Chiêm ngưỡng và khám phá cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)
Thâm trầm, tráng lệ như gợi nhớ về một thời hoàng kim, phố cổ Đồng Văn, Hà Giang nằm im lìm trong sương sớm của vùng cao nguyên đá đầy cuốn hút nơi miền biên ải, địa đầu Tổ quốc.
Ngược lên cổng trời Quản Bạ, theo con đường Yên Minh – Mậu Duệ, qua đèo Cán Tỷ hiểm trở, đi trên những cánh rừng thông đại ngàn, những con dốc quanh co, uốn lượn như những dải lụa lên cao nguyên đá, đến phố cổ Đồng Văn – Hà Giang du khách sẽ được khám phá những bất ngờ…
Phố cổ trên cao nguyên đá
Phố cổ Đồng Văn hình thành và được xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Thời gian đầu khi mới hình thành, cư dân ở khu phố này chủ yếu là người Tày và người Hoa. Đến thập niên 40, 50 có thêm người Kinh, người Dao, Nùng chuyển đến cư ngụ.
Khu phố cổ gồm khu chợ và hai xóm Quyết Tiến, Đồng Tâm với khoảng 40 hộ dân và 18 ngôi nhà cổ được xây dựng cách đây ngót 100 năm. Nếu so sánh với phố cổ Hội An, Hà Nội, làng cổ Đường Lâm thì phố cổ Đồng Văn không phải là cổ nhất, về quy mô cũng không lớn nhưng có những sắc thái riêng biệt, độc đáo của cư dân vùng cao nguyên đá biên cương Tổ quốc duy nhất ở Việt Nam. Các công trình kiến trúc độc đáo này được tạo nên từ những phiến đá tạc, đẽo công phu.
Đối diện khu chợ là dãy nhà dân san sát, nối tiếp nhau hợp thành một quần thể khu phố sầm uất hiện hữu giữa đất trời cao nguyên. Hầu hết các công trình nhà ở được trình tường hai tầng, lợp ngói âm dương. Nhìn tổng thể, phong cách kiến trúc của phố cổ Đồng Văn có sự giao thoa giữa kiến trúc truyền thống của cư dân bản địa với kiến trúc của cư dân vùng Hoa Nam (Trung Quốc).
Khu phố cổ thuộc xã Đồng Văn, xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau đó tách nhập vào châu Bảo Lạc do một thổ ty người Tày họ Nông cai quản như một lãnh địa riêng.
Khu vực xã Đồng Văn hiện nay là nơi cư trú lâu đời của các dân tộc Kinh, Tày, Mông, Hoa, Lô Lô, Giáy… chủ yếu do các thổ ty họ Lương và họ Nguyễn (người Tày) cai quản.
Năm 1887, khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Giang lập ra bộ máy thống trị từ tỉnh đến các châu, tổng, xã, thực hiện chính sách chia để trị. Đồng Văn được chia ra làm 4 khu vực cho các thổ ty nắm giữ. Vùng đất của xã Đồng Văn hiện nay chủ yếu do thổ ty Nguyễn Chánh Quay cai quản. Phố cổ Đồng Văn được hình thành từ thời bấy giờ.
Khu chợ Đồng Văn là nơi giao thương của đồng bào các dân tộc. Đến phiên chợ, các thiếu nữ Mông, Pu Péo, Lô Lô xúng xính trong những bộ trang phục dân tộc từ các bản làng xa xuống chơi chợ và mua sắm, gặp gỡ, trao đổi hàng hóa lung linh những sắc màu thổ cẩm. Đồng bào ăn bát thắng cố, uống rượu ngô, cùng trò chuyện đã tạo cho khu chợ có nét văn hóa đặc sắc.
Khu chợ có lối kiến trúc Việt – Hoa có sự giao thoa rất tinh tế hợp với phong thủy miền cao nguyên. Những dãy cột đá ba, bốn người ôm được đục đẽo rất đẹp. Khu chợ bề thế, vững chãi giữa lòng chảo thung lũng cao nguyên như một nét chấm phá đầy ấn tượng. Công trình chợ Đồng Văn với kết cấu hình chữ U tráng lệ, thâm trầm lối kiến trúc trên đá được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1925 – 1928.
Cổ và đẹp nhất ở phố cổ Đồng Văn hiện nay là nhà của bà Tân đang cư trú ở thôn Quyết Tiến (xã Đồng Văn). Chính dòng họ Lương người Tày, đứng đầu là thổ ty Lương Trung Nhân nức tiếng một thời đã đứng ra thuê thợ từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) về thiết kế ngôi nhà này năm 1890. Dù bị xuống cấp rất nhiều ở phần tường hậu, nhưng vẻ mềm mại, cổ kính của nó thì vẫn còn nguyên.
Đèn lồng phố cổ
Video đang HOT
Từ khi UBND huyện Đồng Văn có văn bản quyết định tổ chức đêm phố cổ Đồng Văn hằng tháng và cấp cho chủ mỗi ngôi nhà cổ vài chiếc đèn lồng đỏ treo để thắp trước nhà, ngôi nhà của thổ ty Lương Trung Nhân (bà Tân đang sử dụng) lại có thêm một vẻ đẹp mới.
Cách biệt thự trình đất và nhà gồm nhiều viên đá tảng của Lương Trung Nhân không xa là biệt phủ của thổ ty người Tày Nguyễn Đình Cương (1865-1928) và dòng họ Nguyễn. Ông đã sang tận Tứ Xuyên mời một đoàn thợ về xây một tòa nhà lớn vào năm 1920.
Sau này, dinh thự ấy cũng được con trai thổ ty tên là Nguyễn Chánh Quay sử dụng, rồi về sau bán cho Nhà nước vào năm 1958. Tiếp đó, toà biệt thự cổ trở thành Trường cấp 1 xã Đồng Văn (1960-1978), rồi làm trụ sở UBND xã (1979-1984).
Ngôi nhà xây năm 1925, do một chức sắc địa phương là Tạ Hổ Thần cai quản trong nhiều thập kỷ, hiện nay bà Phạm Thị Thư đang sử dụng và còn rất nhiều ngôi nhà cổ ở Đồng Văn hiện nay đang được đem ra phục vụ du lịch.
Riêng khu nhà cổ cũng được người dân địa phương xây dựng trong khoảng thời gian từ 1923 – 1940 đã tạo nên khu phố cổ Đồng Văn như diện mạo hiện nay.
CHECK-IN NHỮNG BẢN LÀNG ĐẸP TỰA CỔ TÍCH Ở HÀ GIANG
Mảnh đất địa đầu của Tổ quốc luôn ẩn chứa những điều thú vị. Bên cạnh những cánh đồng hoa tam giác mạch, cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, sông Nho Quế..., Hà Giang còn hấp dẫn du khách bởi những bản làng nguyên sơ, bình yên và đẹp tựa trong cổ tích.
Cùng khám phá những bản làng tuyệt đẹp và cũng là tọa độ check-in của những người đam mê "xê dịch".
THIÊN HƯƠNG
Làng cổ Thiên Hương nằm cách thị trấn Đồng Văn tầm 7km, là địa điểm khá mới lạ so với Hoàng Su Phì, Mèo Vạc... Cũng chính vì ít khách du lịch và các hoạt động thương mại chưa phát triển nên cảnh vật, không khí ở đây vô cùng trong lành, nguyên sơ. Ngôi làng cổ này rất thích hợp với những ai yêu thích vẻ đẹp bình yên, cổ xưa, yên tĩnh.
Bước vào làng, du khách sẽ ấn tượng ngay với những mái nhà trình tường truyền thống của người Mông, xen kẽ mái ngói âm dương cổ kính. Ngay phía dưới chân đồi là dòng sông Nho Quế hùng vĩ, nên thơ. Đặc biệt đây cũng là địa điểm check-in cực đẹp cho những bạn trẻ đam mê "sống ảo". Vào mùa đông, cánh đồng hoa tam giác mạch sẽ nở rộ tạo nên khung cảnh muôn màu sắc.
DU GIÀ
Du Già là một xã nhỏ của huyện Yên Minh, trước đây rất ít người biết đến. Nơi đây cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 70km, được thiên nhiên ưu đãi với vẻ đẹp yên bình, hoang sơ, cảnh quan vừa hùng vỹ, vừa yên bình kết hợp giữa núi, sông, rừng, các thửa ruộng bậc thang và nhiều kiến tạo địa chất đặc trưng.
Tuy nhiên, đường đi tới Du Già khá khó, nhiều dốc thẳng đứng kéo dài, nhiều đoạn cua ngoằn ngoèo cộng thêm ổ gà, ổ voi.
Cảnh vật ở đây mùa nào cũng tràn đầy sức sống. Bản làng, núi mây hòa quyện vào nhau, tạo nên một sức hút lạ kỳ, quyến rũ khách du lịch dừng chân lại. Đến Du Già trải nghiệm, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống mang hương vị của người Tày và người H'Mông, cùng ăn cơm và uống rượu quây quần.
Buổi sáng, du khách có thể đi bộ, leo núi ngắm bình minh, cảnh quan núi rừng và ghé thăm bản người H'Mông đen. Một đặc sản không thể bỏ lỡ tại Du Già Hà Giang là họp chợ phiên sớm. Đương nhiên chợ phiên ở đây không được sầm uất như các nơi khác nhưng nó có nét đặc trưng riêng của vùng cao.
LÔ LÔ CHẢI
Lô Lô Chải nằm dưới chân núi Rồng, cách Cột cờ Lũng Cú chỉ tầm 1km, là nơi sinh sống của người Mông và Lô Lô. Ngôi làng này từ lâu đã là địa điểm nổi tiếng lưu giữ được nguyên vẹn những giá trị về văn hóa, vật chất và tinh thần của các dân tộc vùng cao.
Ngoài kiến trúc nhà trình tường, những mái nhà ở đây cũng được lợp ngói máng san sát tạo nên vẻ đẹp đơn sơ, bình dị. Đặc biệt, Lô Lô Chải có loạt làng nghề truyền thống như làm mộc, thêu thùa và các lễ hội quanh năm như Lễ cúng Thần Rừng, lễ mừng lúa mới...
Du khách tới làng văn hóa Lô Lô Chải có thể khoác thử những bộ váy áo cầu kỳ, sặc sỡ - sản phẩm của sự cần cù, chịu khó với đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Lô Lô. Trên đó thêu những họa tiết mắt chim, chân chim, ruộng bậc thang, tam giác mạch...
Trong chuyến du lịch, khám phá làng Lô Lô Chải cổ tích, đừng quên kết hợp tới check-in một số cột mốc biên giới như cột mốc 428, 476, 426. Tới đây vào ngày đầu xuân, du khách nên thử trải nghiệm một tối đầm ấm với món gà nướng, uống rượu ngô.
MA LÉ
Làng Ma Lé (hay Má Lé) là một xã thuộc huyện Đồng Văn, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 148km. Với đặc điểm vị trí nằm giữa Đồng Văn và Lũng Cú, Ma Lé ít được chọn là nơi dừng chân của khách du lịch. Đa phần mọi người sẽ chọn ở lại phố cổ Đồng Văn để đi chợ đêm hoặc chạy thẳng lên Lũng Cú tham qua cột cờ.
Dân tộc ở đây đa phần là người Giáy với những kiến trúc, phong tục độc đáo. Quanh bốn bề của làng là núi đá sừng sững, đường vào khuất trong những tán cây. Nhiều ngôi nhà cổ ở đây đã có tuổi đời 100 năm, in dấu thời gian với vẻ đẹp trầm mặc.
Ma Lé đẹp nhất vào mùa xuân khi hoa đào nở, hoặc cuối thu khi những thửa ruộng bậc thang tam giác mạch chạy nghiêng nghiêng trên triền núi nở rực rỡ. Ngoài ra đây cũng là địa điểm săn mây lý tưởng cho những bạn trẻ ưa khám phá.
NẶM ĐĂM
Nằm cách thành phố Hà Giang khoảng 45km về phía Bắc, làng Nặm Đăm là nơi sinh sống của dân tộc Dao. Bản làng ở Quản Bạ này từng được trao danh hiệu Làng Văn hóa du lịch cộng đồng vì vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp. Được biết đến hiện tại, người dân ở đây vẫn mặc trang phục truyền thống của dân tộc Dao và sống rất mộc mạc, gần gũi thiên nhiên.
Tới Nặm Đăm, khách du lịch có thể trải nghiệm những hoạt động thú vị như tắm lá thuộc, bẻ ngô, hái rau rừng... hoặc chụp ảnh tại những điểm nổi tiếng như như thác Nai, hồ Nặm Đăm...
LAO XA
Lao Xa là một địa điểm thuộc Thung lũng Sủng Là Hà Giang và cách trung tâm Sủng Là chỉ khoảng 6km.
Lao Xa có nét đẹp đặc trưng của một bản làng vùng cao, chính là sự yên bình, nhẹ nhàng, không ồn ào, không xô bồ. Đây là nơi mà lịch sử - văn hoá - con người sống hài hoà, nương tựa, gắn bó vào nhau một cách chặt chẽ. Lao Xa nổi tiếng bởi làng nghề chạm bạc truyền thống.
Đường vào bản khá nhỏ, ngoằn ngoèo, có đoạn dốc cao cua gấp. Nếu đi vào ngày mưa, đường trơn trượt, khá nguy hiểm. Tuy nhiên, vượt qua đoạn đường đó, du khách sẽ "lạc bước" vào không gian mùa xuân muôn sắc hoa: Hoa đào hồng đỏ, hoa mận trắng tinh khôi, cải vàng rực rỡ.
Đây là nơi được các nhiếp ảnh gia ưa thích tìm đến để "săn" những bức hình rộn rã sắc xuân. Trong bản Lao Xa, các nếp nhà nằm lớp cao lớp thấp. Nhiều ngôi nhà cổ nơi đây đã cả trăm năm tuổi, mái ngói phủ rêu phong. Ngoài sân nhà có cây đào, cây mận, bung nở đón xuân, tạo nên bối cảnh chụp ảnh cực kỳ ấn tượng.
Di tích Đồn Cao - địa điểm lý tưởng chiêm ngưỡng thị trấn Đồng Văn Nói đến mảnh đất Cao nguyên đá Đồng Văn, nhiều người đặc biệt nhớ những dãy núi đá tai mèo nhọn hoắt; nhiều địa điểm nổi tiếng, như: Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, Dinh thự nhà Vương; những phiên chợ lùi đặc sắc, hay nếp nhà trình tường lặng lẽ bên hàng rào đá. Nhưng ít ai biết, trong lòng thị trấn...