Chiêm ngưỡng vẻ đẹp “hoa khôi” trong thế giới khỉ, chỉ có ở Việt Nam
Chà vá chân đỏ được đánh giá là “hoa khôi” trong thế giới loài khỉ, là loài linh trưởng quý hiếm, đặc hữu ở Việt Nam. Do loài vật này có màu lông rực rỡ nên còn được gọi là voọc ngũ sắc.
Những hình ảnh loài linh trưởng quý hiếm ở Việt Nam khiến nhiều người thích thú. Chà vá chân đỏ được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đánh giá là “hoa khôi” trong thế giới loài khỉ do sở hữu bộ lông có màu sắc rực rỡ.
Đây là loài khỉ quý hiếm, đặc hữu ở Việt Nam, ngoài tên là chà vá chân đỏ, nó còn tên gọi là chà vá chân nâu, cũng là loài có màu sắc rực rỡ nhất trong các loài linh trưởng. Chúng còn được biết đến với tên “Khỉ ngũ sắc” cũng bởi vẻ ngoài độc đáo này.
Chúng có tên khoa học là Pygathrix nemaeus, sinh sống chủ yếu ở khu vực Bắc Trường Sơn của Việt Nam (địa bàn gồm từ Nghệ An xuống Kontum), và một số ít ở Lào.
Video đang HOT
Từ đầu gối đến mắt cá chân của Voọc chà vá chân đỏ giống như “đôi tất dài màu nâu đỏ”, cẳng tay trước của chúng như được phủ một lớp găng tay trắng vậy. Nhưng bàn tay và đôi chân thì lại có màu đen.
Vooc chà vá chân nâu có vành râu quai nón màu trắng và thường của con đực sẽ rậm rạp hơn. Mí mắt của chúng màu xanh dương nhẹ. Đuôi trắng và có cụm lông trắng ở phía cuối. Con đực ở mọi lứa tuổi đều có mảng trắng ở hai bên mông và bộ phận sinh dục màu đỏ và trắng.
Loài này giống như các loài khỉ khác, thích sống bầy đàn. Chúng sống trong nhóm từ 4 đến 15 con nhưng đã từng ghi lại được nhóm lên tới 50 con.
Giống các loài khác thuộc họ Khỉ cựu thế giới, đuôi của chúng không dùng để cầm nắm. Đuôi chỉ được sử dụng cho một mục đích duy nhất là cân bằng. Chúng dùng tay và chân để di chuyển trong rừng. Một khi đã bắt đầu di chuyển cả nhóm sẽ được dẫn dắt bởi con đực đầu đàn, với những con đực trẻ ở phía sau, con cái và con non an toàn ở giữa.
Loài khỉ tuyệt đẹp này đang bị đe dọa nghiêm trọng trong tự nhiên. Địa bàn sinh sống của chúng suy giảm mạnh do nạn chặt phá rừng, các chuyên gia quốc tế đánh giá đây là một trong số các loài linh trưởng bị đe dọa nghiêm trọng nhất trên thế giới. Tại trung tâm cứu hộ, những con chà vá chân đỏ hay chà vá chân xám mồ côi được yêu thương, chăm sóc và luyện tập kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn trong thiên nhiên. Khi trưởng thành, chúng sẽ được trở về với môi trường tự do lý tưởng của mình.
Những con chà vá chân đỏ khi con bé xíu cực kỳ bám người (bên phải) và những con chà vá chân đỏ khi đã trưởng thành (bên trái).
Theo Danviet
"Nữ hoàng linh trưởng" quý hiếm được thả về thiên nhiên
Ngày 12/8, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật (CHBT&PTSV) Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa thả một cá thể voọc chà vá chân nâu quý hiếm về với môi trường thiên nhiên.
Được biết, cá thể voọc chà vá chân nâu ( Pygathrix nemaeus - còn được gọi là "nữ hoàng linh trưởng") được thả về thiên nhiên đang còn nhỏ, chưa trưởng thành, có trọng lượng khoảng 5kg. Cá thể này được Trung tâm Cứu hộ CHBT&PTSV Vườn Quốc gia Bạch Mã tiếp nhận từ UBND xã Hương Lộc, huyện Nam Đông.
Chú voọc chà vá chân nâu
UBND xã Hương Lộc cho hay, cá thể voọc chà vá chân nâu này được anh Trần Đình Ly, người giúp việc ở Niệm Phật đường xã Hương Lộc phát hiện khi nó bị 2 chú chó rượt đuổi trong khuôn viên Niệm Phật đường.
Chú voọc chà vá chân nâu bị thương ở chân phải và có biểu hiện hoảng sợ. Sau khi bắt giữ, anh Ly đã báo và bàn giao cho UBND xã Hương Lộc.
Sau một thời gian được Trung tâm CHBT&PTSV Vườn Quốc gia Bạch Mã đang chăm sóc và chữa trị, các vết thương ở chân của chú voọc lành. Nhận thấy sức khỏe của "nữ hoàng linh trưởng" đã ổn định, Trung tâm đã thả chú voọc trên về môi trường tự nhiên.
Trung tâm CHBT&PTSV Vườn Quốc gia Bạch Mã chuẩn bị thả "nữ hoàng linh trưởng" về với thiên nhiên
Voọc chà vá chân nâu là loài động vật thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Thủ tướng Chính Phủ; mọi hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép đối với loài này đều bị nghiêm cấm.
Đại Dương
Theo Dantri
Dân hiến tặng một cá thể voọc chà vá chân đen để thả về rừng Ngày 15.12, nguồn tin từ tỉnh Bình Phước cho biết, một người dân đã hiến tặng Trung tâm cứu hộ, bảo tồn, phát triển sinh vật (Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) một cá thể voọc chà vá chân đen cực kỳ quý hiếm, nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam. Đó là chị Ngô Thị Loan...