Chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài nhất trong vòng 100 năm
Rạng sáng nay, người dân nhiều nơi trên thế giới vừa được chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 (năm 2001 đến năm 2100).
Thời điểm nguyệt thực toàn phần rơi vào khoảng thời gian từ 2h30 đến 4h13 (kéo dài khoảng 1 giờ, 42 phút, 57 giây) sáng nay 28/7 theo giờ Việt Nam. Theo NASA, đây là hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất trong 100 năm qua. Tổng cộng thời gian cả nguyệt thực toàn phần và một phần kéo dài khoảng hơn 5 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, không phải khu vực nào trên thế giới cũng có được cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
Trong khi người dân ở Ấn Độ, Pakistan, Ả rập Xê út, Nam Phi và các nước lân cận có thể chiêm ngưỡng từ đầu đến cuối thì các nước khác ở châu Á, châu Đại Dương, châu Phi và một số nước châu Âu chỉ xem được một phần, còn hầu hết khu vực Bắc Mỹ không thể chiêm ngưỡng hiện tượng này.
Dưới đây là những hình ảnh về hiện tượng nguyệt thực kỳ thú này.
Nguyệt thực toàn phần được nhìn thấy từ ngôi đàn Poseidon, gần thủ đô Athens, Hy Lạp.
Hình ảnh “trăng máu” tại thủ đô Athens, Hy Lạp.
“Trăng máu” xuất hiện phía sau nhà thờ Sheikh Zayed Grand ở Abu Dhabi, Ả rập Xê út.
“Trăng máu” huyền ảo ở Lebanon.
Những người yêu thiên văn ở Jordan chọn sẵn một vị trí thuận lợi để có thể chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ.
Nguyệt thực toàn phần tại Bosnia.
Trời đêm lung linh huyền ảo ở Munich (Đức) trong thời gian diễn ra nguyệt thực toàn phần.
Video đang HOT
“Trăng máu” nhìn từ thủ đô Berlin, Đức.
Người dân ở Singapore chờ chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần.
Hiện tượng nguyệt thực tại Skopje, Macedonia.
Nguyệt thực toàn phần trên dãy Alps.
Hình ảnh nguyệt thực tại đảo Tenerife, quần đảo Canary của Tây Ban Nha. (Ảnh: AFP)
“Trăng máu” ló sau Đấu trường cổ La Mã ở Rome, Italy. (Ảnh: AP)
Bầu trời Berlin, Đức chuyển sang màu đỏ trong buổi tối 27/7 khi trăng máu xuất hiện. (Ảnh: AFP)
Theo Dân Trí
Chiêm ngưỡng hình ảnh trăng "máu" kỳ thú khắp thế giới
Tối 31/1, người dân ở nhiều nước trên thế giới đã được chiêm ngưỡng một sự kiện thiên nhiên kỳ thú khi 3 hiện tượng Trăng Xanh, Siêu Trăng và Nguyệt thực xuất hiện đồng thời lần đầu tiên trong 150 năm.
Châu Úc là khu vực đầu tiên trên Trái đất được chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, trong khi các nước Nam Mỹ, rìa đông Bắc Mỹ, châu Phi và nhiều nước châu Âu không có có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng 150 năm mới có một lần này.
Trăng máu là tên gọi khác của nguyệt thực toàn phần khi mặt trăng chuyển sang màu đỏ như máu do hiện tượng khúc xạ ánh sáng qua khí quyển. Trong khi đó, siêu trăng là hiện tượng trăng sáng hơn bình thường khi mặt trăng và Trái đất gần nhau nhất trên quỹ đạo chuyển động. Trăng xanh là hiện tượng trăng tròn không khớp với một tháng dương lịch. Việc 3 hiện tượng này cùng xuất hiện một lúc là cực kỳ hiếm.
Dưới đây là những hình ảnh kỳ thú về hiện tượng siêu trăng "máu" ở nhiều nơi trên thế giới
Hình ảnh siêu trăng tại một đền thờ ở Bangkok, Thái Lan ngày 31/1.
Siêu trăng tại Mumbai, Ấn Độ.
Trăng xanh được nhìn thấy ở khu vực cầu cảng ở California, Mỹ.
Hình ảnh nguyệt thực ở Santa Monica Pier (Mỹ).
Hình ảnh trăng máu kỳ thú tại California.
Trăng "khổng lồ" phía sau các tòa nhà ở London, Anh.
Một binh sĩ Syria ngắm siêu trăng ở Daraa.
Siêu trăng xuất hiện ở St. Petersburg, Nga.
Siêu trăng ở Malta
Siêu trăng "máu" phía trên đỉnh núi lửa Mayon ở Legazpi, Philippines.
Siêu trăng ở Belgrade, Serbia
Nguyệt thực toàn phần ở Tokyo
Siêu trăng máu ở Barcelona, Tây Ban Nha
Siêu trăng "máu" ở Singapore
Người dân ở Santiago, Chile ngắm siêu trăng từ dãy núi Los Andes.
Hiện tượng nguyệt thực ở Jakarta, Indonesia
Người dân ở Hong Kong háo hức ngắm siêu trăng bằng kính viễn vọng.
Siêu trăng ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Siêu trăng nhìn từ Brooklyn.
Minh Phương
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Sao Hỏa sắp ở vị trí gần với Trái Đất nhất trong vòng 15 năm Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết sao Hỏa sẽ ở vị trí gần Trái Đất nhất trong vòng 15 năm vào ngày 31/7 tới. (Nguồn: NASA) Theo NASA, sao Hỏa sẽ sáng nhất vào các ngày từ 27-30/7 và sẽ gần Trái Đất nhất vào ngày 31/7 với khoảng cách chỉ là 57,6 triệu km. Khi đó, việc quan...