Chiêm tinh gia Huỳnh Liên chuyên xem vận mệnh, tướng số tử vi lại tái sinh?
Những năm 1960, đất Sài Gòn – Chợ Lớn có một ông thầy tướng số nổi danh. Đó là thầy Huỳnh Liên hay người đời thường gọi là chiêm tinh gia Huỳnh Liên. Không chỉ nổi danh về tài tướng số, ông là một trong những người soạn nhiều sách tướng số, tử vi, cũng như sách xem bói các loại. Hiện nay trên các sạp báo, quầy sách bầy bán vỉa hè, không khó gì để tìm mua được những quyển sách bói toán tướng số, xem tử vi, tuổi hợp hôn… có in tên tác giả Chiêm tinh gia Huỳnh Liên mới cóng, do các nhà “xuất bản lậu” ấn hành.
Ông thầy tướng số một thời nức tiếng Sài Gòn
Ngày nay, đến khu vực Chợ Lớn cũ, nay là chợ Bình Tây, nhiều người Hoa buôn bán ở đây còn kể lại sự việc năm Nhâm Tý (1972), dưới thời chính quyền Sài Gòn, Giám đốc Việt Tấn Xã, Đại tá Trần Văn Lâm đã long trọng mời ông thầy Huỳnh Liên lên đài truyền hình nói trước dân chúng về vận mạng quốc gia. Không những thế, thời ấy, trên nhiều tờ báo lá cải còn có mục xem tướng số do thầy Huỳnh Liên phụ trách. Người đến xem tướng số, tài vận… ở nhà thầy cứ nườm nượp. Đặc biệt, nhiều chính khách còn đến nhờ thầy bấm độn, coi tướng, xin những lời khuyên để thay đổi tướng mạo cho được công thành danh toại hơn.
Do tạo được danh tiếng, trong những năm này thầy Huỳnh Liên làm ăn phát đạt bởi nghề tướng số. Thầy Huỳnh Liên không chỉ có ngôi nhà lớn tọa lạc trên đường Phan Thanh Giản (nay là đường Điện Biên Phủ) mà còn tậu một khu nhà vườn ở làng Vĩnh Phú – Lái Thiêu. Chẳng biết chiêm tinh gia Huỳnh Liên có thể đoán số mệnh và “giải hạn” cho nhiều người như thế nào nhưng cũng có những câu chuyện khiến nhà chiêm tinh này phải thất điên bát đảo vì cái nghiệp tướng số. Bà Hoàng K.O ( Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết: năm xưa chính một người trong đại gia đình tôi, có đến xin ông Huỳnh Liên để bán một căn nhà ở Phú Nhuận với giá cao như ông nói. Đợi mãi, nhà không bán được, mà cũng không ai đến xem, nên người đóng tiền làm lễ cho ông Huỳnh Liên tìm tới văn phòng của ông đòi tiền lại. Lúc đó văn phòng đang đông khách. Sau một hồi nói qua nói lại, mà vẫn không lấy tiền lại được, người nhà của tôi bực tức, nói: “Tôi nói cho ông biết. Ông làm được thì nói, không làm được thì thôi, đừng lừa bịp chúng tôi. Tôi thách ông có bùa phép gì làm cho tôi chết. Nếu ông ếm bùa mà tôi không chết, tôi đến đốt nhà ông”. Lần đó khách đang ngồi đợi, sững sờ đến ngạc nhiên! Chuyện này cũng đăng đầy trên các báo Sài Gòn xưa.
Dù đoán trước và hóa giải số mệnh cho nhiều người nhưng chiêm tinh gia Huỳnh Liên cũng không thể đoán và hóa giải được cái chết thê thảm của mình về sau. Năm 1975, đất nước thống nhất. Nghề thầy bói bị dẹp bỏ, thầy Huỳnh Liên hứa trước chính quyền và công luận rằng “Từ nay thôi không lừa bịp bà con nữa”. Từ tháng 10-1982 ông về ở hẳn với bà vợ nhỏ tại căn nhà ở Lái Thiêu, Bình Dương. Tuy ở cùng, nhưng thầy Huỳnh Liên không tin tưởng vợ nên luôn giữ bên mình chìa khóa tủ cất tiền, vàng. Một hôm, đường dây điện thoại trên tầng bị hư, ông sai vợ đi gọi hai người cháu của bà lên sửa. Buổi chiều, hai anh thợ điện tới nhà và báo với ông Huỳnh Liên là bà ở Sài Gòn chơi đến mai mới về. Vừa đến nhà, hai anh thợ điện liền đi tới xem xét chiếc xe hơi của ông chủ. Sau đó, họ theo ông chủ lên tầng lo sửa điện. Một lát sau, chị giúp việc bỗng nghe có tiếng động lạ, chị chạy lên thì thấy cảnh tượng hãi hùng. Một người cầm đoạn dây điện ngắn siết chặt cổ ông Huỳnh Liên. Chị bếp bỏ chạy xuống đường và kêu mọi người cứu giúp. Hai tên giết người vội vàng lên xe tháo chạy, bỏ quên cả áo tại hiện trường. Lúc công an đến thì ông Huỳnh Liên đã chết. Tủ cất giấu tiền, vàng của ông vẫn còn nguyên và đồ đạc trong nhà cũng không bị mất món nào. Vậy là chiêm tinh gia cũng khó thoát khỏi số trời đã định!
Chiêm tinh gia Huỳnh Liên… tái sinh
Số thầy Huỳnh Liên đã không ra gì, có ai ngờ bây giờ vì miếng ăn mà nhiều chiêm tinh gia Huỳnh Liên lại “tái sinh”. Hôm nọ, bà chị dâu tôi đi cúng bái ở đâu về bỗng nhiên thì thầm với vợ tôi về ông thầy tướng số phán như thần ở Khánh Hòa. Vợ tôi cũng bán tín bán nghi, đem chuyện kể lại cho tôi và đưa tấm các vi dít của thầy. Rành rành chữ Huỳnh Liên to tướng ở giữa, ở dưới là chữ CTG (ý là chiêm tinh gia), hai bên ngạo nghễ hai dòng chữ: Bảo toàn chi thuật tri thiên mạng, thiên hạ can chi hợp phá xung, phía trên mấy chữ Hán. Lại còn ghi rõ địa chỉ số nhà, số điện thoại. Bán tín bán nghi, có lẽ nào ông Huỳnh Liên năm nào chết đi nay sống lại. Vợ tôi còn nhất mực khẳng định, mấy cuốn sách tướng số để trong nhà bấy lâu nay là của ông này viết. Thế là chúng tôi quyết định đi tìm sự thật.
Video đang HOT
Không khó để phóng viên tìm đến nhà CTG Huỳnh Liên tại Xuân Tự, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa. Ngay trung tâm xã, trước một ngôi nhà ba tầng sơn xanh đẹp như một biệt thự có tấm biển lớn đề rõ Thày Huỳnh Liên với rất nhiều chữ Hán to nhỏ vây quanh. Vừa mới ngó mấy chậu cảnh to bự trước nhà, một bà sồn sồn chạy ra. Khi biết chúng tôi tìm đến để xem vận mệnh, bà đon đả: “May cho mấy chú, hôm nay thầy có nhà. Mọi ngày giờ này thầy còn đi làm việc nghĩa”. Mãi sau chúng tôi mới biết, thầy đi làm việc nghĩa là thầy đi làm thầy cúng. Phòng “làm việc” của thầy nằm ở gian sau, xung quanh ốp gỗ sáng bóng, bàn thờ thần bày lọ bông thơm phức. Thầy “Huỳnh Liên tái sinh” tuy có tuổi nhưng vẫn mạnh khỏe, hồng hào. Chưa ngồi ấm chỗ, thầy đã gõ nhẹ vào chiếc chuông nhỏ đặt trên mặt bàn: Các con xem gì? Tiền vận, hậu vận hay hướng nhà, cưới hỏi, tang ma? Cậu phóng viên mau mắn: Dạ, nhà con bị chuyện chi mà gặp lắm chuyện xui quá, con đến nhờ thầy xem có thư, hay bị ám quẻ gì chăng? Thầy nhìn kỹ cả mấy chúng tôi rồi cười nhếch mép, rồi nói: “Các con đã xem các sách của ta chưa? Nói rồi thầy đẩy về phía chúng tôi cả một chồng sách của tác giả Huỳnh Liên đã mất từ mấy chục năm trước: “Ta chính là chiêm tinh gia Huỳnh Liên, trước giải phóng, ta đã từng xem quẻ cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Quốc vương Lào và Hoàng gia Campuchia, được thưởng tiền và vàng nhiều vô kể”.
Ông Liên còn kể ra nhiều chủ nhà hàng, khách sạn, hãng xe khách… trong và ngoài tỉnh, thậm chí ở tận Hà Nội, TP.HCM nhờ ông cúng mà ăn nên làm ra. Thấy chúng tôi tỏ ra kính phục thầy ra mặt, thầy hỏi tuổi của những người trong gia đình phóng viên rồi đến trước bàn thờ, thắp ba nén hương, lầm bầm khấn vái. Khấn xong thầy lấy hai đồng tiền xem âm dương. Mày nhíu lại, thầy gieo đến ba lần, hai đồng tiền một sấp một ngửa mới hiện ra ở lòng đĩa. Thầy thở phào, nói với phóng viên: “Nhà cậu bị động long mạch, phải cúng sao giải hạn. Chuẩn bị các thứ đi, tuần sau đón thầy vào cúng thì mới tai qua nạn khỏi. Không giải hạn sớm thì nhẹ cũng tán gia bại sản, nặng thì chết người. Trong những ngày chưa giải hạn, cậu tránh cho con gái nhỏ của cậu ra đường. Nhớ nhé”. Quả là thầy có kinh nghiệm dọa người. May là cậu phóng viên chưa có vợ và dĩ nhiên chưa có con. Để rút êm khỏi nhà thầy, chúng tôi đặt tờ 200.000đ lên chiếc đĩa trên bàn thờ và xin phép ra về. Ra đến cửa phòng thờ thầy còn ân cần dặn mua và chuẩn bị lễ cho thầy vào cúng. Phần thầy thì tùy lòng gia chủ, nếu khó khăn thì vài triệu cũng được. Nghe các thứ thầy kê ra, có lẽ lễ cúng này phải mất ít nhất 5 triệu, chưa kể tiền cho thầy và chi phí đón và đưa thầy về. Dĩ nhiên là chúng tôi không bao giờ đón thầy rồi.
Chỉ mới đi một vòng quanh khu vực thầy “Huỳnh Liên tái sinh” chúng tôi đã được nghe nhiều chuyện lừa đảo của thầy. Tin vào lời thầy phán, nhiều gia đình phải bấm bụng chi cả chục triệu đồng để làm những lễ cúng giải hạn. Bà P.T.H.T (phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang) là một trong số những nạn nhân gần đây của “thầy” Huỳnh Liên. Khi quán phở của mình đang trong giai đoạn ế ẩm, lại nghe người giúp việc giới thiệu “thầy” Huỳnh Liên rất “cao tay”, bà T. tìm đến nhờ “thầy” giải để làm ăn phát đạt. Sau buổi xem bói, ông Huỳnh Liên đã lấy của bà T. hơn 1,5 triệu đồng. Đồng thời, “thầy” kê lễ và chọn ngày giờ hẹn bà T. phải thuê ô tô đến rước vào cúng. Vài ngày sau đó, một lễ cúng linh đình, được gia đình bà T. tổ chức với đầy đủ những lễ vật. Bà T. ngao ngán kể: “Khi thủ tục cúng bái xong, tôi đem gói thuốc xông nhà để trừ tà ma do “thầy” mang đến đi đốt thì mới té ngửa vì khi mở ra mới nhìn thấy giá được ghi bên trong là 3 triệu đồng. Tổng chi phí cho việc cúng giải hạn mất gần 20 triệu đồng. Từ ngày cúng giải hạn đến nay, mọi thứ chẳng thay đổi gì, hàng quán vẫn ế ẩm”.
Tìm hiểu về lai lịch và việc hành nghề của thầy bói Huỳnh Liên, chúng tôi được biết người này tên thật là Nguyễn Trọng Liên, sinh năm 1930, trú thôn Xuân Tự 1, xã Vạn Hưng. Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Thu – Chủ tịch UBND xã Vạn Hưng, việc ông Liên hành nghề bói toán địa phương hoàn toàn không biết. “Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra xác minh thông tin này, nếu có việc hành nghề mê tín dị đoan, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý”, bà Thu nói.
Theo ANTD
Quanh chuyện học trò nhịn tiểu
Sợ nhà vệ sinh ở trường học, có những học trò thường xuyên nhịn uống nước để khỏi đi tiểu. Nhà vệ sinh trường học có thể chưa được sạch sẽ nhưng trẻ nín tiểu là việc không nên khuyến khích.
Mẹ dặn nín tiểu
Gần như hôm nào cũng vậy, hết giờ học ra đến cổng trường là em L.A., học sinh (HS) Trường THCS Trương Công Định, Q. Bình Thạnh, TPHCM giục bố mẹ chở về nhà thật nhanh để em... đi tiểu. Cô bé cho biết, do nhà vệ sinh ở trường đông, lại có mùi nên em không bao giờ đi ở trường, có buồn đến mấy em cũng nín chờ về nhà giải quyết.
Không chỉ L.A., một số bạn bè của em cũng không đi tiểu ở trường. Và để "chịu đựng" hàng tiếng đồng hồ, phần lớn các em hạn chế uống nước đến mức tối đa. Như L.A., chỉ khi nào thật khát, em mới uống một ngụm nước nhỏ.
Nhà vệ sinh nhiều trường học tại TPHCM được lau nâng cấp, tẩy rửa thường xuyên nhưng vẫn khó tránh được mùi vì số lượng học sinh đông.
Trong khi bạn bè được bố mẹ chuẩn bị thêm chai nước khi đến trường thì em N.L.K., HS tại một trường tiểu học ở Phú Nhuận thường xuyên nhịn uống nước, đến bữa cơm em còn chừa lại món canh do sợ nặng bụng. Giờ ra chơi, cũng vì nín tiể,u K. hay đứng một mình chân nọ gác chân kia chứ không chơi đùa chạy nhảy cùng bạn bè.
Mới đây, giáo viên phát hiện em K. tiểu trong quần, hỏi sao em không vào nhà vệ sinh thì K. lắc đầu: "Đi chung với bạn dơ lắm. Mẹ con dặn chỉ đi ở nhà chứ không đi tiểu ở trường". Khi giáo viên trao đổi với phụ huynh thì người mẹ nói rằng từ nhỏ con trai mình đã sử dụng phòng vệ sinh riêng, có người giúp việc lau dọn hàng ngày, cháu không bao giờ đi chung với ai.
Trên thực tế, có nhiều HS các em không thích hoặc không dám đi vệ sinh ở trường do khu vực này không đảm bảo sạch sẽ. Không chỉ là những lời than phiền hay phản ánh, có phụ huynh còn đồng tình, thậm chí khuyến khích hành vi nhịn tiểu này của trẻ.
Không chỉ ở những trường điều kiện còn hạn chế, ngay ở các trường cơ sở vật chất tốt, hệ thống nhà vệ sinh đảm bảo và được lau dọn thường xuyên thì vẫn có những trẻ không đi tè ở trường do các em không thích dùng chung với mọi người hoặc có thói quen chỉ đi ở nhà.
Đừng để nhà vệ sinh làm khổ học trò
Liên tục ngày 5 - 7 lần, sau mỗi tiết học, nhân viên tạp vụ Trường THCS Chánh Hưng, Q.8 lại bắt tay vào lau dọn toàn bộ hệ thống nhà vệ sinh bằng nước tẩy rửa. Lúc HS trong lớp, khu vực này rất thoáng mát, sạch sẽ. Nhưng chỉ sau giờ ra chơi, khi hàng trăm HS cùng đi vệ sinh cũng khó tránh được việc có mùi.
Chưa kể, bà Nguyễn Thu Hà, hiệu trưởng nhà trường cho hay ý thức của nhiều HS cũng rất đáng bàn. Nhiều em đi xong không dội nước, vứt giấy giữa nền nhà, hay có em còn nghịch ngợm bẻ, chọc vòi nước, tạp vụ của trường còn phải đứng canh chừng.
Cần khuyến khích học trò thích nghi với điều kiện trường học, đồng thời nâng cao ý thức giữ vệ sinh chung.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Gò Vấp thừa nhận khu vực vệ sinh lâu nay chưa được coi trọng ở trường học, nhà trường chỉ tập trung đến việc dạy học hoặc cải tạo, sửa sang vẻ ngoài. Nhưng, không thể phủ nhận nhiều trường cũng đã rất nỗ lực trong việc nâng cấp hệ thống vệ sinh dù họ cũng có nhiều cái khó như quỹ đất, tài chính có hạn.
Tuy nhiên, bà cũng khẳng định, số lượng HS đông việc đòi hỏi nhà vệ sinh ở trường học hoàn toàn sạch sẽ là điều không thể. Nhất là giờ chơi, khi các em đi vệ sinh đông thì tạp vụ phải tạm ngưng công việc thì không thể tránh được mùi xú uế.
"Phụ huynh có thể than phiền, phản ánh về nhà vệ sinh ở trường học. Nhưng đừng vì thế mà đồng tình việc nhịn tiểu của con, nên động viên con đi tiểu sao cho vệ sinh nhất. Không nên khăng khăng nhà vệ sinh không sạch thì con tôi không đi, con tôi phải nhịn uống nước thì con mình khổ đầu tiên", bà hiệu trưởng chia sẻ.
Các chuyên gia tâm lý khẳng định, khi đến trường, HS cần được chuẩn bị tâm lý để thích nghi không chỉ với bài vở, quan hệ thầy cô, bạn bè mà với cả việc sinh hoạt như ăn uống hay việc đi vệ sinh... Các em cần hiểu, môi trường, điều kiện ở trường học sẽ có sự khác biệt với ở nhà, mình phải sinh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Để tránh tình trạng "HS nhịn tiểu", bên cạnh nỗ lực của từ phía nhà trường, không thể thiếu sự chia sẻ từ phụ huynh và HS. Thay vì để trẻ quay lưng, né tránh và cả chê bai hoàn cảnh thực tế cũng cần hướng dẫn trẻ thích nghi với điều kiện đó. Qua đó giáo dục các em ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh, bảo vệ tài sản chung.
Còn không, trong trường hợp học trò nín tiểu thì không ai ngoài các em là người gánh hậu quả đầu tiên khi ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc sinh hoạt, học tập.
Bác sĩ Nội tiết Lưu Thanh Bình cho hay trẻ cần được uống nước đủ theo nhu cầu để đi tiểu nhiều vì nước tiểu sẽ tống xuất vi khuẩn ở thành niệu đạo đang đi ngược lên bàng quang. Việc nín tiểu rất nguy hiểm vì nước tiểu khi không được thải ra ngoài, ứ đọng trong bàng quang sẽ là môi trường cho vi trùng dễ xâm nhập vào cơ thể. Vì thế, phụ huynh cần chú ý cho con đi tiểu đều đặn và nhắc nhở con không nên nhịn tiểu.
Theo Dantri
Học sinh đánh giá giáo viên: Đáng để thầy cô phải suy ngẫm "Thầy dạy giống như để học sinh trở thành giáo sư vậy... Em nghĩ bây giờ chỉ cần tập trung học làm sao để thi đỗ đại học thôi"; "Cô nên nhắc nhở nhẹ nhàng khi học sinh không làm được bài, đừng trừng mắt quát tháo"; "Cô thiên vị học sinh quá mức...". Đây là một vài ví dụ trong số gần...