“Chiến binh nhí” dũng cảm với 6 năm điều trị ung thư
Tết Trung thu là ngày mà các con được nhận được những món quà của cha, của mẹ, của người thân, được đi chơi, vui đùa cùng bạn bè. Thế nhưng, đối với những em nhỏ đang điều trị căn bệnh ung thư tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều thì đó trở thành mong ước rất lớn.
Mẹ ơi, có loại thuốc nào cho con uống để ngủ mãi mãi không?
Một trong những trường hợp đặc biệt đang điều trị ở BV K Tân Triều đó là em Vũ Quý Nam Phát, 10 tuổi trú tại phường Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Em được phát hiện ung thư nguyên bào thần kinh khi mẹ đưa đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Nam Phát (mặc áo hồng, quần xanh lá cây) đón trung thu cùng các bạn ở Bệnh viện K Tân Triều.
Những ngày đầu Nam Phát mắc căn bệnh quái ác đó, con vẫn còn quá nhỏ để hiểu thế nào là ung thư, thế nào là bệnh hiểm nghèo, con càng chưa hình dung được những khó khăn mà mình sẽ trải qua, con vẫn vui tươi, đùa nghịch như bao đứa trẻ khác.
Điều trị một thời gian tại Bệnh viện Nhi, bác sĩ cho con về nhà và lịch hẹn tái khám. Mặc dù vẫn điều trị bệnh nhưng 4 năm học đầu đời, Nam Phát luôn là học sinh ngoan ngoãn, được thầy cô khen ngợi rất thông minh, luôn đi đầu trong những phong trào của lớp, nhưng cũng là lúc con nhận thức được về căn bệnh của mình.
Từ năm 2014 – 2016, Nam Phát được điều trị tại Bệnh viện Nhi, không may bác sĩ phát hiện Nam Phát bị di căn tủy, thêm một gánh nặng quá lớn đè nén lên tinh thần, đôi vai người mẹ, chị như mất hết niềm tin và hy vọng.
Nhưng cũng chính cậu bé ấy, người chịu những cơn đau bệnh tật lại là người động viên an ủi mẹ “Mẹ yên tâm con sẽ cố gắng điều trị và học thật giỏi để mẹ không phải lo lắng”. Có những lúc, nước mắt của nười mẹ ấy đã tuôn không ngừng vì câu hỏi ngây ngô của Phát ” Mẹ ơi mẹ có loại thuốc nào cho con uống để ngủ mãi mãi không mẹ”.
Nghị lực của “Chiến binh nhí” dũng cảm
Năm 2017, chị Đinh Phương Thảo (mẹ của Nam Phát) đưa con sang Bệnh viện K để thăm khám và điều trị. Ở đây, em đã tìm được những người bạn đồng cảnh ngộ với mình để cùng chia sẻ động viên tình thần những lúc khó khăn.
Video đang HOT
Nam Phát lúc đi học ở trường.
Chị kể: “Nam Phát từ nhỏ đã là cậu bé hiểu chuyện, bước sang năm thứ 6 điều trị, chị khóc nhiều chứ con thì dũng cảm, không bao giờ khóc. Ở trường và ở viện các bạn đều rất khâm phục và gọi con là “chiến binh nhí”. Con là cuộc sống của chị, nhìn con đau chị ước gì có thể đau thay con, chỉ mong có phép màu nào đấy, để con ở cạnh chị lâu hơn, chị được ôm và vỗ về con nhiều hơn”.
TS.BS Trần Văn Công, Trưởng khoa Nội Nhi cho biết: “Nam Phát là một em bé có một tinh thần lạc quan, yêu đời, cậu bé rất sâu sắc, biết nghĩ cho người khác đặc biệt là rất thương mẹ của mình. Nam Phát vẫn đang được các bác sĩ tận tình điều trị, hơn nữa em luôn lắng nghe, tuân thủ theo phác đồ điều trị, vì vậy sức khỏe tiến triển tốt hơn”.
Quả thật, ai đã từng tiếp xúc với cậu bé đầy nghị lực này đều có một cảm nhận chung đó là sự khâm phục về tinh thần, ý chí của em. Và, càng khâm phục em bao nhiêu thì chúng tôi lại càng thấu hiểu cho tấm lòng của người mẹ có con bị ung thư. Thế nhưng, niềm tin, hi vọng vào cuộc sống vẫn như được nhen nhóm khi mới đây, gia đình chị đón nhận tin vui con gái lớn đậu Đại học.
Một mùa Trung thu nữa lại sắp qua, cầu mong cho mẹ của Nam Phát và em đủ tự tin, nghị lực để dũng cảm đối mặt với chặng đường điều trị ung thư còn đầy chông gai, nhọc nhằn phía trước.
Thế Công
Theo toquoc.vn
Thầy cô giáo hợp đồng Hà Nội, hãy dũng cảm lên
Nếu không đạt ước mơ, các bạn tôi ơi, hãy dũng cảm đương đầu với "số phận", tôi tin rằng cánh cửa này đóng lại, có cánh cửa khác mở ra.
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, trong ngày 9/7/2019, tại phiên họp của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Nguyễn Đức Chung đã đăng đàn giải trình làm rõ hơn các vấn đề cử tri, người dân Hà Nội quan tâm.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1076/QĐ - UBND ngày 7/3/2019.
Theo đó tiêu chuẩn để xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng lâu năm căn cứ vào Khoản 7 Điều 2 của Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định điều kiện được xem xét tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp đặc biệt.
1. Có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí làm việc.
2. Yêu cầu trình độ đào tạo Đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
3. Được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn).
4. Người ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
Nhiều giáo viên diện hợp đồng có mặt tại Ban tiếp dân thành phố Hà Nội kêu cứu. Ảnh: V.N/ Giaoduc.net.vn
Theo thông báo mới nhất của Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội: Kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố tại hội nghị về công tác tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập trực thuộc Ủy ban Nhân dân các Quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố năm 2019, trong tổng số gần 3000 giáo viên hợp đồng tại Hà Nội không có ai có đủ điều kiện để xét đặc cách.
Trở lại với hợp đồng của giáo viên Hà Nội, không ít giáo viên không được đóng bảo hiểm xã hội, điều này là vi phạm luật Bảo hiểm xã hội. Việc vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội chính là cơ quan tuyển dụng, chứ không phải giáo viên.
Hình ảnh những thầy cô giáo hợp đồng ở Hà Nội làm đủ nghề tay trái để nuôi nghề giáo, nước mắt tuôn rơi, vẫn mang niềm tin vào một quyết định nhân văn của lãnh đạo thành phố, khiến mọi người rất đau lòng.
Thủ đô, nơi hội tụ ngàn năm văn hiến, không thể có cuộc thi nào, có thể chọn lựa cho học sinh những giáo viên yêu nghề như thế. Để trở thành một giáo viên giỏi, đầu tiên phải yêu nghề giáo.
Hãy bỏ bớt những "tiêu chí" đã làm khổ thầy cô, hãy dang vòng tay nhân ái, ôm vào lòng những người đã chịu thiệt thòi, vì học sinh thân yêu.
Nhân ái với thầy cô, thể hiện văn hóa Thủ đô ngàn năm văn hiến; không có tiêu chí nào cao hơn được sự hy sinh tuổi thanh xuân của thầy cô cho học trò!
Chuyện cô giáo Bùi Thị Nhàn (sinh năm 1980, thôn Bình Tây, Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) gửi Uỷ ban Nhân dân huyện Hoằng Hoá và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đơn xin nghỉ việc vào ngày khai giảng làm dư luận không khỏi "ngỡ ngàng", xót xa.
Mức lương hàng tháng cô nhận được là 6 triệu đồng, nhưng với cô Nhàn thì không đủ trang trải cuộc sống. Với 6 triệu đồng, nông thôn Thanh Hóa còn không đủ sống, với 1.200.000 đồng lương hợp đồng ngay thành phố Hà Nội, chắc chắn thầy cô vất vả bội phần.
Nếu không đạt ước mơ, các bạn tôi ơi, hãy dũng cảm đương đầu với "số phận", tôi tin rằng cánh cửa này đóng lại, có cánh cửa khác mở ra, vất vả bước đầu nhưng tôi tin các bạn mình sẽ vượt qua; như các bạn đã vượt qua với đồng lương "chết đói".
Có điều kiện, mở lớp dạy miễn phí, đi dạy miễn phí, thầy cô vẫn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Các bạn sẽ là nhà giáo của nhân dân, chỉ cần nhân dân phong tặng, thế là đủ.
Hãy dũng cảm lên, kiên cường như chính các bạn đã sống qua thời gian làm giáo viên hợp đồng.
Tài liệu tham khảo:
1: //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/khong-duoc-dong-bao-hiem-giao-vien-huyen-my-duc-mat-co-hoi-duoc-xet-tuyen-post200334.gd
2: //giaoduc.net.vn/tieu-diem/giao-vien-hop-dong-va-nhung-dieu-khoan-day-may-rui-post200993.gd
3: //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/chu-tich-ha-noi-noi-xet-tuyen-cac-huyen-van-dong-loat-bat-giao-vien-thi-tuyen-post200854.gd
4://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/gan-3000-giao-vien-hop-dong-tai-ha-noi-khong-ai-du-dieu-kien-xet-dac-cach-post202391.gd
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
Trường học New York phải tổ chức mặc niệm vụ 11/9 MỸ - Các trường công ở thành phố New York hàng năm phải tổ chức lễ mặc niệm vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 theo luật mới được thông qua. Luật mới được Thống đốc bang New York Andrew Cuomo ký thông qua hôm 9/9 và có hiệu lực ngay lập tức, nhằm giúp các thế hệ tương lai hiểu về vụ...