Chiếm trên 95% thị trường, xe Thái, Indonesia “thống trị” chợ xe nhập Việt
Các hãng xe có cơ sở sản xuất, lắp ráp tại Thái Lan, Indonesia đang chi phối gần như toàn bộ hệ thống, chủng loại các mẫu xe nhập vào Việt Nam.
Theo thống kê của hải quan, tháng 3, các loại xe nhập ở Việt Nam, hai nước trên chiếm hơn 88%, xe con chiếm đến 95% tổng lượng xe con nhập về Việt Nam, con số rất lớn.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hết tháng 3 và 3 tháng đầu năm, lượng xe nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ Thái Lan và Indonesia tăng mạnh vào Việt Nam.
Xe xuất xứ từ Thái Lan, Indonesia đang chi phối ở thị trường xe nhập Việt Nam
Cụ thể, riêng trong tháng 3, xe nhập các loại vào Việt Nam đạt hơn 13.200 chiếc, trong đó xe Thái Lan, Indonesia đã chiếm hơn 11.700 chiếc, chiếm hơn 88% lượng xe nhập.
Về lượng xe con, tháng 3/2019, con số xe dưới 9 chỗ ngồi nhập về Việt Nam đạt hơn 9.200 chiếc, trong đó xe của Indonesia và Thái Lan chiếm hơn 9.000 chiếc, chiếm hơn 95% số xe con nhập khẩu về Việt Nam.
Hết 3 tháng, xe nhập Thái về Việt Nam gần 26.000 chiếc, kim ngạch hơn 516 triệu USD, trong khi đó lượng xe Indonesia nhập về đạt hơn 9.000 chiếc, kim ngạch hơn 143 triệu USD. Tổng lượng xe hai nước nay chiếm 90% tổng lượng xe nhập ở Việt Nam, con số tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước 2018.
Video đang HOT
Tổng lượng xe nhập về Việt Nam đạt hơn 39.000 chiếc, trong đó hơn 27.400 chiếc là xe con dưới 9 chỗ ngồi, tăng gấp gần 10 lần so với cùng kỳ năm 2018. Riêng xe Thái Lan và Indonesia đã đạt hơn 35.000 chiếc, chiếm 90% tổng lượng xe nhập về Việt Nam.
Như vậy, trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm, hầu hết các dòng xe nhập vào Việt Nam đều có xuất xứ từ các nước ASEAN; các dòng xe từ Đức, Mỹ, Anh hay Hàn Quốc nhập vào Việt Nam số lượng rất ít ỏi. Điều này có thể do các dòng xe của các nước này yếu thế trong cuộc cạnh tranh về giá do chịu thuế nhập cao từ 50% đến 75%.
Tỷ lệ xe nhập từ Thái Lan, Indonesia về Việt Nam hiện rất cao so với cùng kỳ các năm, điều này cho thấy các thương hiệu, mẫu xe Thái Lan, Indonesia đang lấn át, có doanh số rất tốt ở thị trường Việt.
Thực tế trên thị trường xe Việt, 99% các dòng xe mới ra mắt đều có xuất xứ từ Thái Lan, Indonesia như Honda HRV, Jazz, Brio; Mitsubishi Outlander, Xpander, Ford Ranger, Everest hay Toyota Camry, Avanza, Wigo…
Về đường đi của các dòng xe nhập khẩu, trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm, xe nhập về Việt Nam chủ yếu qua hai cảng TP. HCM và Hải Phòng, riêng TP.HCM là đầu mối nhập hơn 5.300 chiếc xe con về Việt Nam, còn Hải Phòng là đầu mối của hơn 4.000 chiếc xe con. Trong khi đó hơn 340 chiếc xe chuyên dụng của Trung Quốc nhập về Việt Nam thông qua cửa khẩu đường bộ tỉnh Lạng Sơn.
Theo DT
Khi xe Hàn vượt mặt xe Nhật ở Việt Nam
Doanh số ô tô tại thị trường Việt Nam tháng 2.2019 không những chứng kiến sự chững lại của thị trường mà còn gây bất ngờ với việc 2 mẫu xe Hyundai vượt mặt nhiều mẫu xe đến từ các "ông lớn" Nhật Bản.
Hyundai Accent có doanh số tháng 2.2019 bỏ xa đối thủ Toyota Vios
Ngoài mẫu xe mang thương hiệu Nhật Bản Honda CR-V có doanh số bán hàng tốt lần thứ 2 liên tiếp trong năm 2019, Hyundai Accent chễm chệ ở vị trí thứ 2, vượt qua rất nhiều mẫu xe Nhật Bản khác như Toyota Vios, Honda City, Mazda3, Mazda CX-5 cũng như "ông vua bán tải" Ford Ranger.
Tuy nhiên, xét trên cùng phân khúc thì Hyundai Accent vượt cả hai mẫu xe Toyota Vios và Honda City với tổng cộng 933 xe bán ra thị trường, trong khi 2 mẫu xe Nhật Bản có doanh số lần lượt 636 và 614 xe. Đây là kết quả có thể nói là chưa từng xảy ra bao giờ khi Toyota Vios vẫn luôn là "ông hoàng" trong phân khúc này, thậm chí Vios còn là mẫu xe liên tục đứng đầu về doanh số toàn thị trường trong nhiều năm qua. Trong khi đó, Honda City cũng là một mẫu xe đáng gờm khi liên tục có doanh số cao trong thời gian gần đây.
Hyundai Accent đang dần trở thành thế lực đáng gờm tại Việt Nam
Một mẫu xe Hyundai khác là Grand i10 cũng có doanh số ấn tượng lên đến 849 xe bán ra trong tháng 2.2019, chỉ đứng sau Honda CR-V và Hyundai Accent. Như vậy, sau một thời gian làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam thì Toyota Wigo hiện không còn là mối đe dọa của Grand i10 hay thậm chí là Kia Morning khi mẫu xe nhập khẩu từ Indonesia này thậm chí còn không có mặt trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam.
Mẫu Crossover 7 chỗ Honda CR-V tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu, trong khi Hyundai Accent vươn lên mạnh mẽ đẩy Toyota Vios xuống vị trí thứ 5 trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 2.2019.
Sự "sa sút" của Toyota Vios cho thấy tâm lý tiêu dùng của người Việt hiện không còn quá chú trọng sức mạnh thương hiệu như trước, họ tập trung đến giá trị sử dụng nhiều hơn với giá bán hợp lý. Hơn thế nữa, xe Hàn Quốc sau nhiều năm có mặt trên thị trường cũng đã chứng minh được phần nào chất lượng cũng như độ bền, khiến khách hàng có thêm nhiều lý do để tin tưởng.
Toyota sẽ không còn gọi là "thánh" tại Việt Nam?
Các mẫu xe Toyota trước đây thường xuyên chiếm tới một nửa danh sách 10 xe bán chạy nhất nay chỉ còn Toyota Vios xếp ở vị trí thứ 5, trong khi các đối thủ khác trong phân khúc xe phổ thông đều có 2 đại diện trong top 10 này. Cụ thể như Honda có CR-V chiếm vị trí dẫn đầu và City ở vị trí thứ 6, Mazda cũng có 2 đại diện CX-5 và Mazda3 lần lượt chiếm vị trí thứ 7 và 4, Hyundai chiếm 2 vị trí thứ 2 và 3 với Accent và Grand i10, trong khi Kia cũng có Morning và Cerato góp mặt ở vị trí thứ 9 và 10.
Sức mua ô tô giảm mạnh sau dịp Tết Nguyên đán 2019 khiến doanh số bán của nhiều mẫu xe trên thị trường lao dốc, trong đó xe nhập khẩu chiếm hầu hết các vị trí trong danh sách 10 ô tô bán ít nhất tại Việt Nam tháng 2.2019.
Những mẫu xe phổ biến của Toyota ở "quá khứ" như Altis, Camry, Innova, Fortuner... cho đến những mẫu hiện tại nhập khẩu nguyên chiếc như Wigo, Rush, Avanza dù mang mác "giá rẻ" vẫn chưa đủ hấp dẫn khách Việt. Phải chăng đã đến lúc Toyota cần phải thay đổi?
Gia Linh
Theo tno
Bán xe kiểu "combo bia kèm lạc" khiến người mua ức chế Mua xe phải mua thêm phụ kiện theo combo "uống bia kèm lạc" được các đại lý, các hãng xe tung ra khiến nhiều khách hàng ức chế, khó chịu. Điều đáng nói ở đây là chiêu thức bán hàng này diễn ra từ năm này qua năm khác. Và với chiêu bán hàng này thì du khách hàng không muốn mua thì...