Chiêm tinh đài – báu vật thứ 31 của xứ kim chi
Vào thế kỷ thứ 7, Nữ hoàng Seondeok của vương triều Silla (632-647) đã cho xây dựng đài thiên văn Cheomseongdae cao 9,4 m. Đây là báu vật thứ 31 của đất nước Hàn Quốc.
Đài thiên văn Cheomseongdae lâu đời nhất châu Á tại tỉnh Gyeongju (Hàn Quốc) là một trong những điểm đến thú vị ở xứ kim chi.
Đây là đài quan sát khoa học đầu tiên trên toàn thế giới được xây dựng dưới dạng một chiếc tháp đá.
Ngoài các công ty du lịch thường xuyên dẫn khách đến tham quan, nơi đây còn là điểm đến thu hút giới trẻ tìm đến học lịch sử và giao lưu văn hóa.
Theo sử sách, vào thế kỷ thứ 7, Nữ hoàng Seondeok của vương triều Silla (632-647) đã cho xây dựng đài thiên văn này.
Video đang HOT
Chiêm tinh đài có cấu trúc bằng đá, là sự kết hợp độc đáo của kiến trúc cổ xưa.
Toàn bộ đài thiên văn cao 9,5 m. Đây là báu vật thứ 31 của Hàn Quốc và là di sản quan trọng trong quần thể di sản cố đô Gyeongju. Vào ngày 20/12/1962, nó đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Đài thiên văn được xây dựng từ 362 viên đá granite, thể hiện cho 362 ngày trong năm theo Âm lịch của người Sila.
Các viên đá được chồng lên nhau 27 lớp. Theo các suy luận của các nhà khoa học, có thể nữ đế Seondeok là người trị vì thứ 27 nên mới tạo ra 27 lớp đá như vậy.
Đế của đài thiên văn hình vuông bốn cạnh tượng trưng cho 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi cạnh tháp có ba viên đá tượng trưng cho 3 tháng trong tiết.
Xung quanh đài thiên văn là một công viên thoáng mát. Vào dịp cuối tuần, người dân Hàn Quốc thường tìm đến vui chơi.
Theo Zing News
Ruộng bậc thang đầy màu sắc lạ mắt ở Vân Nam
Một nhiếp ảnh gia người Italy đã chụp được những khoảnh khắc tuyệt đẹp của ruộng bậc thang của người Hà Nhì, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Đây là khu vực có lịch sử lên tới 1.200 năm. Vùng trung tâm của ruộng bậc thang nằm ở Nguyên Dương, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Khu vực này có 1 triệu ha và 16.600 ha đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Ruộng bậc thang là cảnh quan văn hóa ngoạn mục tại các sườn núi dốc của Ai Lao Sơn cao chót vót và của vực sâu hiểm trở bên sông Hồng. Trong 1.300 năm qua, người dân Hà Nhì đã phát triển một hệ thống phức tạp các kênh để đưa nước từ đỉnh núi vào các ruộng bậc thang. Họ cũng đã tạo ra một hệ thống canh tác tổng hợp, chăn nuôi trâu, bò, vịt, cá, lươn và sản xuất lúa gạo đỏ, cây trồng chính của khu vực.
Người dân thờ thần mặt trời, mặt trăng, núi, sông, rừng và các hiện tượng tự nhiên khác. Họ sống trong 82 ngôi làng nằm giữa núi rừng và ruộng bậc thang. Hệ thống quản lý đất đai của ruộng bậc thang thể hiện sự hài hòa đặc biệt giữa con người và môi trường tự nhiên, cả về trực quan và sinh thái, dựa trên cấu trúc xã hội và tôn giáo đặc biệt, lâu dài.
Ở đây thường trồng một vụ trong năm, bắt đầu vào tháng tư và thu hoạch vào tháng 9. Kết thúc mùa gặt, từ giữa tháng 9 đến tháng 11, những bậc ruộng luôn đầy ắp nước cho tới mùa cấy năm sau. Những mảng nước trong ruộng tạo thành những chiếc gương đa chiều, trong suốt khi nhìn từ trên cao xuống.
Giới nhiếp ảnh bị những thửa ruộng bậc thang mê hoặc, mùa nào cũng có không ít người lặn lội đường xa đến với Nguyên Dương, tìm tòi những góc chụp đẹp nhất.
Từ sớm tinh mơ đến đêm, mỗi khoảnh khắc lại thấy cánh đồng mang một vẻ đẹp khác.
Thời điểm lý tưởng mà du khách nên chụp ruộng bậc thang là 30 phút trước khi mặt trời lặn. Khi đó, mặt nước loang loáng trên những thửa ruộng như một tấm gương phản chiếu màu sắc kỳ ảo của bầu trời. Sắc hoàng hôn của nền trời phản chiếu xuống cánh đồng ngập nước tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động, hùng vĩ.
Những ruộng lúa Nguyên Dương được coi là khu vực chính của vùng đồng bằng Hà Nhì bởi vì vùng đất này rất gập ghềnh, với khoảng 3.000 bậc thang được khắc vào các dốc từ 15 đến 75 độ.
Theo ngôi sao
Những trải nghiệm không nên bỏ lỡ ở Peru Ăn thử miếng ceviche tươi ngon, nhấm ngụm cocktail Pisco hay chinh phục Machu Picchu là điều mà khách du lịch nhớ nhất về quốc gia này. Peru, có diện tích hơn 1,2 triệu km2 nằm ở Nam Mỹ, là cái nôi của nhiều nền văn minh, tiêu biểu là nền văn minh Inca. Qua nhiều cuộc thăng trầm lịch sử, Peru hiện...