Chiêm ngưỡng vẻ đẹp ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa lúa chín
Khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 là lúc những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải ( Yên Bái) bắt đầu vào mùa gặt, tràn ngập sắc vàng rực rỡ của lúa chín.
Nằm cách Hà Nội hơn 300 km, Mù Cang Chải (Yên Bái) giờ đây không còn xa lạ với những ai muốn khám phá và thưởng ngoạn cảnh sắc của núi rừng.
Thời điểm tháng 9, tháng 10 cũng là lúc trên khắp các triền núi, thửa ruộng bậc thang của vùng đất Mù Cang Chải bắt đầu khoác lên mình tấm áo vàng óng của mùa lúa chín, thu hút rất đông khách du lịch khắp mọi nơi đổ về để chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê mẩn của vùng cao Tây Bắc.
Đồng bào Mông ở Mù Cang Chải trồng lúa trên ruộng bậc thang từ bao đời nay. Kỳ quan vừa kỳ vĩ, vừa gần gũi này được tạo bởi chính bàn tay của người nông dân cả cuộc đời gắn bó với núi rừng.
Đến Mù Cang Chải mùa này, đứng bên ven đường ngắm những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa lúa chín mới thực sự cảm nhận được những đường nét uốn lượn tinh tế, khéo khéo trong việc sáng tạo ruộng bậc thang của người Mông nơi đây.
Ruộng bậc thang ở 3 xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha… đã được công nhận danh thắng quốc gia và nằm trong top 10 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới.
Đồi Mâm xôi, đồi Móng Ngựa… là những địa điểm có ruộng bậc thang đẹp nhất, thu hút khách du lịch tới tham quan, chụp ảnh.
Video đang HOT
Những ngày cuối tuần tháng 9, tháng 10, hàng nghìn du khách trong và ngoài nước không ngại vượt quãng đường xa xôi để đến với “mục sở thị” ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Để lên được đồi Mâm xôi hay đồi Móng Ngựa, du khách phải mua vé từ 10.000đ-20.000đ/khách. Đường lên ruộng bậc thang dốc và khó đi nên đội ngũ xe ôm là người dân bản địa sẽ chở khách lên tham quan với giá 80.000đ-100.000đ/khách.
Lên đến ruộng bậc thang, du khách không khỏi choáng ngợp trước bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ nơi đây.
Khắp không gian bao la rực rỡ ấy, hương lúa chín dịu nhẹ khiến tâm hồn nhẹ bẫng, giúp bạn quên hết tất thảy mọi âu lo.
Du khách thích thú thuê trang phục của đồng bào để chụp ảnh check-in.
Nhiều nhóm bạn cùng nhau đến Mù Cang Chải khám phá và ghi lại những tấm hình đẹp ở đây.
Du lịch Mùa Cang Chải mùa lúa chín không chỉ là cơ hội để bạn được tận mắt chứng kiến những “nấc thang lên thiên đường” trải dài khắp núi đồi Tây Bắc mà còn là cơ hội để bạn được tận mắt nhìn thấy lúa chín vàng, thấy được khung cảnh thu hoạch mùa vụ của đồng bào nơi đây.
Du khách đến Mù Cang Chải không chỉ vì thiên nhiên mà còn vì con người nơi đây…. Đến để ngắm nụ cười ngây thơ của những đứa trẻ….
…và ghi trọn những khoảnh khắc mộc mạc mà đơn giản của những người dân đi làm nương rẫy.
Đối với những ai đam mê du lịch, yêu thích ngắm cảnh thì Mù Cang Chải luôn được nhắc như một nơi nhất định phải đến một lần trong đời./.
Hà Giang: Hoàng Su Phì "mùa vàng" vẫy gọi
Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì" được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015.
Qua 7 mùa tổ chức bằng các hình thức khác nhau (trực tiếp và trực tuyến), đều để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng du khách. Đến với Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vào mùa lúa chín năm nay, du khách sẽ được trải nghiệm chương trình du lịch hoàn toàn mới lạ với sự tổng hợp, hội tụ các hoạt động văn hóa tiêu biểu của mảnh đất, con người Hoàng Su Phì.
Những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao núi đất, nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với phong cảnh núi non hùng vỹ và những thửa ruộng bậc thang uốn lượn tới tận chân trời. Vào khoảng tháng 9, tháng 10 là mùa đẹp nhất trong năm khi lúa trên những thửa ruộng bậc thang chuyển màu vàng óng ả, đứng quan sát từ xa trông như một thảm lụa vàng với hương thơm ngọt ngào của lúa chín hòa quyện trong làn gió.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận Di tích quốc gia vào năm 2012, trải dài trên 6 xã: Bản Luốc, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Sán Sả Hồ và Thông Nguyên. Xác định đây là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, năm 2015, lần đầu tiên huyện tổ chức Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì" và gây được tiếng vang lớn trong lòng du khách. Chương trình đã qua 7 mùa tổ chức, mỗi mùa đều để lại dấu ấn riêng với du khách thập phương.
Theo Ban tổ chức, Chương trình năm nay sẽ diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn và đổi mới, như: Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ II (cấp huyện), địa điểm tổ chức tại thôn Tả Sử Choóng, xã Tả Sử Choóng; biểu diễn dù lượn "Trên những bậc thang vàng" lần thứ II năm 2022 tại xã Nậm Ty, xã Thông Nguyên; trưng bày sản phẩm và không gian chợ phiên. Ngoài ra, các xã, thị trấn còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống, các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm; thời gian tổ chức từ ngày 02/9 đến 30/9/2022.
Bí thư Đảng ủy xã Tả Sử Choóng, Hoàng Xuân Hòa cho biết: Là địa điểm được huyện lựa chọn tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông năm 2022 và cũng là sự kiện mở đầu cho Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì", cấp ủy, chính quyền xã đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện về trang trí, khánh tiết, hội trường, sân bãi. Thành lập đoàn văn nghệ, thể thao để tham gia ngày hội; cử các hội viên Hội nghệ nhân dân gian tham gia luyện tập và trình diễn Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông theo nghi thức truyền thống tại ngày hội. Với các hoạt động văn nghệ dân gian phong phú và thi đấu các môn thể thao truyền thống như bắn nỏ, đánh yến, thi đan quẩy tấu, võ cổ truyền dân tộc Mông... ngày hội đã được tổ chức thành công vào ngày 02/9 vừa qua, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách. Qua đó, đã góp phần quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn.
Xác định đây là cơ hội tốt để quảng bá tiềm năng du lịch và giới thiệu văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của địa phương tới du khách trong và ngoài nước, huyện Hoàng Su Phì đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì". Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chỉnh trang khuôn viên nhà cửa, vệ sinh môi trường sạch, đẹp. Chỉ đạo các lực lượng làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trước, trong và sau chương trình. Yêu cầu các đơn vị kinh doanh dịch vụ, du lịch, các homestay niêm yết giá công khai, ký cam kết không tăng giá. Đặc biệt, công tác tuyên truyền, quảng bá về chương trình du lịch được huyện đẩy mạnh trên các nền tảng công nghệ số, lan tỏa sâu rộng tới bạn bè trong nước và quốc tế.
Chủ tịch UBND huyện, Thèn Ngọc Minh cho biết: 2 năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh nên huyện chủ yếu quảng bá Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì" qua hình thức du lịch online. Năm nay, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, vì vậy huyện đã thành lập Ban tổ chức Tuần văn hóa du lịch năm 2022, xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện. Chương trình năm nay là sự tổng hợp, hội tụ các hoạt động văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của mảnh đất, con người Hoàng Su Phì với các hoạt động như trình diễn Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông, Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao, nghi thức nhảy lửa và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, đánh yến, đánh cù, bắn nỏ, cà kheo... Trải nghiệm các hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc, hòa mình vào vẻ đẹp của di tích ruộng bậc thang mùa lúa chín và thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc chắc chắn sẽ đem đến những trải nghiệm vô cùng thú vị cho du khách khi tham gia Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì" lần này.
Bắc Kạn: Vẻ đẹp Mù Là mùa lúa chín Thời điểm này, những thửa ruộng bậc thang của đồng bào Mông ở Mù Là, thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh (Pác Nặm, Bắc Kạn) lúa mùa sớm bắt đầu chín. Những sóng lúa vàng rực uốn lượn quanh sườn núi tạo thành bức tranh tuyệt đẹp. Đây cũng là điểm du lịch hấp dẫn mỗi dịp cuối tuần với du khách gần...