Chiêm ngưỡng viên kim cương xanh lớn nhất thế giới giá 530 tỷ đồng
Viên kim cương xanh lớn nhất thế giới mang tên “The Blue” vừa được bán thành công ở nhà đấu giá Christie’s nổi tiếng với mức giá gần 24 triệu USD, tương đương hơn xấp xỉ 505 tỷ đồng.
Viên kim cương xanh “The Blue”.
Theo tin từ AFP, cuộc bán đấu giá viên kim cương trên diễn ra vào ngày hôm qua (14/5) tại Geneva, Thụy Sỹ. Viên cương có trọng lượng 13,22 carat, được miêu tả là “không tì vết”, mang màu xanh nước biển đậm đã về tay chủ nhân mới với mức giá 23,79 triệu USD.
Trước đó, vào ngày 13/5, nhà đấu giá Christie’s tại thụy Sỹ đã bán thành công viên kim cương vàng trọng lượng 100 carat với mức giá 16,3 triệu USD.
Video đang HOT
Sưu tập những viên kim cương màu đang trở thành sở thích mới của giới nhà giàu trên thế giới. Vào tháng 11 năm ngoái, nhà đấu giá Christie’s ở Geneva bán một viên kim cương màu cam với giá 35,5 triệu USD.
Theo các chuyên gia trong ngành kim cương, những viên kim cương màu quý hiếm đang có mức giá cao hơn rất nhiều so với những viên kim cương trắng, cho dù đó là những viên kim cương trắng không tì vết và có độ trong suốt hoàn hảo. Đặc biệt, những viên kim cương có màu càng đậm thì mức giá càng cao.
Christie’s đánh giá, “The Blue” là viên kim cương xanh nước biển đậm lớn nhất thế giới. Người bán viên kim cương này được Christie’s giấu kín danh tính.
Chủ nhân mới của viên kim cương xanh hình trái lê này là công ty chế tác nữ trang lừng danh của Mỹ Harry Winston. Công ty dự kiến sẽ đặt lại tên cho viên kim cương này là “Winston Blue”.
Cũng trong năm 2013, nhà đấu giá Sotheby’s ở Geneva đã bán viên kim cương hồng mang tên “Pink Star” với mức giá kỷ lục 83 triệu USD, cao hơn 23 triệu USD so với giá khởi điểm. Tuy nhiên, sau đó, Sotheby’s đã buộc phải mua lại viên kim cương này vì vị khách trả mức giá trên lâm cảnh vỡ nợ.
Theo Dantri
Hải quân Mỹ tìm ra cách biến nước biển thành nhiên liệu
Sau nhiều thập niên thí nghiệm, các nhà khoa học Hải quân Mỹ tin rằng họ có thể đã giải quyết được một trong những thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay: cách thức chế biến nước biển thành nhiên liệu.
Việc phát triển nhiên liệu hydrocarbon lỏng một ngày nào đó có thể giúp quân đội Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu từ dầu lửa. Nó sẽ cho phép các tàu quân sự tự chế nhiên liệu và duy trì thời gian hoạt động 100% thay vì phải tiếp nhiên liệu mới chạy tiếp được.
Hải quân Mỹ hy vọng cung cấp năng lượng cho tất cả các tàu của họ bằng nước biển.
Theo Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ, nơi đã vận hành một máy bay mẫu dùng loại nhiên liệu mới, chi phí sản xuất ban đầu của nó vào khoảng 3-6 USD/gallon.
Đội tàu gồm 280 chiếc của Hải quân Mỹ hiện tại đều phụ thuộc vào nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu lửa, ngoại trừ một số hàng không mẫu hạm và 72 tàu ngầm chạy bằng hạt nhân. Thoát khỏi sự phụ thuộc đó sẽ giải thoát cho quân đội khỏi tình trạng thiếu hụt nhiên liệu và sự bấp bênh về giá cả.
"Đó là một cột mốc lớn đối với chúng tôi", Phó Đô đốc Philip Cullom bình luận. "Chúng ta đang ở vào những thời điểm vô cùng thử thách, chúng ta thực sự phải nghĩ ra nhiều cách thức đổi mới nhằm nghiên cứu cách chúng ta tạo ra năng lượng, cách chúng ta coi trọng năng lượng và cách chúng ta tiêu thụ nó".
"Việc sử dụng nguồn tài nguyên giá rẻ vô tội vạ như 6 thập niên qua giờ không còn nữa", ông Cullom nhấn mạnh thêm.
Bước đột phá trên được công bố sau khi các nhà khoa học phát triển thành công cách chiết xuất khí carbon dioxide và hydrogen từ nước biển. Các khí này sau đó được chế thành một loại nhiên liệu nhờ quá trình khí hóa lỏng với sự hỗ trợ của các lò biến đổi chất xúc tác.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Cuộc chiến khí đốt mới giữa Nga và Ukraina? Theo tờ Guardian, viễn cảnh một cuộc chiến khí đốt mới giữa Nga và Ukraina trở nên gần hơn vào cuối tuần qua, khi Kiev nói sẽ không trả tiền khí đốt với mức giá mới cao hơn mà hãng Gazprom của Nga đề ra. Nga từng ngừng cấp khí đốt cho Ukraina hai lần vào năm 2006 và 2009. Tại Kiev, Thủ...