Chiến binh Iraq giả chết để không bị IS sát hại
Bị IS bắn như vãi đạn, chiến binh bộ tộc phải nấp dưới xác chết mới thoát khỏi vụ thảm sát của IS.
Ông Muhammed Hilal và khoảng 100 chiến binh khác của bộ tộc Albu Nimr (Iraq) nín thở nấp trong đám cỏ cao và cảm thấy an toàn, cho đến khi ánh đèn pha của hàng chục chiếc xe ô tô làm lộ vị trí của họ.
Chiến binh IS ào ạt tràn vào một thành phố của Iraq
Đám chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) hét lên: “Bọn tao biết chúng mày đang ở đó, lũ phản bội”, trước khi bắn xối xả về phía những người đàn ông bộ tộc đã chiến đấu chống lại chúng suốt nhiều tuần qua.
Rất nhiều người chết dưới làn đạn của IS, và nhiều người bị bắt đi làm tù binh. Bị trúng đạn vào chân và tay, Hilal đã thoát nạn bằng cách lăn vào vũng máu và giả vờ chết giữa đống thi thể của những người cùng bộ lạc, trong khi IS đánh đập những người bị thương và gọi họ là “đồ cặn bã”.
Khi IS rời đi mà không phát hiện ra Hilal đang nằm nín thở dưới một xác chết, ông này lết đi và nhìn thấy rất nhiều thi thể, trong đó có cả người già và trẻ em, bị vứt rải rác dọc đường. Ông đã tìm được đường đến Haditha, một thị trấn do quân đội Iraq và các chiến binh bộ tộc kiểm soát.
Trong những ngày qua, IS đã càn quét ngôi làng chính nơi bộ tộc Albu Nimr sinh sống, lùng bắt những người đã dám cầm súng đứng lên chống lại sự tàn bạo của chúng, và thẳng tay thực hiện những vụ thảm sát tập thể kinh hoàng đối với chiến binh bộ tộc.
IS thực hiện một vụ thảm sát người vô tội
Chiến thuật của IS là rất rõ ràng – chiếm lấy lãnh thổ, loại bỏ bất cứ người nào dám đứng lên cản đường chúng và kiểm soát, điều hành khu vực đó như một nhà nước Hồi giáo thực thụ.
Chiến dịch tấn công bộ tộc Albu Nimr của IS tại tỉnh Anbar, miền bắc Iraq đã được lên kế hoạch rất cẩn thận. Trước khi tấn công vào ngôi làng Zauiyat, IS đã cài cắm nhiều tay chân chỉ điểm vào làng, và những kẻ này có nhiệm vụ cung cấp tên tuổi của các chiến binh chống IS.
Các thành viên sống sót trong bộ tộc này kể lại: “Vào đêm chúng tiến vào làng, quân đội chính phủ rút lui và nhanh chóng tháo chạy. Họ bỏ lại chúng tôi trong tình cảnh không có đạn dược, và biết không thể đương đầu nổi với IS, chúng tôi đành phải đầu hàng.
Video đang HOT
Giống như nhiều dân làng khác, ông Haji Rudaif chạy khỏi làng với chỉ duy nhất bộ quần áo trên người. Một số người đổ ra đường cao tốc để chạy về thành phố Hit, nơi IS tuyên bố là nơi trú ẩn an toàn cho những người chạy trốn, thế nhưng họ đã phạm phải sai lầm chết người. Đây chính là nơi chiến dịch thảm sát bắt đầu với việc 35 chiến binh bộ tộc bị hành hình.
Một phiến quân IS bị lực lượng an ninh Iraq bắt giữ
Nhiều người khác, trong đó có chiến binh Abu Ibtisam, đã phải đi bộ 6 cây số hướng về sa mạc sau khi bị IS tước đoạt hết vàng bạc, tiền mặt, thậm chí giật cả sợi dây chuyền trên cổ con gái ông.
Tại một chốt kiểm soát của IS, một phiến quân ném túi sữa bột của vợ ông xuống đất và ngăn cản khi bà tìm cách hót đống sữa lẫn đất cát vào túi. Sau khi cướp sạch tài sản của họ, phiến quân IS cho phép họ tiếp tục hành trình.
Abu Ibtisam cho biết: “Một tên còn tuyên bố rằng con cái của chúng tôi không đáng được sống vì khi chúng lớn lên, chúng sẽ chiến đấu chống lại IS để trả thù”.
Sau khi hàng trăm thành viên bộ lạc bỏ chạy tán loạn, chiến binh Majid Ouda và hai người em họ hướng về một sa mạc, nơi họ ẩn nấp suốt 5 ngày và sống sót nhờ vào quả chà là và nước đọng ở một cái hồ.
Khi bắt được sóng điện thoại và gọi về cho mẹ, mẹ anh hốt hoảng thông báo rằng đứa em 13 tuổi Mohammed đã bị chiến binh IS bắt đi đâu không rõ, trong khi anh trai tôi và 47 học sinh khác đã bị giết hại trong một vụ thảm sát ở Hit. Ouda nói: “Chúng giết hại anh ấy chỉ vì tôi là một cảnh sát”.
Các nữ chiến binh người Kurd chống lại phiến quân IS
Ông Hamdan al-Nimrawy, một lãnh đạo bộ tộc Albu Nimr cho biết cho đến nay đã có tổng cộng khoảng 540 thành viên bộ tộc bị IS sát hại hoặc mất tích.
Trong quá trình chạy trốn IS trên sa mạc, vì không đủ nước uống, vợ của anh Abu Takaa bị mất sữa, và đứa con nhỏ của anh qua đời vì quá đói. Người đàn ông này đau đớn kể lại: “Vợ tôi đã khăng khăng ôm xác con suốt hai ngày trời”.
Đau đớn hơn cả là gia đình anh không có thời gian để tưởng niệm đứa con nhỏ bé vừa mới qua đời, vì họ sợ rằng nếu dừng lại, IS sẽ lần ra dấu vết của họ. “Chúng tôi chôn nó trên sa mạc, nhờ những người du mục chăm sóc nấm mộ của nó rồi lại phải vội vã lên đường”, Takaa lau vội giọt nước mắt trên khuôn mặt đen sạm.
Theo Khampha
Bên trong thành trì chống IS ở thị trấn Kobani
Trong vòng vây của IS, người dân Kobani vẫn đoàn kết một lòng, quyết chiến đấu để bảo vệ quê hương.
Trong suốt gần 2 tháng phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) vây hãm thị trấn biên giới Kobani của người Kurd ở miền bắc Syria, Ersin Caksu là một trong số ít phóng viên bám trụ lại bên trong vùng chiến sự để đưa tin về cuộc chiến chống IS ở Kobani.
Thị trấn Kobani trong vòng vây hãm của IS suốt 2 tháng qua
Sau khi IS phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn, khoảng 400.000 người dân Kobani và những khu vực xung quanh đã nhanh chóng chạy qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và trú ngụ tại trại tị nạn Suruc. Đến nay chỉ còn khoảng 4.000 người sống trong những khu vực tương đối an toàn ở phía bắc thị trấn, trong đó có những chiến binh đang kiên cường chống lại IS.
Khu vực phía đông thị trấn Kobani đã trở thành một đống đổ nát sau những trận giao tranh dữ dội bằng đạn cối và cả những vụ đánh bom tự sát do phiến quân IS thực hiện bằng những chiếc xe chất đầy thuốc nổ lao vào chốt kiểm soát của dân quân người Kurd. Rất nhiều ngôi nhà cũng sập vụn trong các cuộc không kích của Mỹ và đồng minh.
Kobani đổ nát dưới làn bom đạn
Khu vực phía nam Kobani dù không chịu thiệt hại nặng nề như vậy, nhưng cảnh tượng ở đây vẫn vô cùng tang thương và ảm đạm. Những trận chiến trên đường phố diễn ra liên tục, khiến không một ngôi nhà nào ở Kobani còn cửa chính.
Tất cả những ngôi nhà giờ đây được nối với nhau bằng những lỗ thủng lớn trên tường, để các chiến binh có thể dễ dàng di chuyển từ nhà này sang nhà khác trong quá trình chiến đấu.
Trên đường phố đầy những chiếc xe bị lật úp, bốc cháy chỉ còn trơ khung sắt. Mặt đường và những bức tường xung quanh chi chít vết đạn và những hố bom sâu hoắm.
Kể từ khi chiến dịch vây hãm của IS bắt đầu, mọi con đường, góc phố ở Kobani bắt đầu trở nên bẩn thỉu, ngập ngụa và những bầy ruồi lớn. Những con chó mèo bị gia chủ bỏ lại gầy giơ xương vì đói chỉ biết lang thang trên đường kiếm ăn.
Chỉ còn người già và trẻ em bám trụ lại Kobani trong vòng vây của IS
Phần lớn dân thường còn bám trụ lại trong thị trấn là người già, phụ nữ hoặc trẻ em. Lực lượng dân quân người Kurd cấm họ ra tiền tuyến đánh nhau với IS, nhưng một số người đã chống lại lệnh cấm và vẫn cầm súng chiến đấu.
Ông lão 67 tuổi Xelil Osman đã tự cầm súng chiến đấu cùng 2 đứa con trai của mình để ngăn chặn sự tàn bạo của IS. Ông tuyên bố: "Trong lúc bọn trẻ đang chiến đấu và ngã xuống, người già như tôi mà còn sợ chết ư?"
Đêm đến, dân thường trong thị trấn chỉ rời khỏi nhà khi có tình huống khẩn cấp. Nếu có ai đó bị ốm, họ sẽ gọi các quan chức địa phương, và một xe cấp cứu cùng 2 chiến binh dân quân người Kurd YPG hộ tống sẽ tới đưa họ đến bệnh viện để chữa trị.
Ông lão Osman vẫn cầm súng cùng các con chiến đấu chống IS
Khi IS tấn công bằng đạn cối, tình huống khẩn cấp sẽ được ban bố và các chiến binh YPG nhanh chóng đưa mọi người đến nơi trú ẩn an toàn, đồng thời tổ chức chuẩn bị chiến đấu.
Phóng viên Caksu đã cảm nhận thấy một bầu không khí đoàn kết tuyệt đối giữa các chiến binh và người dân Kobani quyết chiến đến cùng để bảo vệ thị trấn. Có lẽ chính tinh thần đoàn kết này đã giúp người dân Kobani đứng vững trước vô số đợt tấn công do IS phát động.
Người dân trong thị trấn sẵn sàng chia sẻ lương thực, thực phẩm mà họ dự trữ cho mùa đông với bất kỳ người nào cần đến chúng, và họ cũng sẵn sàng đóng góp những tài sản của mình cho cuộc chiến đấu chung.
Người dân Kobani đoàn kết một lòng bảo vệ quê hương
Khi cần thiết, các chiến binh YPG có thể mở cửa gara của một ngôi nhà nào đó, ghi chép tên chủ xe và biển số vào hồ sơ để có thể bồi thường nếu xe bị hư hại, và thế là chiếc xe được trưng dụng cho cuộc chiến chống IS.
Theo Khampha
Cuộc sống khổ ải trong lòng phiến quân IS ở Iraq Chủ nghĩa "siêu cực đoan" của phiến quân IS đã gây ra bao nỗi đau khổ cho cả một thành phố dưới sự cai trị của chúng. Sau khi chiếm được thành phố Falluja của Iraq hồi tháng Một, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) thuyết phục một người đàn ông chuyên may vải bạt phủ ô tô chuyển nghề sang làm...