Chiêm ngưỡng vườn chanh tứ quý chơi Tết, mỗi cây giá hàng trăm triệu đồng
Vườn chanh tứ quý hơn 20 gốc được ghép cành, cắt tỉa, tạo dáng… của một nghệ nhân ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) có giá bán hơn 100 triệu đồng/cây. Đa số các tác phẩm đã được đặt mua từ trước.
Những gốc chanh tứ quý “khủng” của gia đình anh Nguyễn Văn Hưng ở xã Thắng Lợi (huyện Văn Giang, Hưng Yên) đang vào thời kỳ đẹp nhất để tung ra thị trường dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Theo anh Hưng, hầu hết những cây chanh tứ quý trong vườn có tuổi đời từ 20 – 100 năm, đã được tạo nhiều dáng khác nhau.
Mỗi cây chanh tứ quý ghép bưởi cao khoảng gần 4 m, tính cả chậu. Tùy cây lớn hay nhỏ, giá dao động từ 100 – 200 triệu đồng/cây, hầu hết những tác phẩm này đã có khách hàng đặt trước.
Anh Hưng cho hay, chanh vàng tứ quý là giống chanh ngoại, chưa quen với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất Hưng Yên, nên khi trồng trực tiếp thì cây chanh phát triển chậm, nhiều sâu bệnh nhưng khi ghép chanh trên gốc bưởi, cây phát triển rất tốt, quả sai và không sâu bệnh.
Để làm ra những cây bonsai cỡ đại như thế này không những đòi hỏi kĩ thuật cao mà phải có sự kiên trì, sáng tạo và dám làm. Mỗi mắt chanh tứ quý hoặc chanh đào khi được ghép vào gốc bưởi thì người thợ phải chăm sóc tỷ mỉ trong vòng 4 năm thì cây mới có thể sống và phát triển tốt.
Video đang HOT
“Hầu hết những mắt chanh tứ quý đều được cấy vào những gốc bưởi đại thụ, gốc có tuổi đời có khi cả trăm năm”, anh Hưng chia sẻ thêm.
Ưu điểm của dòng chanh tứ quý là chơi được rất lâu, khoảng từ 3 đến 4 năm. Bởi vì cây chanh ra hoa quanh năm, chơi hết lớp quả này lại gối tiếp lớp quả khác. Khi quả đã chín vàng vẫn có thể chơi được vài tháng nữa.
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến thị trường cây cảnh cũng bị ảnh hưởng theo. Một số cây bắt đầu được chủ vườn chằng buộc, chuẩn bị chuyển đi cho khách.
Trong vườn nhà anh Hưng còn có cây bưởi đại thụ có tuổi đời gần 100 năm, được tạo thế “dáng lão”, quả sai trĩu trịt, dòng bưởi cảnh có thể chơi được khoảng nửa năm.
Cây quất có tuổi đời hơn 30 năm được tạo dáng “tình mẫu tử” có giá khoảng 60 triệu là tác phẩm tâm đắc đối với nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng.
Theo tiết lộ của chủ vườn, một số cây có dáng độc, lạ trong vườn đã được khách hàng đặt mua từ vài tháng trước.
Các địa phương sẵn sàng nguồn hàng phục vụ Tết
Nhằm đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hoá dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đến nay hầu hết các địa phương trên cả nước đã chuẩn bị sẵn nguồn hàng hoá dồi dào cùng các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ hàng và không xảy ra tình trạng găm hàng sốt giá.
Mua sắm hàng hóa tại Siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Bà Trần Thị Phương Lan- Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, để phục vụ nhu cầu đón Tết của người dân Thủ đô, hiện tại đã có 44 đơn vị sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã đăng ký tham gia chương trình với tổng lượng hàng hóa các doanh nghiệp đăng ký thực hiện 18.000 tỷ đồng (kế hoạch 5.600 tỷ đồng); đưa hàng hóa bình ổn tới hơn 20.000 điểm bán gồm 123 siêu thị, 6.800 cửa hàng tiện lợi, 13.000 cửa hàng chuyên doanh, 1.900 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống, 500 bếp ăn tập thể.
Cùng với đó, các nhóm hàng cần bảo đảm cung cầu trong dịp Tết là các thực phẩm thiết yếu, như gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thủy sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi... cùng với đó là các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết, như nông sản, lâm sản khô, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, hoa tươi, cây cảnh, xăng dầu, may mặc, điện máy...
Đáng lưu ý, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch cũng nằm trong danh sách chuẩn bị nguồn cung.
Bên cạnh việc chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ người dân trong dịp Tết, các doanh nghiệp tiếp tục duy trì, thực hiện phương án đảm bảo nhu yếu phẩm thiết yếu đã xây dựng để sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19.
Theo đó, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi cho khách hàng và chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, Hapro đã dự trữ lượng hàng hóa trị giá gần 1.000 tỷ đồng; trong đó, có cả hàng hóa tham gia chương trình bình ổn thị trường.
Hệ thống bán lẻ VinMart, VinMart cũng đã lên kế hoạch tăng từ 40-50% lượng hàng hóa cung ứng, tập trung vào các nhóm hàng tươi sống, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu, các mặt hàng thời vụ Tết.
Đặc biệt năm nay, hệ thống VinMart còn chú trọng khai thác các đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngoài ra, tại TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh song các doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh vẫn đang có tinh thần vào cuộc rất quyết tâm để phục vụ Tết.
Bởi vậy, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã chuẩn bị nguồn hàng hóa Tết với các mặt hàng lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm và các loại hàng hóa thiết yếu khác có giá trị lên tới hơn 19.000 tỷ đồng.
Trong số này, riêng nguồn hàng hóa tham gia chương trình bình ổn giá của 80 doanh nghiệp với cam kết không tăng giá trong dịp Tết, lên đến 7.110 tỷ đồng, thậm chí ngược lại còn có chương trình khuyến mãi, giảm giá.
Bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch HĐQT Công ty Ba Huân chuyên cung cấp trứng gia cầm lớn trên thị trường phía Nam cũng cho hay: Công ty Ba Huân đã dự trữ được khoảng 90% lượng hàng hóa phục vụ Tết bởi trứng là mặt hàng thiết yếu, không thể thiếu trong dịp cuối năm.
Theo ghi nhận của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, tại thành phố Cần Thơ: Hiện trên địa bàn có 40/105 chợ đã được mở lại, tăng 2 chợ so với tuần trước.
Các chợ mở lại có số lượng tiểu thương tham gia từ 30-70%, tất cả đều có tiêm ít nhất 1 mũi sau 14 ngày.
Hiện có 9 siêu thị và 145 cửa hàng tiện ích đang hoạt động lũy kế tạm ngưng 6 cửa hàng cung ứng các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.
Tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn thành phố trong ngày nhìn chung ổn định; nguồn cung hàng hóa đa dạng, số lượng đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân; không xảy ra hiện tượng tranh mua hàng hóa với số lượng lớn để dự trữ.
Tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích như Co.opmart, Satra Food, Bách hóa xanh, Vinmart ... đã tăng cường nhân viên phục vụ, xây dựng các phương án kịp thời bổ sung hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, sức mua tại các hệ thống.
Ngoài ra, tại tỉnh An Giang nguồn hàng tại các chợ, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện ích khá dồi dào, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu người dân; giá cả hàng hóa duy trì ổn định, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá bất hợp lý.
Sở Công Thương An Giang đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng tham gia bình ổn thị trường từ nay đến Tết Nguyên đán năm 2022, được thực hiện từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 7/2/2022.
Đến nay, có 23 doanh nghiệp chủ lực của tỉnh đã đăng ký tham gia bình ổn thị trường với 451 điểm bán hàng đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm dịp cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán năm 2022. Dự kiến tổng số tiền dự trữ khoảng 1.342 tỷ đồng, tăng 2,4% so với kết quả thực hiện năm trước.
Tại các tỉnh, thành phía Nam khác nhìn chung tình hình thị trường tại các tỉnh không có biến động bất thường, nguồn cung hàng hóa được bảo đảm.
Thanh Hóa: Không tổ chức bắn pháo hoa chào mừng Tết Nguyên đán Nhâm Dần Để dành nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Thanh Hóa sẽ không tổ chức bắn pháo hoa chào mừng Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn tỉnh này. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị về việc tổ chức Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Theo đó, các cấp ủy đảng, chính...