Chiêm ngưỡng vẻ đẹp non nước Cao Bằng, nơi vắng bóng dịch bệnh
Miền non nước Cao Bằng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, nơi cội nguồn cách mạng và sở hữu các danh lam, thắng cảnh đẹp, nhiều điểm đến lịch sử – văn hóa nổi tiếng.
Hiện đây là nơi duy nhất ở Việt Nam chưa có ca mắc Covid-19.
Tỉnh Cao Bằng có diện tích tự nhiên hơn 6.700 km2, trong đó có tới 90% là đất rừng núi. Được che phủ bởi rừng, vì thế không khí ở đây trong sạch, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Vùng đất này ẩn chứa những dấu tích lịch sử trên 500 triệu năm, cùng với trên 130 điểm di sản được xếp hạng. Đáng chú ý, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã được UNESCO ghi danh vào mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu vào năm 2018.
Tính tới sáng 10/8, đây vẫn là địa phương duy nhất cả nước chưa có ca mắc Covid-19. Là một điểm đến an toàn và hấp dẫn, chắc chắn Cao Bằng sẽ thu hút du khách ngay khi hoạt động du lịch được nối lại, trong điều kiện cho phép.
Pác Bó – suối nguồn cách mạng
Trong 7 tỉnh của Việt Nam giáp ranh với Trung Quốc thì Cao Bằng có đường biên giới dài nhất, hơn 333 km. Phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Trong đó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó nằm ở biên giới Việt – Trung, nơi vinh dự đón Bác Hồ trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước để gây dựng phong trào cách mạng. Tại đây, du khách sẽ được ngắm nhìn núi Các Mác hùng vĩ, suối Lê Nin xanh trong, cùng hệ thống các di tích về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng thời kỳ 1941 – 1945.
Thác nước đẹp nhất miền biên giới
Cách thành phố Cao Bằng 92 km về hướng Đông, thác Bản Giốc nằm giữa biên giới Việt – Trung. Đây được xem là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng.Với độ cao 35 m, rộng 300 m, chia thành 3 tầng, thác Bản Giốc là một trong những thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á, trong top thác nước lớn nhất nằm trên đường biên giới giữa hai quốc gia.
Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, bắt nguồn từ dòng sông Quây Sơn. Vào mùa này, những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá, cuồn cuộn tuôn chảy như những dải lụa lấp lánh, uốn lượn mềm mại giữa sắc xanh bạt ngàn của núi rừng. Tại đây, du khách có thể trải nghiệm dịch vụ cưỡi ngựa trên bãi cát và ngồi thuyền khám phá cảnh quan.
Kỳ vĩ “Mắt thần núi”
Video đang HOT
Cảnh quan tuyệt đẹp tại khu vực núi Mắt Thần.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Cao Bằng một điểm di sản vô cùng độc đáo nằm giữa một thung lũng đẹp tựa thảo nguyên và những hồ nước xanh ngát, đó là “Mắt thần núi”. Vào mùa mưa, nước hồ Nặm Chá dưới chân núi Mắt Thần dâng cao, làn nước xanh như ngọc. Vẻ đẹp hiếm có của “Mắt thần núi” cũng như cảnh quan xung quanh giúp nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Cao Bằng.
Vùng núi diệu kỳ Phja Oắc – Phja Đén
Với đỉnh Phja Oắc cao 1.931m so với mặt biển, Vườn Quốc gia Phja Oắc – Phja Đén là bức tranh hùng vĩ và thơ mộng, ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên. Mùa xuân, hoa đỗ quyên rực nở bừng sáng cả khu rừng già. Hạ về, cẩm tú cầu xanh mát như chào đón du khách thập phương. Thu sang, những biển mây trắng, mây vàng, đỏ cam chuyển màu huyền ảo ôm lấy những ngọn núi. Đông tới, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bông hoa tuyết phủ đầy dãy núi, nhành cây.
Đến với miền non nước Cao Bằng, du khách còn có dịp khám phá nhiều di sản địa chất, danh lam thắng cảnh khác như: sông Quây Sơn, đèo Khau Cốc Chà, động Dơi, hồ Bản Viết, bãi tình Thanh Long, thác Hoa, thác Cò Là, cao nguyên Luốc Đắc, đồi cỏ Phiêng Mường, đồi thông Nguyên Bình, đồi thông Vinh Quý…
Cắm trại bên dòng Quây Sơn (Ảnh: Hồ Long)
Không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi, vùng đất Cao Bằng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em. Đến với Cao Bằng, du khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc qua trải nghiệm du lịch cộng đồng tại các bản làng; tìm hiểu văn hóa, trang phục, làng nghề truyền thống; khám phá các lễ hội, chợ phiên đặc trưng miền biên viễn; đắm mình trong những điệu then, câu lượn, cùng hệ thống dân ca, dân vũ đặc sắc và thưởng thức những món ăn dân dã đậm đà hương vị núi rừng.
3 ngày khám phá non nước Cao Bằng
Không phải điểm đến mới, Cao Bằng vẫn có sức hút riêng với thiên nhiên tươi đẹp cùng nhiều di tích lịch sử.
So với Tây Bắc, Đông Bắc đường sá khó đi và dài hơn nhưng vẫn có nét đặc trưng ở mỗi tỉnh thành, từ Hà Giang, Lạng Sơn cho tới Cao Bằng. Để khám phá vẻ đẹp non nước Cao Bằng, lịch trình 3 ngày 2 đêm đủ để du khách ghé thăm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của mảnh đất gắn liền với chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 1: Hà Nội - Cao Bằng
Nếu sức khỏe tốt, bạn có thể lựa chọn đi xe đêm từ Hà Nội lên tới Cao Bằng và bắt đầu ngay hành trình khám phá vào sáng sớm. Tuy nhiên, nếu đoàn đông, giải pháp đi ban ngày sẽ an toàn, giúp mọi người có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Từ Hà Nội đi Cao Bằng, du khách đón xe khách từ bến Mỹ Đình với thời gian di chuyển 6 -7 tiếng hoặc thuê xe riêng, chạy cung Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - thành phố Cao Bằng - đây cũng là điểm đầu tiên của hành trình.
Buổi chiều tối ngày đầu tiên, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và tham quan thành phố. Là nơi giao nhau giữa hai dòng sông Bằng và sông Hiến, thành phố Cao Bằng có khí hậu mát mẻ. Những địa điểm không thể bỏ qua trong thành phố phải kể đến phố đi bộ Kim Đồng, quảng trường trung tâm khu hành chính.
Ngày 2: Thành phố Cao Bằng - khu di tích Pác Bó - thác Bản Giốc
Bạn hãy bắt đầu từ 6h dùng bữa sáng với bánh cuốn Cao Bằng và tranh thủ thời gian hơn để có thể tham quan được nhiều nơi.
Từ thành phố Cao Bằng, du khách chạy xe 50 km về phía huyện Hà Quảng giáp biên giới Trung Quốc, tham quan khu di tích Pác Bó. Do nơi này có nhiều điểm tham quan và khuôn viên rộng, bạn nên dành khoảng 4 tiếng để khám phá trọn vẹn.
Sau khi qua cổng tham quan, du khách sẽ thấy cột mốc số 0 của tuyến đường Hồ Chí Minh nối dài Bắc Nam, đối diện là khu tưởng niệm Bác Hồ. Để tới được suối Lê Nin và núi Các Mác, bạn sẽ đi bộ qua thôn Pác Bó. Tản bộ giữa đồng lúa và những dòng suối nước xanh rì chảy qua làng bản, qua những nếp nhà Tày, Nùng sẽ khiến bạn phần nào cảm nhận được nhịp sống thanh bình nơi đây.
Dòng nước trong xanh của suối Lê Nin. Ảnh: Minh Đức
Hiện ra trước mắt bạn sau quãng đường đi bộ qua thôn Pác Bó là ngọn núi Các Mác và suối Lê Nin. Men theo dòng nước trong xanh và đi về phía đầu nguồn là hang Cốc Bó, nơi Bác Hồ từng sống, làm việc và lãnh đạo cách mạng. Cách đó không xa là các điểm di tích lịch sử như bàn đá nơi Bác ngồi làm việc, nhà ông Lý Quốc Súng...
Ngoài giá trị lịch sử, khung cảnh thiên nhiên tươi mát ấn tượng của khu di tích còn khiến nhiều du khách không khỏi ngỡ ngàng. Nếu có thời gian, đừng bỏ qua cột mốc 108 là nơi đầu tiên Bác Hồ đặt chân tới Việt Nam khi về nước sau nhiều năm bôn ba nước ngoài; và khu tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Kim Đồng.
Vé vào khu di tích Pác Bó là 25.000 đồng/người. Nếu sử dụng xe điện, du khách trả thêm 20.000 đồng/người.
Rời Pác Bó, du khách chạy xe tới huyện Trùng Khánh tham quan thác Bản Giốc. Hãy cố gắng có mặt tại khu vực thác Bản Giốc vào khoảng 19h để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thác lớn nhất Việt Nam với màn trình chiếu ánh sáng nghệ thuật ban đêm. Chương trình thường kéo dài 1 giờ 30 phút, bạn nên hỏi thăm người dân để biết thời gian cụ thể.
Khung cảnh thác Bản Giốc lung linh về đêm. Ảnh: Minh Đức
Làng đá cổ Khuổi Ky, nằm cách thác Bản Giốc khoảng 3km, có nhiều homestay do chính người dân địa phương quản lý như Yến Nhi homestay, Khuổi Ky Homestay... Giá homestay ở đây khoảng 100.000 đồng/đêm thích hợp để nghỉ lại và tận hưởng Bản Giốc về đêm.
Ngày 3: Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao - Núi mắt Thần - thành phố Cao Bằng - Hà Nội
Để tránh cảnh đông đúc của thác Bản Giốc, hãy tranh thủ ghé thăm từ sáng sớm. Vé vào thác là 45.000 đồng/người. Là thác nước lớn nhất Việt Nam, Bản Giốc phân chia ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Để tới gần bạn cần thuê thuyền bè đi đến chân thác để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn thác này.
Rời thác Bản Giốc, địa điểm tiếp theo bạn nên ghé là động Ngườm Ngao nằm ngay sát làng Khuổi Ky. Theo tiếng Tày, Ngườm Ngao có nghĩa là "động Hổ". Đây là hang động lớn với chiều dài hơn 2.100 m và nhiều nhánh chưa được khai phá. Trong động có hệ thống thạch nhũ đa dạng nhiều hình thù, tạo nên khung cảnh huyền ảo.
ề thành phố Cao Bằng, bạn có thể dừng chân tại làng hương Phja Thắp, làng rèn Phúc Sen. Sau khi đến đỉnh đèo Mã Phục, du khách đi về huyện Trà Lĩnh sẽ tới núi Mắt Thần hay núi Thủng theo cách gọi dân dã của người dân địa phương. Ngọn núi đặc biệt này có một khoảng rỗng ở giữa, nhìn xa như con mắt hướng lên bầu trời. Xung quanh núi là hồ Thang Hen và những đồi cỏ xanh mượt, nơi người dân địa phương chăn nuôi gia súc. Đây cũng là địa điểm lý tưởng để cắm trại, chụp ảnh và tham quan cho du khách vào mỗi chiều hoàng hôn.
Vui chơi dã ngoại ở núi Mắt Thần tới chiều, bạn trở về thành phố Cao Bằng ăn tối và đón xe về Hà Nội. Một phần không thể thiếu trong chuyến khám phá non nước Cao Bằng là ẩm thực. Đã tới đây bạn đừng quên thưởng thức các đặc sản như bánh áp chao Cao Bằng, bún vịt, ấu trùng ong xào măng, khâu nhục, gà hầm hạt dẻ, xôi ngũ sắc...
Cao Bằng - nơi duy nhất hiện vắng bóng Covid-19 Tỉnh Cao Bằng là nơi sinh sống của 28 dân tộc, có nhiều cảnh đẹp và điểm đến lịch sử nổi tiếng, là nơi duy nhất ở Việt Nam hiện không có ca Covid-19. Tính tới sáng 2/8, tỉnh Cao Bằng là địa phương duy nhất cả nước chưa có ca mắc Covid-19, tính từ đợt dịch 27/4. Cao Bằng nằm ở phía...