Chiến binh IS thay hình đổi dạng, vượt Địa Trung Hải tới châu Âu
Lợi dụng các băng nhóm buôn người xuyên Địa Trung Hải, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) lệnh cho các chiến binh cạo rậu, đóng giả người nhập cư, lên các chuyến tàu vượt đại dương để xâm nhập vào châu Âu.
Các chiến binh IS ở Libya
Theo tờ Daily Mail của Anh, những chiến binh IS được cử tới châu Âu được xem là “những thành viên mơ ước” bởi họ có cơ hội được đi vòng quanh châu lục này. Họ trà trộn lên các tàu buôn người, chuyên vận chuyển di dân vượt Địa Trung Hải. IS lợi dụng sự ảnh hưởng của chúng, ép các chủ tàu phải chứa chấp các chiến binh chúng muốn gửi sang châu Âu.
Các di dân ngồi chen chúc trên tàu, lênh đênh trên Địa Trung Hải tìm đường vào châu Âu. Tại Libya, kể từ sau cuộc xung đột đẫm máu năm 2011 đến nay, nước này vẫn chưa thành lập được một chính phủ ổn định. Sự bất ổn chính trị đã tạo điều kiện cho các mạng lưới buôn người phát triển mạnh.
Trong khi đó, IS kiểm soát các phần lãnh thổ ở Syria và Iraq, những tháng gần đây đẩy mạnh ảnh hưởng sáng Libya. IS đã kiểm soát được một phần lãnh thổ Libya bao gồm thành phố miền Đông Derna.
Video đang HOT
IS cho phép các chủ tàu hoạt động tại khu vực mà chúng kiểm soát và yêu cầu họ chia đôi lợi nhuận trong mọi phi vụ làm ăn. IS thậm chí còn bị cáo buộc đã ép các gia đình trong các trại tị nạn ở biên giới Lebanon và Jordan lên thuyền tới Libya, để rồi lại từ đất nước Bắc Phi lại lên tàu vượt Địa Trung Hải tới châu Âu. Những di dân này bị buộc phải gia nhập IS hoặc tham gia khóa học luật Hồi giáo hà khắc do IS áp dụng trong 7 ngày trước khi lên đường vượt Địa Trung Hải tới châu Âu.
Các chiến binh IS được cho là đã trà trộn vào các tàu chở di dân vượt Địa Trung Hải để xâm nhập vào châu Âu.
BBC dẫn lời các quan chức Italy và Ai Cập giấu tên cho hay, IS thu mỗi chủ tàu khoảng gần 100.000 USD. Dựa trên số liệu về số lượng di dân vượt Địa Trung Hải vào châu Âu, ước tính, khoảng 60.000 người đã vượt Địa Trung Hải trong năm nay, chạy trốn khỏi xung đột và nghèo đói.
Năm ngoái, con số này rơi vào khoảng 219.000 người. IS có thể đã kiếm được hàng triệu USD mỗi năm từ việc thu thế của các băng nhóm buôn người.
Các chiến binh IS được cho là đã trà trộn vào các tàu chở di dân vượt Địa Trung Hải để xâm nhập vào châu Âu.
Abdul Basit Haroun, cố vấn tình báo của chính phủ Libya cho biết, ông đã nói chuyện với các chủ tàu hoạt động trong khu vực do IS nắm quyền kiểm soát ở Bắc Phi. Các chủ tàu thừa nhận, họ bị IS ăn chặn 50% lợi nhuận.
“Chúng (IS) đang lợi dụng các tàu chở người nhập cư để gửi các chiến binh tới châu Âu. Cảnh sát châu Âu khó lòng biết được ai là chiến binh IS, ai là người tị nạn. Các chủ tàu được yêu cầu chở theo các chiến binh IS. Những người chỉ đi một mình, ngồi tách khỏi những di dân khác và không sợ bất cứ thứ gì trên tàu, được cho là các chiến binh IS, 100%”, ông Abdul Basit Haroun nhấn mạnh.
Viên cố vấn tình báo này còn cảnh báo: “Tôi cho rằng, chúng (IS) đang âm mưu kế hoạch gì đó cho nay mai”.
Trước đó, các quan chức Italia và Ai Cập cũng đã cảnh báo rằng, các chiến binh IS có thể tiếp cận, xâm nhập vào châu Âu thông qua các tàu chở người di cư. Đầu năm nay, cơ quan kiểm soát biên giới của EU, Frontex, cũng cảnh báo rằng rất có thể các chiến binh cực đoan nước ngoài sẽ lợi dụng các tuyến đường di cư bất hợp pháp để xâm nhập châu Âu.
Theo Dân Việt
Tàu tuần tra Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư
N gày 15/5 ba tàu tuần tra Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư và ở đó hai tiếng đồng hồ .
Theo Cảnh sát bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG), ngày 15/5 ba tàu tuần tra Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư và ở đó hai tiếng đồng hồ .
Trước đó, Cục Hải Dương Quốc gia Trung Quốc thông báo, ba tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lần lượt mang số hiệu là 2350, 2305 và 2102.
Tàu tuần tra biển Trung Quốc.
Trong khi đó, Đơn vị Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản số 11 ở Naha, tỉnh Okinawa, xác nhận rằng, vào khoảng 9h (giờ địa phương) ngày 15/5, ba tàu tuần tra Trung Quốcđã tiến vào vùng biển 12 hải lý của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ba tàu nói trên lưu lại khu vực nói trên khoảng hai tiếng đồng hồ và đến trưa mới rời đi.
Ngay lập tức, lực lượng Nhật Bản nhanh chóng tiếp cận và yêu cầu ba tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực này. Tính từ đầu năm tới nay, đây là lần xâm nhập thứ 14 của tàu Trung Quốc vào vùng biển của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp.
Trịnh Hải Nam (theo Chinanews, NHK)
Theo_Kiến Thức
Di dân Trung Quốc, Ấn Độ ồ ạt vào Mỹ Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 2013 đã cùng hất cẳng Mexico khỏi vị trí quốc gia có lượng di dân vào Mỹ cao nhất, theo báo cáo mới của Cục Thống kê Mỹ. Một cảnh tượng thuần sắc Á Đông tại thành phố New York - Ảnh: AFP Báo cáo của Cục Thống kê Mỹ, do chuyên gia dân số học...