Chiêm ngưỡng nhà gỗ cổ nhất thế giới có tuổi đời 9 thế kỷ
Nhà thờ ván gỗ Urnes chính là một minh chứng tiêu biểu cho tài nghệ danh bất hư truyền của những người thợ thủ công Viking.
Đây là hình mẫu cho nhiều nhà thờ gỗ được xây dựng ở Na Uy sau này.
Nằm tại nông trang Ornes, tỉnh Sogn og Fjordane của Na Uy, nhà thờ ván gỗ Urnes (Urnes stavkirke) là một trong những công trình bằng gỗ lâu đời và có kiến trúc độc đáo nhất thế giới. Ảnh: L.N
Nhà thờ đã định hình nên một phong cách kiến trúc kinh điển, được gọi là “phong cách Urnes”, là sự kết hợp giữa kiến trúc Cơ Đốc giáo với nghệ thuật Viking cùng các kiểu mẫu trang trí bản địa. Ảnh: V.K.C
Bộ cửa chính của Urnes với hình tượng một con vật bốn chân và một con rắn đang ngoạm vào cổ nhau. Đây là hình ảnh tượng trưng cho cuộc chiến giữa thiện và ác theo quạn niệm của người Viking cổ xưa. Ảnh: B.a.T
Video đang HOT
Từ thế kỷ 17-18, nhà thờ đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn với việc nới rộng về phía Nam, sửa chữa các cửa sổ và dựng thêm một số công trình nhỏ khác. Ảnh: N – W.N.F
Từ thế kỷ 19, nhà thờ đã bị hư hại nhiều và đến giữa thế kỷ 20 được trùng tu lại. Diện mạo hiện tại của nhà thờ được định hình từ lần trùng tu đó. Ảnh: P
Mặc dù đã trải qua nhiều lần sửa chữa, phần lớn các cấu trúc căn bản có từ thời trung cổ của nhà thờ như xà, nền, ngưỡng của, các cột vẫn được giữ nguyên vẹn và trong tình trạng bảo quản tốt. Ảnh: R
Có thể nói, nhà thờ ván gỗ Urnes chính là một minh chứng tiêu biểu cho tài nghệ danh bất hư truyền của những người thợ thủ công Viking. Đây là hình mẫu cho nhiều nhà thờ gỗ được xây dựng ở Na Uy sau này. Ảnh: T.R
Vào năm 1979, UNESCO đã công nhận nhà thờ gỗ ván gỗ tuổi đời 9 thế kỷ ở Sogn og Fjordane là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: V.N
Thác Bản Giốc Cao Bằng: Tuyệt tác do thiên nhiên ban tặng
Đến thăm thác Bản Giốc, Cao Bằng du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước mà còn tận hưởng không khí trong lành, gần gũi thiên nhiên, khám phá những nét độc đáo trong văn hóa của đồng bào dân tộc bản địa nơi đây.
Thác Bản Giốc (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á và là thác tự nhiên lớn thứ tư thế giới trong số các thác nước nằm trên một đường biên giới quốc gia.
Với nét đẹp quyến rũ, từ năm 1997, thác Bản Giốc đã được được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận là thắng cảnh cấp Quốc gia. Những năm gần đây, du lịch thác Bản Giốc ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tìm tới thưởng ngoạn.
Được thiên nhiên ưu ái cho vẻ đẹp hùng vĩ, thác Bản Giốc dần trở thành địa điểm thu hút được rất nhiều khách du lịch. Ảnh: Thu Trang.
Từ năm 1997, thác Bản Giốc đã được được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận là thắng cảnh cấp Quốc gia. Ngoài cảnh đẹp, du khách đến với Bản Giốc còn có các dịch vụ như cưỡi ngựa chụp ảnh, đi bè vào gần thác. Ảnh: Nguyễn Khắc Hào
Vào mùa khô, bức tranh thiên nhiên tại đây ngập tràn sắc xanh trong mát mẻ hòa cùng màu vàng ươm của lúa chín, tạo nên một khung cảnh vừa xinh đẹp vừa hùng vĩ. Ảnh: Nguyễn Khắc Hào
Những chiếc flycam phục vụ du khách chụp ảnh toàn cảnh tại Bản Giốc. Ảnh: Nguyễn Khắc Hào
Không chỉ ngắm nhìn dòng suối chảy từ trên cao, du khách còn được chiêm ngưỡng dòng sông Quây Sơn sóng sánh một màu xanh ngọc, vô cùng tinh khiết và mát mẻ. Ảnh: Thu Trang
Trước đó, vào tháng 10/2023, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức "Lễ hội du lịch thác Bản Giốc 2023: Về miền non nước".
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 về "Phát triển du lịch gắn với bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống các vùng dân tộc thiểu số" quy mô cấp tỉnh, lễ hội tại Cao Bằng nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, vùng đất, con người Cao Bằng nói chung, đặc biệt là giới thiệu, quảng bá danh thắng quốc gia thác Bản Giốc đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Trong chương trình lễ hội, nhiều hoạt động đã diễn ra như: trưng bày, giới thiệu sản vật, đặc sản, ẩm thực; hoạt động thể thao, trò chơi dân gian; triển lãm ảnh "Vẻ đẹp miền non nước".
Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội năm nay có những hoạt động mới, lần đầu tiên được tổ chức như: Trải nghiệm vườn dẻ xóm Bản Khấy; Chương trình "Hát Then - đàn Tính" của người dân tộc Tày với sự tham gia của 1.000 người chủ đề "Cội nguồn và bản sắc Then Tính Cao Bằng".
Dự kiến, sau khi tổ chức Lễ hội du lịch thác Bản Giốc 2023, UBND tỉnh Cao Bằng sẽ giữ quy mô tổ chức lễ hội du lịch này thành hoạt động thường niên của tỉnh. Qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc phát triển du lịch ở địa phương, phát huy giá trị công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng và góp phần quảng bá hình ảnh con người và mảnh đất Cao Bằng tới bạn bè trong nước và quốc tế.
Trong khuôn khổ Chương trình "Lễ Hội Thác Bản Giốc năm 2023", tỉnh Cao Bằng đã tổ chức chương trình "Hát Then, đàn tính" của người dân tộc Tày. Sự kiện được tổ chức nhằm quảng bá vẻ đẹp của tỉnh Cao Bằng cũng như tuyên truyền, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa loại hình nghệ thuật truyền thống của địa phương. Ảnh: Hồng Nhung
Lên Khe Sanh săn mây, check-in bên 'cánh đồng điện gió' Không cần phải đi đâu xa, đến mảnh đất Khe Sanh, nhóm du khách được chiêm ngưỡng 'biển mây' trôi bồng bềnh tuyệt đẹp cùng cánh đồng điện gió rộng lớn. Trong khung cảnh bao la, bát ngát ấy, du khách được mở mang tầm mắt về vẻ đẹp của thiên nhiên. Ngược đồng bằng lên Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng...