Chiêm ngưỡng những đóa sen trên tà áo dài
Tà áo dài trải dài trên mọi miền đất nước, trên các nẻo đường và trên bước đường trở thành di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận.
Đêm thứ hai của Ngày hội Sen Huế – Tinh hoa đất trời đưa du khách đến thêm với một nét văn hóa được xem là biểu tượng trang phục của Việt Nam với những phần trình diễn áo dài của NTK Viết Bảo.
Áo dài luôn chiếm trọn trái tim của con người Việt, trải qua những quảng thời gian thăng trầm cùng với những cải cách biến hoá nhưng áo dài luôn là loại trang phục được người dân Việt Nam tin yêu nhất.
Tà áo dài được thiết kế dịu dàng, thướt tha.
Khi khoác lên người, chiếc áo dài thể hiện rõ được đường nét tinh tế của cơ thể, tôn lên được đường cong của cơ thể người phụ nữ.
Hình ảnh đất nước Việt Nam đã được rất nhiều các bạn trẻ quảng bá đến với thế giới thông qua những chiếc áo dài từ phong cách cổ điển cho đến hiện đại. Tà áo dài xuất hiện ở mọi miền đất nước, trên các nẻo đường và trên bước đường trở thành di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận.
Cùng với đó, với nét đẹp thuần khiết, thanh tao, hoa sen – loài hoa mang đến một nguồn cảm hứng bất tận trong nghệ thuật. Hương sen thanh tao, trong trẻo và diệu kỳ.
Hoa sen không chỉ có cả hương lẫn sắc ấy mà còn gửi gắm đến cuộc sống một triết lý sống sâu sắc “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Những đóa sen mềm mại, uyển chuyển làm cho phái đẹp thật duyên dáng khi diện trên mình tà áo Việt Nam.
Người trẻ đã quen diện áo dài trong Tết
Vài năm gần đây, nhiều bạn trẻ lựa chọn áo dài để mặc trong dịp Tết Nguyên đán, phối hợp cùng nhiều phụ kiện nhằm đảm bảo tính hiện đại nhưng vẫn tôn trọng truyền thống.
Video đang HOT
Trước Tết Nguyên đán khoảng một tháng, Phan Thị Tường Vi (26 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đặt may chiếc áo dài lụa tại một làng nghề truyền thống ở Nam Định.
Đây là năm thứ 2 cô diện áo dài trong dịp Tết. Năm ngoái, Vi chọn mua chiếc áo dài màu đỏ tươi tắn tại một cửa hàng may sẵn. Năm nay, cô quyết định đặt may đo để có được sản phẩm như ý với chất liệu tốt cùng giá thành phải chăng.
"Nếu chỉ một mình diện áo dài ăn Tết, có lẽ tôi hơi ngại. Nhưng hầu hết thành viên nữ trong gia đình đều mặc nên tôi thấy thoải mái và vui lắm", Vi chia sẻ cùng Zing.
Trào lưu
Theo Vi, yếu tố cô quan tâm nhất khi mua hoặc may áo dài đó chính là chất liệu và kiểu dáng.
Cô gái thích chiếc áo bằng vải lụa với thiết kế suông để tránh để lộ khuyết điểm cơ thể. Cô cũng ưu tiên những sản phẩm cắt may đơn giản theo hơi hướm truyền thống, hạn chế chi tiết cách điệu, cách tân.
Tường Vi yêu thích chiếc áo dài màu sắc rực rỡ.
"Tôi chọn những chiếc áo dài có màu nổi bật để ngày Tết thêm rực rỡ, đồng thời nhìn 'trendy' hơn, không bị nhàm chán. Tôi mix áo dài với kiềng bạc hoặc vòng ngọc trai và khăn quàng cổ cùng tông màu. Nếu thích, tôi có thể trùm khăn lên đầu và đeo thêm mắt kính để trông trẻ trung hơn", Vi nói.
Cô cho biết thêm những năm trước đây, bản thân thường nói "không" với áo dài bởi cho rằng đây là trang phục không thời trang. Quan điểm này đã thay đổi từ khi Vi thấy nhiều mẫu mã áo dài khá trẻ trung, mới lạ được bày bán trên thị trường hoặc được gợi ý bởi các fashionista.
"Ngày trước, tôi thấy mặc áo dài rất già dặn. Nhưng khi xu hướng thời trang thay đổi, thiên về hoài cổ, tôi cũng trưởng thành hơn nên tự nhiên cảm thấy áo dài đẹp hơn. Hơn nữa, mẫu mã áo dài ngày càng đa dạng, phù hợp với người trẻ và dễ lựa chọn", Vi cho hay.
Giống Tường Vi, Bùi Tâm (22 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng bắt đầu quan tâm đến chiếc áo dài diện Tết từ 3 năm nay.
Tâm cho biết gu của mình là những thiết kế nữ tính, mang phong cách pha trộn truyền thống và hiện đại.
Bùi Tâm lựa chọn chiếc áo dài màu sắc và kiểu dáng dịu dàng.
Cô mua áo dài tại những cửa hàng may sẵn, sau đó kết hợp cùng vòng cổ và khăn mấn, tạo thêm nét duyên dáng cho trang phục.
"Ban đầu, tôi mua áo dài vì thấy nhiều người mặc. Về sau, tôi thấy áo dài rất đẹp, lịch sự, vừa có thể mặc đi chơi và đi lễ chùa, nên đã lựa chọn diện vào mỗi dịp Tết", Tâm bày tỏ.
Theo Tâm, vào những năm sau, cô vẫn sẽ tiếp tục lựa chọn áo dài để mặc cho dịp Tết Nguyên đán.
"Với tôi, cứ thấy áo dài là thấy Tết. Mặc chiếc áo dài tôi cảm giác một năm trôi qua thật nhanh, sau đó nhìn lại những gì bản thân đã đạt được trong năm vừa qua", Tâm nói thêm.
Nam giới cũng thích áo dài
Không chỉ phái nữ, nhiều năm qua, nam giới cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến chiếc áo dài. Nhiều bạn nam lựa chọn áo dài cho những dịp đặc biệt như đi sự kiện, du lịch hoặc lễ, Tết.
Nguyễn Phú Toàn (29 tuổi, quận Phú Nhuận, TP.HCM) là một chàng trai như vậy.
Từ 2 năm qua, anh đều mặc áo dài vào ngày Tết. Toàn cho biết lý do bởi yêu thích văn hóa truyền thống, đồng thời thấy chiếc áo dài cũng rất thú vị và thời trang.
Phú Toàn phối hợp áo dài cùng sneakers và quần thời trang.
"Khi chọn áo dài, tôi quan tâm nhất đến chất liệu, kiểu dáng và giá cả. Tôi thường phối hợp áo dài với quần kiểu dáng hiện đại và sneakers để tổng thể nhìn thời trang hơn", Toàn cho biết.
Vào mỗi năm, Toàn sẽ tìm mua hoặc may một bộ áo dài mới. Anh thích chiếc áo có màu sắc tối và trầm, kiểu dáng suông và không có họa tiết.
Anh cũng chia sẻ sẽ mặc áo dài nhiều hơn trong thời gian tới, không chỉ riêng vào dịp Tết.
"Tôi thấy nhiều bạn trẻ kết hợp áo dài cùng phụ kiện rất sáng tạo, thú vị, mang đến cho chiếc áo truyền thống sắc màu trẻ trung và thời thượng hơn. Tôi hy vọng xu hướng mặc áo dài sẽ ngày càng phát triển, nhiều người sẽ yêu thích và tôn vinh nét đẹp của chiếc áo dài", Toàn nói.
Mặc áo dài sao cho đúng?
Theo nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đức Bình, xu hướng mặc áo dài ngày Tết đã có từ nhiều năm qua, nhưng bùng nổ vào khoảng 1 đến 2 năm gần đây khi trang phục này xuất hiện rầm rộ trên mạng xã hội và phương tiện truyền thông.
"Nhiều bạn trẻ coi mặc áo dài là một trào lưu thời trang mới mẻ, nhưng thực chất đây chính là biểu hiện của việc quay về truyền thống. Theo tôi, đây là một điều rất tốt, là tất yếu của quá trình chuyển đổi văn hóa trong giai đoạn hội nhập", ông Bình chia sẻ với Zing.
Ông Bình nhận định nếu xét từ góc độ thời trang, hầu hết bạn trẻ ngày nay đều mặc áo dài rất đẹp, phối hợp cùng phụ kiện sáng tạo, độc đáo. Một số vận dụng áo dài khá thông minh, mang đến hiệu quả thẩm mỹ tốt.
Xu hướng mặc áo dài ngày Tết đã có từ nhiều năm qua, nhưng bùng nổ vào khoảng 1, 2 năm gần đây.
Tuy nhiên, từ góc độ văn hóa, không phải ai cũng biết và có thể mặc đúng áo dài theo chuẩn truyền thống.
"Tôi thấy nhiều người còn nhầm lẫn áo dài với các trang phục khác của nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Ấn Độ.
Một số người đã mặc đúng áo dài Việt Nam rồi nhưng lại chọn kiểu dáng giống trong phim ảnh của Trung Quốc, Hàn Quốc. Đối với tôi, nếu xét riêng về góc độ thời trang, đây không phải trào lưu xấu. Nhưng nếu gọi tên phục trang của mình là áo dài thì các bạn cần lựa chọn bộ áo dài của người Việt, phân biệt xu hướng thẩm mỹ của mình khác hẳn với quốc gia khác", ông nói.
So sánh những sản phẩm áo dài hiện được bày bán phổ biến trên thị trường và chiếc áo dài chuẩn truyền thống, ông Bình cho biết có rất nhiều điểm khác biệt.
Điểm dễ dàng nhận thấy nhất đó chính là màu sắc. Theo ông Bình, giới trẻ ngày nay thích những chiếc áo dài với tông màu nhẹ nhàng như hồng phấn, xanh nhạt. Áo dài truyền thống lại thiên về tông màu đậm và trầm.
Ngoài ra, điểm khác biệt còn là sự kết hợp về phụ kiện. Ông Bình quan sát thấy nhiều bạn nữ khi mặc áo dài thường kết hợp với khăn mấn cùng màu áo, hoặc đội mấn và xõa tóc. Tuy nhiên, trong văn hóa xưa, điều này là không đúng.
"Việc đội khăn mấn cùng màu áo bắt nguồn từ lối trang phục sân khấu chứ không phải văn hóa truyền thống. Ngày xưa, rất ít người đội khăn mấn đồng màu với áo dài mà chỉ dùng khăn có màu đậm. Công năng của khăn mấn là để cuốn tóc giúp cho khuôn mặt của người phụ nữ đoan trang, sáng sủa hơn.
Còn ngày nay, nhiều bạn nữ đội mấn đồng màu hoặc đội mấn nhưng vẫn xõa tóc, như vậy là không đúng", ông cho hay.
Áo dài ngũ thân dành cho nam giới chuẩn truyền thống. Ảnh: CLB Đình Làng Việt.
Cuối cùng, ông Bình cho rằng chiếc áo dài không nên phối hợp cùng quần bó. Theo ông, áo dài truyền thống được sáng tạo với công năng đem lại sự kín đáo, tinh tế. Tuy nhiên, khi mặc quần bó sát, bộ áo dài không còn đảm bảo công năng cũng như tính thẩm mỹ dân tộc
"Tôi không đánh giá về khía cạnh thời trang của bộ đồ. Nhưng nếu coi bộ áo dài của các bạn là trang phục dân tộc, tôi nghĩ mọi người đều cần tìm hiểu kỹ về văn hóa, tránh những sự cách tân quá đà. Các bạn có thể mặc áo dài một cách sáng tạo nhưng vẫn nên tôn trọng công năng và giá trị truyền thống của trang phục", ông Bình nhấn mạnh.
Vũ Việt Hà mang giấc mơ lên những tà áo dài tung bay giữa Dubai Mỗi chiếc áo dài trong bộ sưu tập "Giấc mơ" của nhà thiết kế Vũ Việt Hà là một bản hòa ca của văn hóa dân tộc và tài năng của những bàn tay nghệ nhân làng nghề Việt. Từ sợi tơ tằm dệt thủ công theo cách của người Mông Quản Bạ, các nghệ nhân làng Trạch Xá dựng phom, khâu tay...