Chiêm ngưỡng mùa thu tuyệt đẹp ở khu du lịch sinh thái Tràng An
Bất kỳ ai đến Tràng An cũng sẽ choáng ngợp bởi những rặng núi đá vôi hùng vỹ, trùng trùng điệp điệp, ôm trọn các thung sâu ngập nước…
Mây trời của Tràng An khi mùa Thu sang mang vẻ đẹp thanh bình. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Hành cung Vũ Lâm là Thủy Đình trong khu du lịch sinh thái Tràng An. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Những rặng núi đá vôi hùng vỹ, trùng trùng điệp điệp, ôm trọn các thung sâu ngập nước. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Video đang HOT
Mây trời của Tràng An khi mùa Thu sang mang vẻ đẹp thanh bình. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Tràng An mùa thu chìm trong một không gian thanh bình. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Sự hoang sơ của Tràng An thu hút hàng trăm loài chim sinh sống. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Du khách tham quan đền Trình trong quần thể danh thắng Tràng An. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Những rặng núi đá vôi hùng vỹ, trùng trùng điệp điệp, ôm trọn các thung sâu ngập nước. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Tràng An mùa thu chìm trong một không gian thanh bình của sắc xanh. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Cao Bằng trong tôi
Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó - những địa danh nổi tiếng của Cao Bằng luôn mang lại sức hút cho du khách gần xa. Thế nhưng, mảnh đất biên cương này không chỉ có vậy. Địa thế núi non trùng điệp, nhiều thành phần dân tộc sinh sống đã tạo nên một Cao Bằng có phần huyền bí với những bản làng xa xôi với chiều sâu văn hóa. Cao Bằng còn những điểm đến tuyệt đẹp, đậm chất hoang sơ và cả những di tích gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Những ngày đông giá lạnh, Phja Oắc phủ trắng băng tuyết, đẹp lạ lùng. Ảnh: Tuấn Hùng
Tôi cùng 3 phóng viên ảnh từ Hà Nội lên Cao Bằng khi trời vào thu. Bạn đồng hành của chúng tôi là anh Bùi Tuấn Hùng, người gốc Hải Phòng, an cư ở Cao Bằng hơn 10 năm nay. Không phải là người địa phương, nhưng anh Hùng thông thạo mọi ngóc ngách của Cao Bằng bởi cái tính thích xê dịch, ưa khám phá, đam mê nhiếp ảnh của mình. Anh thường xuyên độc hành tới những bản làng của đồng bào dân tộc, những địa danh mà chỉ nghe tên thôi cũng đã thấy xa xôi, hoang vu.
Từ đường lớn, chúng tôi rẽ vào con đường nhỏ để tới bản Cà Lò, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc khi bóng nắng đã ngả về Tây. Đường đi heo hút, cheo leo, một bên là núi, một bên là vực sâu khiến tôi nhiều lần đứng tim. Mặt đường toàn đá hộc, xe liên tục chồm lên như một chú ngựa bất kham, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể rơi xuống vực. Trong khi tôi cảm thấy lo lắng vì đường dài hun hút, không một vết xe đi, cây cỏ mọc um tùm, tịnh không một bóng người thì anh Hùng rất điềm tĩnh, có lẽ bởi anh đã quen với cung đường này. "Lần đầu tiên vào đây, tôi đi theo định vị trên bản đồ, không hề biết mặt đường thế nào, dài rộng ra sao. Nghĩ lại cũng thấy mình liều thật. Bù lại, phía cuối con đường là một món quà tuyệt vời" - Anh Hùng chia sẻ.
Chúng tôi dừng chân tại một khoảnh đất rộng, xung quanh có những tảng đá lớn và những khe nước nhỏ. "Tại khu vực này, hồi tháng 6-2019, tôi tình cờ phát hiện ra loài cá rất lạ, chúng bé bằng ngón tay, có 4 chân, đuôi dài, da lưng sần sùi như da cóc, bụng có hoa gấm. Tôi nghi ngờ đây là loài cá cóc quý hiếm nên đã mang về nhà rồi gọi điện báo cho cán bộ của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam" - Anh Hùng kể. Sau đó, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã tới mang những con cá mà anh bắt được về nghiên cứu. Họ xác định đó là loài cá cóc đã từng được phát hiện ở Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo chỉ dẫn của anh, sau một hồi tìm kiếm, chúng tôi đã phát hiện ra 3 chú cá cóc nhỏ xíu đang bơi lội trong một khe nước. Điều đặc biệt là loài cá này có thể sống được cả trên cạn và dưới nước.
Thả lại những con cá vào khe nước, chúng tôi tiếp tục hành trình. Mặt trời đã xuống đến đỉnh núi. Hoàng hôn vùng biên ải thật đẹp. Trước mặt chúng tôi là những võng núi xanh thẫm dưới ánh mặt trời vàng nhạt. Cuối cùng, cũng tới đích. Đúng như anh Hùng nói, Cà Lò quả là một món quà đầy bất ngờ cho những người hoài cổ, thích chụp ảnh. Tất cả chúng tôi đều trầm trồ trước vẻ đẹp nguyên sơ, trầm mặc của xóm giáp biên này. Có thể ví Cà Lò như một bức tranh cổ. Vẻ đẹp của nó nằm ở những nếp nhà sàn truyền thống, mái ngói rêu phong nhuốm màu thời gian giữa không gian của núi non hùng vĩ. Khói bếp vấn vương trên nóc nhà. Trong khung cảnh chiều tà, ở nơi thâm sơn cùng cốc, Cà Lò càng trở nên huyền bí. Cư dân làm nhà trên triền đồi, nhìn từ xa cứ như thể chúng được xếp chồng lên nhau. Ở đây có những ngôi nhà sàn lên 100 tuổi, là nơi sinh sống của 3-4 thế hệ trong gia đình với 100% là người Dao sống chan hòa, thân thiện với thiên nhiên. Họ vẫn còn giữ bản sắc văn hóa đặc trưng như sử dụng bạc làm đồ trang sức và những nghi thức kỳ bí mà bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để khám phá.
Chuyến đi của chúng tôi không chỉ dừng lại ở Cà Lò, bởi Cao Bằng còn có một viên ngọc quý do thiên nhiên ban tặng - Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén (huyện Nguyên Bình). Với những người yêu thiên nhiên hoang dã, Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén là địa điểm lý tưởng để khám phá, bởi nơi đây vẫn giữ được rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng. Phja Oắc - Phja Đén là hai đỉnh núi cao nhất trong khu vườn quốc gia, trong đó, đỉnh Phja Oắc được coi là nóc nhà của Cao Bằng, cao gần 2.000m so với mặt nước biển. Diện tích rộng trên 8.000ha của Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén chủ yếu là rừng kín, mưa ẩm á nhiệt đới nhiều rong rêu.
Theo các nhà nghiên cứu, nơi đây có gần 1.300 loài thực vật, với 90 loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng nằm trong Sách đỏ thế giới. Ngoài ra, vườn có 496 loài động vật có xương sống, trong đó, có 58 loài động vật quý hiếm sống trên địa hình núi cao, đá vôi. Thời tiết ở Phja Oắc - Phja Đén khá mát mẻ, không khí trong lành. Vào mùa đông, tiết trời rất lạnh, trên đỉnh Phja Oắc nhiều lần xuất hiện băng tuyết. Thiên nhiên tươi đẹp ở đây rất thích hợp cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Theo anh Hùng, Phja Oắc đẹp nhất là lúc lập đông. Đây là thời điểm lý tưởng nhất trong năm để ngắm mây. Đứng trên đỉnh Phja Oắc, bạn có thể phóng tầm mắt ra xa ngắm mây trắng bồng bềnh, nhàn tản trôi trên những ngọn núi nhấp nhô. Những ngày lạnh giá, bạn sẽ có cảm giác như đang ở trời Âu khi Phja Oắc phủ một màu trắng tinh của băng tuyết. Mùa xuân, Phja Oắc lại mang tới một cảm giác thư thái, an nhàn. Vô số các loài kỳ hoa dị thảo đua nở rực rỡ, nào là đỗ quyên, lan rừng bung sắc hương sẽ níu chân bạn lại.
Bản Cà Lò trầm mặc trong nắng chiều. Ảnh: Tuấn Hùng
Nếu không được giới thiệu, chúng tôi sẽ không biết rằng Cao Bằng còn có một điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp từng in dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó chính là núi Báo Đông, xã Đức Long, huyện Thạch An. Trên đỉnh núi này, Bác Hồ đã ngồi quan sát, chỉ đạo trận đánh cứ điểm Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới năm 1950. Núi rừng ở đây vẫn được giữ gìn nguyên vẹn cho đến nay. Đi hết tán rừng già, chui qua một hang đá, chúng tôi gặp tấm bia đá khắc bài thơ nổi tiếng "Lên núi" của Bác Hồ. Từ điểm dừng chân này đi khoảng 10 phút nữa, ta sẽ lên tới đỉnh núi. Thật tuyệt vời. Không gian như mở rộng ra. Gió thổi lồng lộng. Cây rừng ở đây đều bám đầy mốc rêu xanh. Thời gian như ngừng trôi. Núi non hùng vĩ nối tiếp nhau trùng trùng, điệp điệp. Phía dưới là cánh đồng lúa, làng bản thanh bình ẩn hiện ven sườn núi, yên ả vô cùng.
Cao Bằng còn nhiều nữa những địa danh tuyệt đẹp như đèo Mã Phục, hồ Thang Hen, thung lũng Trùng Khánh mùa lá đỏ... Văn hóa đa dạng của hơn 20 dân tộc anh em sinh sống ở đây cũng đáng để bạn xách bao lô đi trẩy nước non Cao Bằng.
Đắm mình trước vẻ đẹp non xanh, nước biếc Ninh Bình Được thiên nhiên ban tặng Ninh Bình sở hữu một vẻ đẹp mê hồn với cảnh quan thiên nhiên độc đáo. Còn gì tuyệt vời hơn khi du khách được ngồi trên thuyền đắm mình trước vẻ đẹp non xanh, nước biếc Ninh Bình, chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh kì thú: Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long, Thung...