Chiêm ngưỡng tòa nhà chọc trời cao nhất châu Âu
Tọa lạc tại thành phố Saint Petersburg (Nga), tòa nhà Lakhta Center, cao 462 m, không chỉ là tòa nhà cao nhất thành phố mà còn là công trình cao nhất châu Âu.
Nằm trong khu phức hợp ven sông mới ở thành phố Saint Petersburg (Nga), tòa tháp Lakhta Center, cao 462 m, không chỉ là tòa nhà cao nhất thành phố mà còn là công trình cao nhất châu Âu. Gồm 87 tầng và xoắn 90 độ từ móng đến đỉnh, Lakhta Center là một trong những điển hình về thiết kế nhà chọc trời xoắn.
Thiết kế của tòa nhà được sử dụng với nhiều mục đích như dân cư và thương mại. Các tầng từ độ cao 360 m trở lên là nơi đặt đài quan sát và các nhà hàng. Lakhta Center có tầm nhìn ngoạn mục hướng ra vịnh Phần Lan.
Người ta khởi công Lakhta Center vào năm 2012. Năm 2017, Lakhta Center đã đoạt danh hiệu tòa nhà cao nhất châu Âu từ Federation Tower ở thủ đô Moscow (Nga).
Tòa nhà này sẽ là trụ sở của Gazprom, một công ty dầu khí khổng lồ của Nga. Doanh nghiệp này đã lên kế hoạch chuyển tới Lakhta Center vào cuối năm 2019. Đây cũng là thời điểm tòa nhà hoàn thành việc lắp đặt nội thất.
Video đang HOT
Theo Philip Nikandrov (một trong những kiến trúc sư tham gia dự án), hình dáng của tòa tháp tượng trưng cho ngọn lửa, giống với logo của Gazprom.
Từ lâu, Gazprom đã lên kế hoạch đặt trụ sở mới tại thành phố Saint Petersburg. Năm 2006, doanh nghiệp khởi động dự án xây dựng một tòa tháp ở trung tâm thành phố. Khu phức hợp đầu tiên của tập đoàn này mang tên Thành phố Gazprom và sau đó là Oktha Center.
Những dự án của Gazprom làm dấy lên nhiều tranh cãi. Nhiều người quan ngại các công trình cao tầng sẽ phá hỏng trái tim lịch sử của thành phố, một di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1990. Do đó, vị trí xây dựng Lakhta Center cũng phải lựa chọn rất kỹ.
Móng của tòa tháp sâu 82 m, từng giữ kỷ lúc Guinness thế giới vào năm 2015, trước khi bị một công trình xây dựng ở Dubai đánh bại năm 2017.
Gió gần đỉnh tháp có thể thổi ở vận tốc lên đến 167 km/h. Bề mặt của tòa tháp được làm từ 16.500 tấm kính, được trang bị cửa chớp tự động và van giữ nhiệt. Các nhà phát triển cũng cài đặt một số hệ thống thân thiện với môi trường như hệ thống tái sử dụng và lọc nước.
Lakhta Center hiện là tòa nhà cao thứ 13 trên thế giới
Theo zing.vn
Du lịch Nga: Saint Petersburg, thành phố cổ vĩ đại
Du lịch Nga, bạn nhất định phải ghé thăm thành phố Saint Petersburg, nơi những nhà thờ, bảo tàng và cung điện vẫn sừng sững nguy nga, thăng trầm cùng lịch sử.
Nước Nga kể từ sau Thế chiến thứ hai cho đến ngày nay dường như không có gì thay đổi. Những công trình kiến trúc mà lịch sử để lại vẫn vẹn nguyên dù đâu đó còn in hằn dấu tích chiến tranh. Người Nga bảo vệ những công trình của mình như máu thịt. Ai có thể ngờ sau bao nhiêu trận đánh, sau bao bom đạn kẻ thù, những cột trụ vẫn đứng vững chẳng hề suy chuyển. Bạn sẽ cảm nhận rõ điều này khi ghé thăm thành phố Saint Petersburg trong chuyến du lịch Nga, nơi những nhà thờ, bảo tàng và cung điện vẫn sừng sững, nguy nga thăng trầm cùng lịch sử.
NHÀ THỜ CHÚA CỨU THẾ
Đây còn được gọi là "Nhà thờ Xây trên máu đổ", là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất nước Nga. Chính tại nơi đây, Nga hoàng Alexander II bị thương trong cuộc tấn công năm 1881.
"Nhà thờ Xây trên máu đổ" (@livvyland)
Nhà thờ Chúa Cứu thế mang phong cách truyền thống của các thánh đường Chính thống giáo ở Nga, tiêu biểu như kiến trúc của Nhà thờ Thánh Basil ở thủ đô Matxcơva. Nhà thờ Chúa Cứu thế cũng có 9 mái vòm hình "củ hành" được trổ tinh xảo nhiều màu sắc. Đây là địa điểm mà khách du lịch Nga nào cũng phải ghé thăm khi đến Saint Petersburg để chiêm nghiệm giá trị lịch sử của thành phố này.
BẢO TÀNG ERMITAZH - CUNG ĐIỆN MÙA ĐÔNG
Bảo tàng Ermitazh (@livvyland)
Du lịch Nga mà bạn lỡ chuyến ghé thăm Cung điện mùa Đông và Cung điện mùa Hè thì tựa như dừng chân ở Pháp mà bỏ quên Lâu đài Versailles vậy. Hai công trình này mang tính biểu trưng sâu sắc về cả một giai đoạn lịch sử Nga hoàng.
Cung điện mùa Đông nằm trong khuôn viên rộng tới 90.000 m. Cung điện được xây dựng theo mong muốn của Nữ hoàng Elizaveta I trong khoảng năm 1754 - 1762. Cung điện được thiết kế theo phong cách kiến trúc và nghệ thuật Baroque thuần châu Âu. Đây là nơi ở và sinh hoạt của các Nga hoàng. Đến năm 1922, sau bao thăng trầm lịch sử, toàn bộ công trình này đã được trao cho Ermitazh quốc gia, trở thành bảo tàng trực quan đồ sộ.
Bên trong Cung điện mùa đông (@livvyland)
Cung điện giờ đây đã trở thành bảo tàng trực quan (@livvyland)
Quần thể bảo tàng Ermitazh (gồm cả phần Cung điện mùa Đông) giờ đây nằm ở trung tâm thành phố Saint Petersburg là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới. Bảo tàng lưu giữ tới hơn 3 triệu hiện vật được trưng bày trong gần 1.000 căn phòng. Ước tính chúng ta phải mất tới 18 năm mới có thể tham quan và tìm hiểu cơ bản hết đầy đủ từng hiện vật có trong bảo tàng.
Theo elle.vn
Iceland Sự cộng hưởng của nước và lửa Trước khi đến Iceland, tôi có những y niệm rất mơ hồ về nước và lửa. Tôi cứ nghĩ, nước hiền hòa, làm cho lúa lên đòng, cho cây cối nở bông, cho lá hoa căng mọng. Và tôi cũng nghĩ, lửa hủy diệt, thiêu cháy đất đai, hun trụi núi đồi. Cho tới một ngày, tôi đặt chân đến Iceland... Quốc đảo...