm trong một cuộc nội chiến đẫm máu và căng thẳng từ năm 2011. Cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của hơn 250.000 và đẩy hàng triệu người vào cảnh sống lay lắt, khốn cùng.
Tuy nhiên, gần đây, tình hình Syria đang có nhiều dấu hiệu tiến triển khi các bên đang thực hiện một thoả thuận đình chiến do Nga và Mỹ đạt được. Người ta có quyền hy vọng về khả năng cuộc chiến ở Syria chấm dứt khi Nga và Mỹ bắt đầu hợp tác mạnh mẽ trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở quốc gia Trung Đông này.
Video đang HOT
Trước đó, Nga và Mỹ vẫn còn đối đầu nhau gay gắt về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
Kiệt Linh (theo Itar Tass)
Theo_VnMedia
IS đang "bẫy" Mỹ vào cuộc chiến trên bộ
Tổ chức khủng bố khét tiếng phát đi tín hiệu rõ ràng rằng, chúng muốn lôi kéo Mỹ và các đồng minh vào một cuộc chiến tranh trên bộ.
Theo New York Times, khi Mỹ triển khai bộ binh tấn công Iraq năm 2001, một trong những người ủng hộ động thái này nhiệt tình nhất chính là Abu Musab al-Zarqawi, một thủ lĩnh khủng bố khét tiếng.
Theo đó, trong một tuyên bố năm 2003, Abu Musab al-Zarqawi - kẻ sáng lập ra nhóm khủng bố tiền thân của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) gọi chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ tại Iraq là "Cuộc xâm lược thần thánh!".
Tuyên bố của Abu Musab al-Zarqawi - vốn không gây nhiều chú ý thời điểm đó - đã phản ánh niềm tin cốt lõi cũng như động cơ mạnh mẽ thôi thúc các chiến binh IS tranh nhau tử vì đạo.
Các chiến binh IS tuyệt đối tin vào lời tiên tri rằng, chúng sẽ giành chiến thắng trước Mỹ và phương Tây trong một cuộc chiến tranh trên bộ.
Năm ngoái, khi các chiến binh IS tại Syria chặt đầu con tin người Mỹ Peter Kassig, một tay đao phủ đã lớn tiếng tuyên bố rằng, chúng đang "háo hức chờ đợi để nghênh đón và chôn vùi" đội quân viễn chinh của Mỹ.
Trong ấn bản mới nhất của Dabiq - tạp chí do IS xuất bản, cũng có một bài viết chỉ ra cách thức để lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến trên bộ, đó là ra sức thực hiện nhiều hơn nữa các cuộc tấn công chết chóc và đẫm máu trên đất Mỹ. Những kẻ khủng bố còn khẳng định, tác giả bài viết trên là một con tin người Anh tên John Cantlie.
Trên thực tế, các tài liệu tuyên truyền của IS đã liên tục nhấn mạnh vào lời tiên tri về cuộc chiến vĩ đại cuối cùng trong đó, chúng sẽ là kẻ chiến thắng. Các chuyên gia chống khủng bố cho hay, đây là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp IS chiêu mộ tân binh trên khắp thế giới.
Giáo sư Filiu bình luận, cách duy nhất để ngăn chặn việc IS tuyển quân đồng thời tiêu diệt IS đó là "bóc mẽ" lời tiên tri của chúng.
"Để phá vỡ động lực của chúng, chúng ta phải bóc mẽ lời tiên tri. Chúng ta cần phải bắt chúng hứng thất bại thảm hại, chẳng hạn tái chiếm lại Raqqa (hang ổ của IS tại Syria). Tuy nhiên, chiến thắng quan trọng và ý nghĩa đó phải do các lực lượng địa phương giành được", Giáo sư Filiu tuyên bố.
Ý thức hệ trên của IS cũng đã được nhắc tới trong bài phát biểu về chủ nghĩa khủng bố của Tổng thống Mỹ Obama cuối tuần trước.
Theo đó, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh, Mỹ cần nỗ lực để "giành chiến thắng toàn diện" trong cuộc chiến chống lại IS nhờ chiến dịch không kích trên bầu trời kết hợp với vai trò tác chiến trên bộ của các lực lượng địa phương được nước này hậu thuẫn, thay vì triển khai bộ binh tham chiến để tránh kịch bản sa lầy như ở Iraq và Afghanistan.
Đặc nhiệm Mỹ được triển khai ở Iraq. Ảnh: Reuters.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 1.12 xác nhận, việc triển khai đặc nhiệm tới Iraq là nhằm hỗ trợ cho lực lượng an ninh nước này, cũng như dân quân người Kurd trong cuộc chiến chống lại IS.
Theo đó, "lực lượng viễn chinh đặc biệt" Mỹ cử đến Iraq lần này bao gồm khoảng 200 lính đặc nhiệm được các cơ quan tình báo hỗ trợ sẽ có nhiệm vụ "tìm diệt các thủ lĩnh và chỉ huy chủ chốt của IS" trên chiến trường Iraq và Syria.
Một số chuyên gia phân tích bình luận, động thái trên phản ánh rằng, giới chức Mỹ đã thừa nhận, chiến dịch không kích IS hơn một năm rưỡi qua không hiệu quả, theo đó, dưới áp lực của dư luận và các mối đe dọa ngày càng tăng từ IS, Washington có thể lựa chọn khả năng can thiệp trên bộ để xóa sổ tổ chức khủng bố này.
Tuy nhiên, bất kể chiến dịch can thiệp trên bộ có tiềm năng dẫn tới thành công, các chuyên gia phân tích kỳ cựu vẫn mạnh mẽ cảnh báo rằng, nếu Mỹ và các đồng minh đưa ra quyết định như vậy, họ sẽ "trúng bẫy" của phiến quân IS.
Theo DanViet
AIDS: Kẻ thù mới của phiến quân IS Không chỉ đối mặt với các cuộc không kích của liên minh quốc tế, phiến quân IS đang đối diện với mối đe dọa mới: Bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chỉ huy của nhóm phiến quân IS ở thành phố Deir Ez-Zor, Syria đang cảm thấy lo sợ không phải vì các cuộc không kích của liên quân do Mỹ đứng...