Chiếm trọn vỉa hè
Người dân ngụ tại phường 24, quận Bình Thạnh – TPHCM phản ánh vỉa hè trước UBND phường bị chiếm trọn để giữ xe khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường Bạch Đằng, rất nguy hiểm (ảnh).
Trong khi UBND phường cương quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng lề đường thì ngay trước trụ sở của mình lại để xảy ra tình trạng này khiến người dân rất bức xúc.
Bà Nguyễn Thu Hiền, Phó Chủ tịch UBND phường 24, cho biết do khuôn viên trụ sở chật hẹp, một số ngày trong tháng lại có nhiều người dân và khách đến liên hệ công việc nên phải để xe ở vỉa hè phía trước. Lãnh đạo phường sẽ nhắc nhở lực lượng dân quân sắp xếp gọn xe của khách để chừa lối cho người đi bộ.
Theo NLD
Video đang HOT
Bát nháo phố nhậu công nhân
Có dịp đi ngang đường Tây Thạnh (P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú (gần cổng KCN Tân Bình, TP.HCM) vào buổi tối, chắc chắn nhiều người sẽ choáng khi đập vào mắt mình là "phố" nhậu vỉa hè dài tít tắp.
Do con đường này nằm trong KCN, vỉa hè rộng rãi, thoáng mát nên các hộ dân thi nhau chiếm dụng mở quán nhậu bình dân, chủ yếu phục vụ công nhân KCN. Lạc vào "phố" nhậu, chỉ cần chạy xe chầm chậm, là lực lượng "cò" của các quán lập tức nhao ra đường, chặn đầu xe, thậm chí thò tay tắt máy, lôi kéo bằng được "thượng đế" vào quán của mình bằng cách rất ư là... bạo lực.
Vỉa hè tuyến đường bị chiếm dụng hết làm quán nhậu
Chọn đại một quán, vì ở đây quán sá đều giống nhau, từ cách sắp xếp bàn ghế, các món nhậu cho đến cung cách phục vụ. Sau khi kêu vài món ăn đơn giản trong cuốn thực đơn dày cộm phải đến cả trăm món, tôi ngồi quan sát. Thực khách của các quán chủ yếu là công nhân, nhiều nhóm vừa mới tan ca, còn mặc nguyên đồng phục, ngồi quây quần zô... zô... , ào ào. Điều đáng nói phải một nửa khách đi nhậu là nữ công nhân.
Cả chục quán nhậu hoành tráng như thế này mở ra để phục vụ công nhân
Bắt chuyện với một nam công nhân ngồi bàn kế bên, anh Tuyên (quê Bạc Liêu) khề khà nói: "Tan ca về phòng trọ cũng chỉ ngủ thôi, nên hầu như tối nào cũng vậy, anh em rủ nhau làm vài chai, về phòng khỏi phải nấu ăn, có tý men càng dễ ngủ. Người giàu thì nhậu kiểu giàu, mình nghèo thì nhậu kiểu nghèo, hè hè...". Tuyên nói là làm ít chai, nhưng nhìn dưới đất tui thấy chai bia nằm xếp lớp, trong khi mặt mũi ai cũng đã đỏ gay, ăn nói văng mạng.
Những món ăn giá rẻ để hợp với túi tiền người lao động
Còn anh Nam (mặc áo mang phù hiệu của Công ty VINA ACECOOK), cho biết: "Bình thường thì mỗi tuần nhậu vài lần, nhiều lúc có chuyện vui hoặc buồn thì nhiều hơn". Phục vụ công nhân nên giá các món nhậu và bia rượu ở đây khá "mềm", mỗi người góp chừng dưới 100.000 đồng là nhậu... tới sáng.
"Phố" nhậu vỉa hè này tồn tại đã lâu và gây ra nhiều hệ lụy. Chị Hai, người dân sống trong khu vực, ngán ngẩm nói: "Ngày nào cũng vậy, từ chập tối cho đến khuya, vỉa hè bị chiếm dụng hết để phục vụ hàng ngàn người ăn nhậu ồn ào hơn cả chợ. Chúng tôi muốn đi bộ thể dục phải lội xướng lòng đường, cứ thon thót lo bị mấy người say xỉn đâm phải. Đó là chưa kể cảnh dân nhau say xỉn, tiểu tiện, ói mửa tùm lum, dơ dáy không chịu thấu".
Trời khuya, dân nhậu về bớt, vỉa hè còn lại là... bãi chiến trường
Nhiều người dân địa phương cũng phản ánh gay gắt về sự phức tạp, lộn xộn, mất ANTT và an toàn giao thông tại khu vực này. Các vụ việc chửi bới, đánh lộn do ăn nhậu say xỉn xảy ra thường xuyên. Dân nhậu đi siêu vẹo nhưng chở ba bốn người trên xe máy, không đội nón bảo hiểm phóng ào ào. Nhiều vụ va quẹt, tai nạn đã xảy ra trên cung đường này. Đề nghị CA và chính quyền địa phương mạnh tay xử lý các trường hợp kinh doanh nhậu nhẹt lấn chiếm lòng lề đường, lập lại ANTT và ATGT trên tuyến đường là cửa ngõ của KCN này.
Theo CATP
Cầu qua sông biến thành chợ tạm Trong khi Bộ Giao thông Vận tải vẫn đang đi tìm lời giải cho bài toán gây ách tắc giao thông, thì trên nhiều cây cầu, tình trạng người dân lấn chiếm họp chợ diễn ra khá phổ biến... Chợ lấn cầu, nguyên nhân gây ách tắc giao thông Có một thực trạng là hiện nay có rất nhiều cây cầu đã bị...