Chiêm ngưỡng trinh sát cơ ít biết của KQND Việt Nam
Hóa ra, Không quân Nhân dân Việt Nam từng có trong trang bị những chiếc máy bay trinh sát An-30 được thiết kế cho vai trò trinh sát không ảnh, đo đạc bản đồ.
An-30 là máy bay trinh sát không ảnh và đo đạc bản đồ do công ty Antonov (trụ sở đặt tại Ukraine) thiết kế từ những năm 1960-1970 trang bị cho Không quân Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Đáng lưu ý, Việt Nam đã được cung cấp một số máy bay loại này trong giai đoạn những năm 1980.
Một số nguồn tin nước ngoài cho biết, Việt Nam từng được cung cấp 8 chiếc máy bay An-30 sử dụng cho mục đích quân sự và dân sự.
Số máy bay An-30 này ban đầu trang bị cho KQND Việt Nam, nhưng sau đó hầu hết được chuyển sang cho Hàng không Dân dụng Việt Nam và Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO).
Hiện nay hầu hết các máy bay trinh sát An-30 của Việt Nam đều đã nghỉ hưu.
Tuy nhiên, trên thế giới thì nhiều quốc gia, mà trong đó có Nga vẫn đang sử dụngmáy bay An-30 cho cả nhiệm vụ dân sự và quân sự. Với Nga, người ta thường thấy nước này dùng An-30 cho vai trò bay trinh sát không phận các nước tham gia Hiệp ước Bầu trời mở.
An-30 được xem là một bước phát triển của An-24T có phần thân phía trước hoàn toàn mới với phần mũi bằng kính và khoang điều khiển máy bay cao hơn thân 41 cm, buồng lái có hình dạng cái bướu tương tự như máy bay chở khách Boeing 747.
Video đang HOT
Máy bay trinh sát không ảnh An-30 có chiều dài 24,26m, cao 8,32m, sải cánh 29,2m, trọng lượng cất cánh tối đa 23 tấn.
Máy bay trinh sát An-30 được trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt AI-24T công suất 2.803 mã lực/chiếc cho tốc độ tối đa 540km/h, hành trình là 430km/h, tầm bay là 2.600km, trần bay 8.300km.
Với đặc tính chuyên dụng là máy bay trắc địa, An-30 được trang bị 4 camera trắc địa với nắp sấp cho phép sử dụng laser, ảnh nhiệt, phân tích trọng lượng, từ tính và các dụng cụ trắc địa địa lý khác. Để các chuyên bay trắc địa diễn ra liên tục và chính xác, thiết bị tiêu chuẩn cho An-30 bao gồm công nghệ điều khiển đường bay bằng máy tính. Ảnh mũi máy bay An-30 của Việt Nam.
Bên trong khoang mũi phủ kính của An-30, thiết kế này đem lại trường quan sát tốt cho người ngồi trên máy bay, phù hợp với hoạt động đo đạc bản đồ và kể cả trinh sát bằng mắt thường nếu máy bay bay ở độ cao thấp.
Theo một số tài liệu, camera trên An-30 có thể sử dụng ở độ cao từ 2.000-7.000m tạo ra bức ảnh có tỉ lệ 1:200.000 và 1:15.000.000.
Việt Nam nhận được 2 phiên bản An-30 gồm: An-30A có thể dùng cho hàng không dân dụng và An-30B làm nhiệm vụ trinh sát không ảnh, đo đạc bản đồ.
Theo_Kiến Thức
Khám phá tiêm kích MiG ít biết trong KQND Việt Nam
Ngoài MiG-17, MiG-21, Không quân Nhân dân Việt Nam từng sử dụng mẫu tiêm kích MiG-15UTI trong kháng chiến chống Mỹ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhắc tới các trang bị của Không quân Nhân dân Việt Nam, hầu như người ta thường nhờ ngay tới tiêm kích MiG-17, MiG-21. Đấy là những chú "én bạc" đã hạ đo ván hàng trăm máy bay Mỹ gồm cả siêu cơ B-52 gây chấn động địa cầu.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ngoài MiG-17 và MiG-21, KQND Việt Nam còn sở hữu tiêm kích MiG khác. Đó chính là tiêm kích MiG-15UTI (trong ảnh).
MiG-15UTI là biến thể của mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-15 do Liên Xô phát triển. Đây là mẫu tiêm kích phản lực thành công nhất trước khi MiG-21 xuất hiện và tham chiến.
Trong Chiến tranh Triều Tiên, MiG-15 do phi công Liên Xô và Trung Quốc điều khiển đã bắn hạ vô số chiến đấu cơ phản lực hiện đại của Mỹ và cả máy bay ném bom chiến lược B-29 to nhất thời bấy giờ.
Đầu những năm 1960, Liên Xô đã viện trợ qua ngả Trung Quốc cho Việt Nam 3 máy bay tiêm kích kiêm huấn luyện chiến đấu MiG-15UTI cùng 33 máy bay MiG-17. Trên cơ sở số máy bay này, ta đã thành lập Trung đoàn 921 anh hùng.
Được thiết kế cho nhiệm vụ huấn luyện phi công, MiG-15UTI mở rộng khoang lái thành hai chỗ ngồi, trang bị hai hệ thống lái.
Cận cảnh buồng lái đơn sơ của máy bay MiG-15UTI.
Cửa hút không khí tăng lực động cơ của MiG-15UTI đặt ở đầu mũi.
MiG-15UTI trang bị động cơ phản lực Klimov VK-1 cung cấp lực đẩy 26,5kN cho tốc độ bay tối đa 1.059km/h ở trần bay thấp, tuy nhiên khi càng lên cao thì tốc độ càng giảm xuống chỉ còn 992km/h ở trần bay 10.000m.
MiG-15 hay MiG-15UTI đều đạt trần bay tối đa 15.500m, bán kính tác chiến 600km, tốc độ leo cao 51,2m/s ở độ cao thấp. Tuy nhiên, càng lên cao thì càng giảm, 21m/s ở trần bay 10.000m, thời gian ở độ cao lớn chỉ là 5,2 phút với 10.000m.
Dù là máy bay huấn luyện nhưng MiG-15UTI vẫn làm nhiệm vụ chiến đấu khi được giữ lại bộ vũ khí gồm 2 pháo 23mm NR-23 (160 viên) và N-37 37mm (40 viên).
Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, KQND Việt Nam hầu như chỉ dùng MiG-15UTI để huấn luyện, chưa bao giờ tham gia chiến đấu. Ngày nay, cũng khó tìm MiG-15UTI tại các bảo tàng quân sự ở Việt Nam.
Theo_Kiến Thức
Chiến hạm Mỹ dựa vào tên lửa nước ngoài để ra oai Theo Hải quân Mỹ, sắp tới siêu hạm ven bờ (LCS) của lực lượng này sẽ được trang bị tên lửa đối hạm thế hệ 5 NSM do Na Uy sản xuất. Thông tin này được trang Tin tức Quốc phòng Mỹ cho biết, tuy nhiên trước khi được trang bị chính thức, tàu LCS của Mỹ phải tiến hành các cuộc thử...