Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sự cô đơn giữa lòng thủ đô Warsaw, Ba Lan
Biểu tượng của thủ đô Warsaw, Ba Lan không chỉ là các công trình kiến trúc, bảo tàng, văn hóa, mà còn là… một cây cọ.
Cây cọ nhân tạo giữa trung tâm thủ đô Warsaw, Ba Lan. (Nguồn: City of Warsaw)
“Cây cọ cô đơn” vừa kỳ lạ vừa quen thuộc, mời gọi du khách dừng lại và chụp ảnh. Đây là một cây nhân tạo, là tác phẩm nghệ thuật sắp đặt cao 15 mét của nghệ sĩ thị giác Joanna Rajkowska, được khánh thành để trang trí trung tâm Warsaw từ ngày 12/12/2002. Với thân là cột thép được phủ bằng vỏ cây tự nhiên, lá bằng hợp chất polyethylene, dáng cây thẳng và lá cọ tung bay trong gió trông giống như cây thật.
Ý tưởng về việc lắp đặt một cây cọ ở Warsaw ra đời sau khi bà Joanna Rajkows đến thăm Israel, nhằm tưởng nhớ cộng đồng Do Thái từng sống ở đây trước cuộc diệt chủng Holocaust. Sự hiện diện của họ còn được nhắc tới bởi tên của con phố nơi cây cọ tọa lạc gọi là Aleje Jerozolimskie (Đại lộ Jerusalem).
Những du khách lần đầu đến thủ đô Ba Lan, đi tàu điện lên và xuống tại ga trung tâm Warsaw có thể ngạc nhiên khi thấy một cây cọ lẻ loi hiện diện tại vòng xoay đông đúc De Gaulle tại trung tâm, giao điểm giữa ngã tư đường Nowy “6;wiat ( thế giới mới) và Đại lộ Jerusalem.
Ban đầu, “cây cọ cô đơn” ra đời thu hút sự tò mò nhưng không được đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, cây này đã “lớn” trong trái tim và tâm trí của người dân Warsaw và trở thành biểu tượng của thủ đô và là điểm tham quan độc đáo.
Cây khiến hầu hết du khách đều thích thú và ấn tượng khi đến chiêm ngưỡng. Hiện nay, đây là một địa điểm tập trung nổi danh của các nhà hoạt động chính trị và xã hội, bao gồm phụ nữ, y tá, cộng đồng LGBTQ , nhà hoạt động môi trường và các nhóm khác.
Tác phẩm mang trong mình hai thông điệp chính, đó là, khuyến khích con người suy ngẫm về sự nóng lên toàn cầu và những thay đổi về văn hóa đi kèm. Thứ hai là cung cấp trải nghiệm xã hội để tìm hiểu xem người dân Warsaw có sẵn lòng chấp nhận một thứ kỳ lạ về cấu trúc như vậy trong thành phố hay không. Trong một cuộc khảo sát gần đây, có đến 75 % số người được hỏi bày tỏ sự thích thú và ủng hộ sự hiện diện của cây cọ giữa lòng thủ đô Ba Lan.
Video đang HOT
Theo đó, cây cọ nhân tạo giữa lòng thủ đô cho thấy giá trị đột phá bất ngờ về trí tưởng tượng và sự đoàn kết cộng đồng. Việc xuất hiện loại cây đặc trưng của xứ nóng, vùng nhiệt đới hiện diện tại thành phố Warsaw lạnh giá cho thấy người dân địa phương chấp nhận những quan điểm khác biệt có quyền tồn tại, nhất là khi nói đến không gian công cộng.
Rất nhiều du khách lần đầu đến Warsaw không ngờ đến việc có thể nhìn thấy cây cọ ở một nơi không có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm. Tuy vậy, “cây cọ cô đơn” vẫn hiện diện, sừng sững, trơ trọi giữa lòng thành phố. Hơn nữa, cây được đặt tại vòng xoay trung tâm, trang trọng như một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu và là biểu tượng của sự giao lưu văn hóa.
Cho tới nay, cây cọ là địa điểm nổi tiếng đối với người dân địa phương lẫn khách du lịch, thậm chí trở thành biểu tượng dễ nhận biết của Warsaw. Bất kỳ ai đến thăm thủ đô Ba Lan đều muốn có những tấm ảnh xinh xắn check-in với “cây cọ cô đơn” giữa lòng thành phố Warsaw xinh đẹp.
Được biết, Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Warsaw sắp tiến hành một cuộc chăm sóc, cải tạo quan trọng đối với cái cây nhân tạo này.
Leo đỉnh Bàn Cờ chiêm ngưỡng "bồng lai tiên cảnh" từ "nóc nhà" trung tâm Đà Nẵng
Là điểm cao nhất các quận nội thành Đà Nẵng, đỉnh Bàn Cờ trên núi Sơn Trà được mệnh danh là "nóc nhà" của trung tâm Đà Nẵng.
Leo đỉnh Bàn Cờ chiêm ngưỡng "bồng lai tiên cảnh" gần đây trở thành hoạt động thu hút nhiều du khách sau chuyến du lịch của tỷ phú Bill Gates đến đây.
Đỉnh Bàn Cờ - Chốn "bồng lai tiên cảnh" đích thực
Nằm ở độ cao 700 m so với mực nước biển, đỉnh Bàn Cờ (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) là điểm cao nhất trong tất cả các quận nội thành Đà Nẵng. Tên gọi đỉnh Bàn Cờ xuất phát từ một sự tích được người dân địa phương truyền tụng.
Truyện kể rằng xưa kia có một vị tiên ông giáng trần và ngao du tới Sơn Trà. Vì mê thích cảnh sắc nơi đây nên trong lúc nghỉ ngơi, tiên ông đã hóa phép ra một bàn cờ rồi cùng Đế Thích, một vị tiên giỏi chơi cờ, cùng nhau đàm đạo và tỉ thí. Nhưng suốt nhiều ngày, hai vị tiên bất phân thắng bại khi các ván cờ luôn ngang tài nang sức. Ít lâu sau, trên bãi biển xuất hiện nhiều vị tiên giáng trần ở bãi biển Sơn Trà (sau gọi là bãi Tiên Sa) khiến Đế Thích bị phân tâm. Tiếng vui đùa của tiên nữ khiến tiên ông đi sai một nước cờ và cuối cùng thua một ván. Sau khi thắng cờ, vị tiên ông nọ vui vẻ bay về trời, chỉ còn Đế Thích thẫn thờ ngồi lại ngẫm nghĩ về ván cờ và cách hóa giải. Sau này, người dân ở đây một bàn cờ đá và bức tượng tiên ông đang ngồi chơi cờ và gọi tên đỉnh Bàn Cờ từ đó.
Bức tượng Đế Thích trên đỉnh Bàn Cờ. (Ảnh: FB DUNU Homestay Đà Nẵng)
Không chỉ gắn liền với sự tích về các vị tiên, đỉnh Bàn Cờ cũng là nơi có vẻ đẹp không thua kém bất cư nơi nào từng được ví là "bống lai tiên cảnh". Nơi đây đẹp nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn, khi đó du khách có thể chiêm ngưỡng mặt trời mọc lên và lặn xuống giữa một bên là núi rừng xanh mướt, một bên là biển khơi vỗ sóng dạt dào.
Có gì trên đỉnh Bàn Cờ?
Đường lên đỉnh Bàn Cờ là một đoạn đường dài quanh co, uốn lượn bao bọc bởi màu xanh bao la của cây cối, núi đồi nên được cho là cung đường đẹp và an toàn nhất bán đảo Sơn Trà. Từ vị trí của đỉnh Bàn Cờ, du khách có thể ngắm trọn quang cảnh TP Đà Nẵng từ trên, những con tàu đánh cá nhỏ như hạt gạo đang khai thác trên ngư trường Biển Đông.
Như thông tin nêu trên, một điểm nhấn ấn tượng trên đỉnh Bàn Cờ là pho tượng Đế Thích ngồi nhíu mày suy nghĩ trước bàn cờ đá chỉ còn mấy quân cờ. Để tưởng nhớ trận cờ của hai vị tiên ông, người dân Đà Nẵng đã khắc họa lại hình ảnh bàn cờ và vị tiên ngồi bên suy ngẫm cách hóa giải thế cờ khó, tạo nên một tiểu cảnh thú vị mà hầu như du khách nào đến đây cũng phải chụp ảnh check-in.
Du khách không thể bỏ qua việc check-in bên bàn cờ đá và tượng tiên ông. (Ảnh: FB Duy Quý, FB Ngô Ngọc, FB Đà Nẵng Của Tôi)
Đứng trên đỉnh Bàn Cờ, du khách sẽ cảm nhận rõ khung cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ với góc nhìn rộng ngút tầm mắt. Đỉnh Bàn Cờ cũng là điểm săn mây lý tưởng của TP Đà Nẵng ở độ cao 700 m. Nếu đến đây vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn, bạn rất dễ có cơ hội đi giữa biển mây và cảm nhận rõ nhất cái se lạnh đặc trưng của dãy núi cao. Ngành du lịch Đà Nẵng những năm qua đã đầu tư cải tạo lối lên đỉnh Bàn Cờ rất thuận tiện, xây dựng một số điểm chòi vọng cảnh để du khách dừng chân ngắm cảnh và tha hồ chụp ảnh.
Hồi đầu tháng 3/2024, tỷ phú Mỹ Bill Gates đã cùng bạn gái lên đỉnh Bàn Cờ ngắm cảnh, thưởng trà. Sự kiện này đã đưa đỉnh Bàn Cờ nhanh chóng trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, đặc biệt là các tín đồ du lịch. Theo truyền thống xa xưa của người Á Đông, chơi cờ và thưởng trà là 2 thú vui tao nhã không thể tách rời và tỷ phú Bill Gates đã rất tinh tế khi chọn thưởng trà trên đỉnh Bàn Cờ. Rất có thể trong tương lai nơi đây sẽ có một quán trà đạo nhỏ để phục vụ du khách.
Sơn thủy hữu tình trên đường lên đỉnh Bàn Cờ. (Ảnh: FB Đà Nẵng TV)
Đường lên đỉnh Bàn Cờ
Từ trung tâm TP Đà Nẵng hiện có 2 cung đường thuận lợi nhất để di chuyển lên đỉnh Bàn Cờ cho du khách lựa chọn. Đó là cung đường từ cầu Thuận Phước lên đỉnh Bàn Cờ chỉ khoảng 14,4 km. Du khách đi cầu Thuận Phước đến đường Lê Đức Thọ rồi rẽ trái vào đường Yết Kiêu, khu vực Doanh trại Quân đội Nhân dân vùng 3 Hải Quân để đến chân bán đảo Sơn Trà. Đường dẫn từ chân bán đảo lên đỉnh Bàn Cờ rẽ trái ở ngã ba rồi chạy thẳng đến điểm gửi xe ở bên phía trái, sau đó đi bộ theo hướng đài Vọng Cảnh để lên đỉnh Bàn Cờ.
Cung đường qua cầu Thuận Phước được đánh giá là khá đẹp với mặt đường hầu hết được trải nhựa bằng phẳng và an toàn. Du khách chỉ cần lưu ý đoạn Yết Kiêu đến Doanh trại Quân đội là tuyến đường dẫn đến cảng Tiên Sa nên có khá nhiều xe container.
Vẻ đẹp của cung đường lên đỉnh Bàn Cờ ở bán đảo Sơn Trà. (Ảnh: FB Đà Nẵng TV)
Cung đường còn lại từ bờ biển Hoàng Sa lên đỉnh Bàn Cờ xa hơn một chút, khoảng 15 km. Từ trung tâm Đà Nẵng du khách đi đường Võ Nguyên Giáp đến đường Hoàng Sa rồi đi thẳng đến chân bán đảo Sơn Trà. Đường dẫn từ chân bán đảo lên đỉnh Bàn Cờ tương tự như trên. Lưu ý đường Hoàng Sa là đường đèo nên cần chú ý tăng cường quan sát ở các khúc cua và chạy xe với tốc độ phù hợp.
Đà Nẵng đã quá nổi tiếng với vô số các địa danh như Bà Nà Hills, Ngũ Hành Sơn, bãi biển Mỹ Khê... Bên cạnh việc kết hợp đi những địa điểm hot nhất của thành phố với chuyến đi lên đỉnh Bàn Cờ thì du khách hoàn toàn có thể ghé thăm một số nơi không hề kém cạnh về sức hấp dẫn trên đường chinh phục đỉnh núi này. Nếu chọn cung đường lên Đỉnh Bàn Cờ theo hướng cầu Thuận Phước, bạn có thể ghé thăm Sơn Trà Tịnh Viên. Cung đường đi lối bờ biển Hoàng Sa thì sẽ đi qua hàng loạt các địa điểm nổi tiếng như hồ xanh Đà Nẵng, Bảo tàng Đồng Đình, bãi Cát Vàng, chùa Linh Ứng, Khu du lịch sinh thái Suối Rạng, đảo Khỉ, Ghềnh Bàng...
Mùa lúa chín nhất định phải đến Pù Luông, Thanh Hóa để ngắm cánh đồng vàng ươm tận chân trời Mùa lúa chín sắp tới gần rồi, chắc chắn cái tên Pù Luông là cái tên không thể bỏ qua khi các tín đồ du lịch muốn ngắm đồng lúa chín vàng năm nay. Pù Luông nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa và thuộc địa phận của 2 huyện: Bá Tước và Quan Hoá. Sở hữu địa hình núi cao nên...