Chiêm ngưỡng ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, đẹp bậc nhất Bình Định
Tọa lạc vùng đất An Nhơn (Bình Định), Thiên Hưng Tự mang lối kiến trúc cổ Việt Nam và truyền thống Á Đông cho không gian hoài cổ, thư thái giữ chân lãng khách.
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo trong chùa Thiên Hưng, Bình Định.
Chùa Thiên Hưng còn có tên gọi khác là chùa “Mục Đồng”, tọa lạc giữa vùng quê cổ trong thành Đồ Bàn xưa của Vương quốc Chăm Pa (nay thuộc phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn) mang vẻ đẹp hoài cổ bình dị.
Thiên Hưng Tự được được thiết kế và xây dựng gồm chánh điện 3 tầng, tăng xá 2 tầng, điện Tây Phương 2 tòa nhà được xây bằng gỗ, nhà phương trượng; Đại Bảo Tháp Thiên Ứng 12 tầng; khách đường; nhà truyền thống 2 tầng, tiểu cảnh La Hán Đài và các khu lưu trú cho khách tăng và phật tử.
Điểm nhấn của Thiên Hưng Tự là sự kết hợp lối kiến trúc cổ của Việt Nam và truyền thống Á Đông, không cần quá lộng lẫy nhưng vẫn toát lên vẻ trang trọng và cổ kính.
Khi bước chân đến cổng chùa Thiên Hưng, du khách ấn tượng bởi hai vị hộ pháp canh giữ.
Bước vào bên trong hiện lên tòa chính điện là công trình trung tâm của chùa Thiên Hưng, được xây nhiều tầng với mái ngói đầu đao hình rồng uy nghiêm, bề thế. Tại mỗi tầng của tòa chính điện được thờ các vị bồ tát và các vị phật khác nhau.
Video đang HOT
Tiếp theo là công trình La Hán Đài, đây một tiểu cảnh đậm chất thiên nhiên, có 18 tượng A La Hán bằng đá sa thạch cao 3 mét nguyên khối bài trí xung quanh.
Điểm đặc trưng để nhận biết chùa Thiên Hưng là tòa Đại Bảo Tháp Thiên Ứng 12 tầng tượng trưng cho 12 con giáp trong văn hóa Việt Nam. Với chiều cao khoảng 40m, đứng trên tháp Thiên Ứng có thể quan sát được hầu hết các địa điểm thuộc thị xã An Nhơn.
Nhìn từ xa có thể thấy mái chùa đặc sắc tạo nên quy mô hoành tráng cho ngôi chùa này. Những mái ngói cong và đầu rồng tại các đỉnh của chùa đã tạo nên vẻ đẹp như chốn cung đình.
Sảnh chánh điện là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của phật tử và đại chúng có niềm tin vào phật giáo.Tại đây, những hoạt động tín ngưỡng cũng được diễn ra trang nghiêm và thường xuyên.
Hai bên chánh điện là hai tượng rồng được các nghệ nhân thi công tinh xảo, ẩn chìm trong mây đầy uy nghi và trang nghiêm, có nhiệm vụ canh giữ chánh điện trung tâm và xá lợi.
Chùa Thiên Hưng không chỉ có những công trình kiến trúc đồ sộ và đặc sắc, mà còn cả một khuôn viên mang lại không gian thoáng đãng và bình yên.
Những bức tường bên ngoài được chạm khắc tranh hướng phật, khi bước vào khuôn viên chùa du khách như quên hết mọi ưu phiền.
Chuông đồng cổ của chùa Thiên Hưng nằm riêng biệt bên trái, trước cổng chánh điện.
Theo tài liệu, chùa Thiên Hưng có nguyên khai từ năm 1780 có diện tích khoảng 200m2, vốn là một ngôi miếu của làng được cải hoán làm chùa theo nhu cầu tín ngưỡng của dân địa phương. Từ năm 1998, chùa đã mở rộng lên diện tích 10ha và được thiết kế, xây dựng lại từ năm 2007.
Chùa Thiên Hưng được nhiều người dân truyền tai nhau về sự nổi tiếng linh thiêng. Bởi chùa có lưu giữ ngọc Xá Lợi của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, được rước về từ Chùa Vàng tại Yangon, Myanmar.
Theo tín ngưỡng, đại chúng đến đây có thể cầu nguyện và mong được bình an, may mắn, công việc thuận lợi và thành tâm xóa bỏ mọi nghiệp chướng để tìm sự an yên trong tâm mình.
Cây bồ đề buông rễ 'ôm' ngôi đình trăm tuổ.i ở Tiề.n Giang
Đình Tân Đông tọa lạc tại xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiề.n Giang, là một di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng.
Đặc biệt, hai cây bồ đề buông rễ ôm trọn ngôi đình là điểm nhấn kiến trúc cổ kính và độc đáo của nơi đây.
Hai cây bồ đề buông rễ ôm trọn ngôi đình là điểm nhấn kiến trúc cổ kính và độc đáo của nơi đây. Ảnh: Đạt Thành
Theo Cổng TTĐT tỉnh Tiề.n Giang, đình Tân Đông, còn được gọi là đình Gò Táo, được xây dựng vào năm 1901. Ban đầu, ngôi đình có quy mô nhỏ, chỉ khoảng 100m. Sau khi bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão năm Thìn (1904), đình được di dời đến vị trí hiện tại vào năm 1907, với sự đóng góp của người dân và một hào phú trong làng.
Sau khi bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão năm Thìn (1904), đình được di dời đến vị trí hiện tại vào năm 1907. Ảnh: Đạt Thành
Đình Tân Đông được xây dựng theo kiểu chữ Tam, với một bức bình phong cao 1,5m và hai miếu thờ Thổ thần và Ngũ Hành ở hai bên. Bàn thờ Thần Nông quay vào trong đình, thờ Thành Hoàng làng, thể hiện lòng tôn kính đối với những bậc tiề.n hiền đã có công khai khẩn đất đai.
Rễ cây bồ đề "ôm trọn" cột đình. Ảnh: Đạt Thành
Ngôi đình sở hữu kiến trúc phức hợp, gồm các phần như Võ ca, Đình chánh và Nhà khói. Mặt tiề.n của đình có năm cửa vòm kiểu châu Âu, gian giữa có cửa lớn, các gian bên nhỏ; mái đình lợp ngói âm dương.
Trong những năm tháng lịch sử, đình Tân Đông đã chứng kiến nhiều thăng trầm. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình là nơi tổ chức hội họp của cán bộ cách mạng, nhưng cũng từng bị quân thù chiếm đóng và sử dụng để giam cầm những người tham gia cách mạng.
Sau giải phóng, do hậu quả của chiến tranh, đình trở nên hoang tàn, không ai hương khói hay dọn dẹp. Khoảng năm 1986, gian Võ ca bị hư hại, để trống không gian phía trước. Lúc này, có ba cây bồ đề con mọc trên mặt trước của đình chánh, hai cây mọc ở hai góc và một cây mọc giữa.
Sau đó, người chơi kiểng đã bứng đi cây ở góc bên phải, còn lại hai cây lớn nhanh, buông rễ chạy dài bám theo vách tường và kèo cột, góp phần nâng đỡ ngôi đình khỏi bị đổ sập. Hai cây bồ đề với chùm rễ buông dài tạo thêm vẻ cổ kính, độc đáo cho ngôi đình, thu hút nhiều khách thập phương đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm.
Năm 2010, đình Tân Đông được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Ảnh: Đạt Thành
Năm 2010, đình Tân Đông được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Sau nhiều lần trùng tu, đặc biệt là vào năm 2020 với kinh phí khoảng 2,6 tỉ đồng, đình đã được phục dựng và bảo tồn nguyên vẹn các giá trị lịch sử và văn hóa.
Hằng năm, đình Tân Đông tổ chức bốn lễ cúng lớn, gồm cúng Kỳ Yên (16 tháng 2 Âm lịch), cúng Hạ điền (16 tháng 5 Âm lịch), cúng Thượng điền (16 tháng 8 Âm lịch) và cúng Cầu bông (16 tháng 11 Âm lịch).
Những nghi lễ này không chỉ thể hiện lòng thành kính của người dân đối với các vị thần linh mà còn là dịp để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, đình Tân Đông là một trong những điểm đến hấp dẫn, thu hút khách tham quan trong và ngoài tỉnh Tiề.n Giang.
Khám phá ngôi chùa lâu đời nhất thế giới Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra bằng chứng về ngôi chùa Phật giáo cổ nhất được khám phá từ trước đến nay, có niên đại khoảng 550 trước công nguyên. Lâm Tỳ Ni, Nepal, được biết đến là nơi sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tọa lạc tại quận Rupandehi, Nepal. Nhiều tu viện và chùa được xây dựng...