Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Tháp Chàm Poshanư, biểu tượng của Văn hóa Chămpa
Tháp Chàm Poshanư là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng của người Chăm.
Với kiến trúc đặc trưng, những tác phẩm điêu khắc tinh xảo và các lễ hội truyền thống, tháp Chàm Poshanư đã thu hút sự quan tâm và tò mò của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Tháp Chàm Poshanư cách thành phố Phan Thiết 7km, nằm trong khu di tích Lầu Ông Hoàng. Tháp nằm trên núi Bà Nại, thị trấn Phú Hải. Tháp Chàm được coi là biểu tượng của Vương quốc Champa lúc bấy giờ.
Ảnh minh họa.
Điểm thu hút của tháp Chăm này chính là đường nét, hoa văn huyền bí với nhiều điều bí ẩn chưa giải thích và khám phá được.
Lịch sử của Tháp Chàm Poshanư
Quần thể tháp là một di tích văn hóa quan trọng của Vương quốc Chăm Pa cổ. Ban đầu, tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 8 và đầu thế kỷ 9 để thờ thần Shiva – người được sùng bái trong văn hóa Chăm Pa. Sau đó, vào thế kỷ 15, một số đền thờ khác đã được xây thêm để tôn vinh công chúa Poshanư – con gái của vua Para Chanh.
Công chúa Poshanư được người dân yêu quý và tôn kính vì là người vừa có tài vừa có đức. Bà đã hướng dẫn nhân dân nhiều kỹ năng như trồng lúa nước, dệt vải thổ cẩm, trồng trọt và chăn nuôi.
Từ năm 1992 đến 1995, các cuộc khai quật khảo cổ đã phát hiện ra một đền thờ lớn khác đã bị chôn vùi sâu dưới lòng đất trong hơn 300 năm. Sau đó, từ năm 1990 đến 2000, quần thể tháp đã trải qua quá trình cải tạo, hiện nay di tích này đã được hoàn thiện.
Tìm hiểu kiến trúc của Tháp Chàm Poshanư
Quần thể tháp Chàm là một tuyệt tác của người Chăm, mang lại vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Tháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc Hòa Lai, là kiểu kiến trúc thành công và đẹp nhất của người Chăm Pa.
Tháp chính A có 4 tầng, trên đỉnh tháp có 4 cửa sổ hình tam giác hướng về tứ phía, bên ngoài được xây kín và dưới mỗi cửa sổ có 4 lỗ lớn dùng để thông gió. Tháp có chiều cao khoảng 15 mét và phần đáy rộng 20 mét. Có một cửa chính dài hướng về phía Đông, được coi là nơi cư ngụ của thần linh theo truyền thuyết của người Chăm.
Thêm 3 cửa giả ở các hướng Bắc, Tây và Nam. Trên vòm cuốn ở hướng Tây của tháp, vẫn còn những dãy chạm khắc dày đặc với những hình tượng kỳ lạ. Trong tháp, vẫn còn tồn tại biểu tượng Linga-Yoni, được làm từ chất liệu đá xanh đen nguyên khối.
Tháp phụ B nằm riêng và nghiêng về hướng Bắc, cao khoảng 12 mét, có kiến trúc cơ bản giống tháp A nhưng đơn giản hơn. Trước đây, trong tháp có đền thờ bò thần Namdin, nhưng sau đó không còn thấy nữa. Trong cuộc khai quật năm 1995, dưới lòng đất đã tìm thấy một bàn chân và một tai bò thần được làm từ đá.
Tháp phụ C còn lại duy nhất một mặt cao hơn 4 mét, tháp này được sử dụng để thờ thần lửa. Kiến trúc và trang trí nghệ thuật bên ngoài đã bị mài mòn theo thời gian, chỉ còn lại một số đường nét gốc.
Nên đến Tháp Chàm Poshanư vào thời điểm nào?
Du khách có thể lựa chọn ghé thăm tháp Chàm Poshanư vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 9 âm lịch để tham gia lễ hội Kate đặc trưng của người Khmer. Đây là một lễ hội độc đáo, nơi du khách có thể trải nghiệm và tận hưởng những hoạt động tôn giáo văn hóa đặc biệt.
Video đang HOT
Ngoài ra, các lễ hội cầu mưa và cầu bình an như Poh Mbăng Yang thường diễn ra vào tháng giêng âm lịch. Đây là thời điểm du khách có thể ghé thăm và tham gia vào những hoạt động tôn giáo, điển hình như cúng tế cùng với cộng đồng người Chăm.
Những lễ hội này mang đến cho du khách cơ hội tuyệt vời để khám phá và hiểu sâu hơn về văn hóa và tín ngưỡng của người Khmer và người Chăm tại tháp Chàm Poshanư.
Các lễ hội tại Tháp Chàm Poshanư
Lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yang
Hằng năm, vào khoảng tháng Giêng trong lịch âm, tại di tích tháp Chàm Poshanư, các lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yangn được tổ chức để chào đón du khách ghé thăm. Đồng thời, cộng đồng người Chăm tại các khu vực lân cận cũng thường đến đây để cúng viếng, làm lễ cầu mưa và cầu bình an, thể hiện sự sùng bái, tôn kính đối với thần linh.
Lễ hội Katê
Lễ hội Kate diễn ra vào ngày 1 tháng 7 hàng năm theo lịch người Chăm (tức tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch) và kéo dài ba ngày. Lễ hội được tổ chức theo quy mô nhỏ tại từng làng, và mỗi gia đình sẽ tự tổ chức lễ hội riêng vào ngày kế tiếp. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội Kate, có nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức như nấu ăn, dệt vải, làm gốm,…
Trong lễ hội, các thành viên trong gia đình sum họp cùng nhau, thường có một người chủ tế là người chủ hộ hoặc trưởng dòng tộc đứng ra tổ chức. Đây là cơ hội quan trọng để gia đình thể hiện sự gắn bó, tình yêu thương với nhau trong cuộc sống. Lễ hội Kate cũng là dịp để người dân thư giãn, vui chơi và giải trí sau một năm làm việc vất vả.
Nên trải nghiệm những gì tại Tháp Chàm Poshanư?
Thưởng thức nghệ thuật dân gian người Chăm
Tại tháp Chàm Poshanư, bạn có thể tìm hiểu về văn hóa dân gian của người Chăm thông qua những tiết mục nghệ thuật dân gian độc đáo. Một trong những hoạt động thú vị là xem người bản địa dệt vải thủ công. Người Chăm có một truyền thống dệt vải tinh tế và phức tạp, bạn có thể tận mắt thấy quá trình tạo ra những tác phẩm vải tuyệt đẹp.
Qua việc quan sát và tìm hiểu về quá trình dệt vải thủ công, bạn sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về kỹ thuật, nguyên liệu truyền thống của người Chăm. Đây là một cách tuyệt vời để khám phá và trải nghiệm văn hóa dân gian độc đáo của người Chăm tại tháp Chàm Poshanư.
Làm gốm tại Tháp Chàm Poshanư
Tại Tháp Chàm Poshanư, du khách cũng có thể tham gia vào các hoạt động làm gốm. Với nét độc đáo của người Chăm, việc làm gốm tại đây mang lại trải nghiệm đặc biệt và là cơ hội để khám phá nét nghệ thuật truyền thống của người Chăm.
Du khách có thể tham gia vào quá trình làm gốm từ việc chuẩn bị đất sét, trải qua các bước điêu khắc và trang trí, cho đến việc nung và hoàn thiện sản phẩm. Bạn sẽ được hướng dẫn bởi những người thợ lành nghề và có thể tạo ra những tác phẩm gốm riêng của mình.
Check-in cùng Tháp Chàm
Nếu bạn một lần đến thăm và lắng nghe câu chuyện tại tháp Chàm Poshanư, bạn sẽ hiểu được nguồn gốc và sức hấp dẫn đến từ nơi đây. Tháp Chàm Poshanư mang trong mình sự bí ẩn và ma mị đặc trưng của văn hóa Chăm. Bên cạnh đó, đây cũng là một địa điểm lý tưởng để bạn thỏa sức tạo dáng và chụp hình theo nhiều phong cách khác nhau.
Tham quan khuôn viên tháp
Ngoài những tòa tháp độc đáo, khuôn viên tại tháp Chàm Poshanư còn có hàng phượng trên lối đi, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp. Bên cạnh đó, khuôn viên còn trồng một vườn hoa giấy đặc trưng của Phan Thiết, tô điểm cho không gian thêm phần thơ mộng và rực rỡ màu sắc. Những khu vực này là điểm nhấn làm tăng sự quyến rũ và hấp dẫn của tháp Chàm Poshanư.
Giao lưu cùng người Chăm
Trong khu vực tháp Chàm Poshanư có nhiều người Chăm sinh sống. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bạn giao lưu, học hỏi văn hóa người Chăm. Bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với cư dân địa phương, trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm, hiểu thêm về phong tục, tập quán và lối sống của người Chăm.
Giao lưu với người Chăm sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về nét truyền thống của họ, cũng như tạo ra một sự giao thoa và tương tác văn hóa đa chiều. Đây là cơ hội tuyệt vời để mở rộng kiến thức và hiểu biết về nét đặc trưng của dân tộc Chăm trong quá trình tham quan tháp Chàm Poshanư.
Các điểm tham quan gần Tháp Chàm Poshanư
Lầu Ông Hoàng Phan Thiết
Lầu Ông Hoàng là một điểm tham quan nổi tiếng ở Phan Thiết và chỉ cách tháp Chàm Poshanư hơn 2km. Đây là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt dưới thời thực dân Pháp. Trận đánh này đã tiêu diệt nhiều lính Pháp và thu được nhiều súng đạn.
Ngoài ra, Lầu Ông Hoàng Phan Thiết còn liên quan đến câu chuyện tình yêu của nhà thơ Hàn Mạc Tử và nữ sĩ Mộng Cầm. Đây là một câu chuyện lãng mạn và có ý nghĩa lịch sử đặc biệt trong lòng người dân Phan Thiết.
Chùa Bửu Sơn Phan Thiết
Chùa Bửu Sơn, hay còn được gọi là Chùa Tháp, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Phan Thiết. Ngôi chùa này được xây dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, được Vua Gia Long ban “Ngự Tứ Bửu Sơn Tự”. Nằm trên một ngọn đồi thuộc phường Phú Hải, chùa có mặt hướng về cửa biển, bạn có thể nhìn toàn cảnh thành phố Phan Thiết từ trên cao.
Hiện nay, Chùa Bửu Sơn Phan Thiết cùng với cụm tháp Chăm và di tích Lầu Ông Hoàng tạo thành một điểm tham quan hấp dẫn cho khách du lịch.
Chùa Bổ Đà - Danh lam cổ tự vùng Kinh Bắc
Khu Di tích Chùa Bổ Đà là một quần thể danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc địa phận hành chính của xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Được xây dựng vào thời Lê (thế kỷ XVIII), Chùa Bổ Đà là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang. Chùa có tên là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự, gọi tắt là chùa Bổ, còn có các tên gọi khác là chùa Quán Âm. Chùa Bổ là một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc "nội thông ngoại bế" tạo vẻ u tịch, thanh vắng và huyền thoại, xung quanh là đồi núi, xóm làng bao bọc.
Đặc biệt vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là đẹp và lớn nhất Việt Nam. Vườn tháp được xây dựng theo những quy định riêng và rất chặt chẽ của thiền môn. Với gần 100 ngôi tháp được xếp hàng hàng, lớp lớp nơi tàng lưu xá lị, tro cốt nhục thân của các vị tăng ni.
Tổng diện tích gần 8.000m, là nơi tàng lưu xá lị, tro cốt của các vị tăng, ni dòng thiền Lâm Tế.
Đây là nơi yên nghỉ của hơn 1.000 vị cao tăng đã từng tu hành tại chùa qua các thời kỳ. Có khoảng hơn 100 ngôi tháp, mỗi tháp chôn giữ tro, cốt, xá lị của 4 đến 26 vị tăng, ni.
Phần lớn các ngọn tháp trong vườn cao 3-4 tầng, chiều cao tổng thể từ 3-5m, trong đó những ngôi tháp sư tổ còn lớn hơn nữa.
Được biết, ngọn tháp của các sư tăng, dấu hiệu nhận biết trên đỉnh tháp có bình cam lộ. Tháp của các sư ni, trên đỉnh tháp có hình búp sen.
Hiện nay khu di tích chùa Bổ Đà gồm rất nhiều hạng mục lớn nhỏ trong đó có 4 hạng mục chính, đó là Chùa Cao, am Tam Đức, Chùa Tứ Ân, Vườn Tháp.
Trong đó, Chùa Cao có từ lâu đời nhất, khoảng 1000 năm trước, chùa được xây dựng, cho đến nay vẫn đón những đoàn khách hành hương đến cầu duyên, cầu bình an tại chùa.
Cô Diệu Ngọc là người dân bản địa, chia sẻ: "Tôi đã qua lại chùa từ ngày còn trẻ, 3 năm trở lại đây tôi đã chuyển hẳn lên chùa để làm công quả, giúp sư thầy dọn dẹp, trông chùa, mở cửa đón khách, bản thân con cái đã lớn cả, tôi không còn vướng bận, nên về với nhà chùa cho nhẹ cõi lòng".
Trải qua bao nhiêu thăng trầm biến cố lịch sử mà vẫn vững chãi soi mình như vậy nên đây được cho là ngôi chùa lâu năm nhất của vùng Kinh Bắc
Chùa được dựng lên bằng các vật liệu truyền thống như gạch nung, ngói đỏ, sành, đá muối...
Những tài liệu và cổ vật lưu truyền từ những ngày đầu của ngôi chùa. Chùa bắt đầu có từ thời nhà Lý và được xây dựng lại dưới triều vua Lê Dụ Tông.
Chùa thờ vị Phật Đà (Bụt Đà, có nguồn gốc từ chữ Buddha) đã ứng hiện giúp ông tiều phu (ông bổ củi trong truyền thuyết xây dựng chùa Bổ Đà) nên gọi là chùa Bổ Đà. Sau này, chùa bao gồm cả chùa Tứ Ân, nên nó còn có tên Tứ Ân, tự (tên gọi của chùa chính được gọi cho cả quần thể chùa bao gồm chùa Tứ Ân, Quán Âm Sơn tự, chùa Cao...) đây là nơi được coi như trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền phái Trúc Lâm và sự linh thiêng của ngôi chùa vẫn luôn hiện hữu và là nơi tìm đến của nhiều tăng ni, phật tử tứ phương.
Những mảng tường bao quanh được đắp bằng đất. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối trình tường độc đáo.
Chùa Bổ Đà là một trong những nơi hiếm hoi còn gìn giữ được nét kiến trúc nguyên bản của truyền thống Việt cổ. Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam hiện nay.
Ngôi chùa khiến cho bất cứ ai khi bước chân vào đều cảm thấy tâm trí trở nên thanh tịnh, trầm lắng và bình yên. Dường như mọi bộn bề lo toan đều dừng lại trước cảnh cổng chùa mộc mạc nhưng đầy ấu ấn thời gian.
Khám phá động Thúm Thưa Động Thúm Thưa nằm cách trung tâm xã Việt Tiến (huyện Bảo Yên) hơn 5 km và là 1 trong 3 hang động nằm trong quần thể hang động làng Đắng ở thôn Già Thượng. Thạch nhũ trong hang động được hình thành qua hàng triệu năm với đủ loại hình thù độc đáo sẽ làm mê mẩn bất cứ ai chiêm ngưỡng....