Chiêm ngưỡng mưa sao băng lớn cuối tuần này
Một trận mưa sao băng Leonids nhìn từ thủ đô Amman của Jordan vào năm 2009. (Ảnh: CNS)
Những người yêu thích thiên văn từ khắp nơi trên thế giới sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Leonids – trận mưa sao băng đáng chú ý của năm vào đêm 17 rạng sáng 18/11.
Theo Tổ chức Sao băng quốc tế (IMO), năm nay, số lượng sao băng Leonids có thể lên đến hơn 20 vệt/giờ lúc cực điểm và dự đoán có hai lần đạt đỉnh vào khoảng 4h sáng ngày 18/11) và 13h ngày 20/11 (tính theo giờ Việt Nam).
Video đang HOT
Cũng giống như hầu hết các trận mưa sao băng khác, Leonids xuất hiện khi Trái đất đi qua vùng bụi của một sao chổi, trong trường hợp này đó là Tempel-Tuttle – ngôi sao chổi chu kỳ 33 năm cho một vòng quay xung quanh Mặt trời. Mưa sao băng Leonids xuất hiện định kỳ vào tháng 11 hàng năm. Sở dĩ nó có cái tên như vậy bởi vì nơi xuất phát của nó là chòm sao Leo ở phía đông.
Mặc dù Leonids năm nay được dự đoán là sẽ rất sáng nhưng trong quá khứ nó còn đẹp hơn nhiều, từng được ví là “bão sao băng”. Điển hình vào năm 1833, nhiều người dân Bắc Mỹ đã vô cùng hoang mang khi bầu trời rực sáng cùng khoảng 100.000 vệt một giờ lúc đạt đỉnh và liên tục trong suốt hơn 9 giờ đồng hồ.
“Tuy nhiên kể từ sau đó 10 năm, Trái đất sống trong sự yên tĩnh cho đến khi sao chổi tiếp cận trở lại Mặt trời vào hai thập kỷ trước”, Ben Burress, nhà thiên văn học tại Trung tâm Khoa học và Không gian Chabot ở Oakland, California nói. Lần “bão Leonid” gần đây nhất là năm 2002 với số lượng 3000 vệt sao băng/giờ.
Theo 24h
Những điều chưa biết về khoảng tối của Mặt trăng
Dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm, ta cũng chỉ nhìn thấy một phần duy nhất của mặt trăng, phần còn lại không thể quan sát được gọi là 'khoảng tối'.
Sự khác biệt giữa 2 mặt của mặt trăng.
Các nhà khoa học chỉ có thể chụp ảnh và nghiên cứu phần tối của mặt trăng dựa vào những vệ tinh chuyên dụng, được phóng lên để quan sát vệ tinh duy nhất của trái đất.
Một trong những điểm đáng chú ý nhất nằm phía khoảng tối mặt trăng chính là miệng núi lửa khổng lồ được biết đến với cái tên Ocean of Storms (đại dương của những cơn bão) chính là tàn tích của một vụ va chạm cực mạnh giữa tiểu hành tinh nào đó với mặt trăng.
Các nhà thiên văn học tin rằng, vụ va chạm thời tiền sử tạo ra trên mặt tối trong hố đen khổng lồ, rộng tới 3.000 km trên bề mặt mặt trăng. Lý giải này góp phần giải thích vì sao lại có sự khác biệt lớn về cấu trúc giữa hai mặt của mặt trăng.
Cũng theo nhóm chuyên gia thiên văn người Nhật Bản, những người nêu ra giả thuyết trên phỏng đoán, thiên thạch tạo ra hố khổng lồ trên bề mặt mặt trăng có đường kính lên tới 290 km. Vụ va chạm xảy ra cách đây 3,9 tỷ năm trước. Tuy thiên thạch khổng lồ không đủ sức phá hủy mặt trăng nhưng nó tạo ra biển nham thạch rộng tới 3.000 km và sâu hàng trăm km.
Các nhà khoa học cũng tin rằng, sức mạnh từ vụ va chạm làm biến đổi hoàn toàn vật chất tại khu vực va chạm, tạo ra loại vật chất mới hoàn toàn tên bề mặt vệ tinh duy nhất của trái đất. Sau khi lớp đất đá nóng chảy nguội dần, nó tạo ra sự khác biệt cực lớn về vật chất giữa các mặt sáng tối của mặt trăng.
Vệ tinh giám sát mặt trăng Kaguya/Selene của Nhật Bản cũng cung cấp những dữ liệu về thành phần cấu tạo khoảng tối mặt trăng. Theo đó, khu vực Ocean of Storms có thành phần cấu tạo của những hợp chất "lạ", được hình thành do quá trình tan chảy của bề mặt mặt trăng.
Theo xahoi
Nga sẽ đổ bộ lên Mặt trăng vào năm 2015 Tổng giám đốc Hiệp hội nghiên cứu và sản xuất Lavochkin, ông Viktor Khartov, ngày 12.10 cho biết Nga sẽ thực hiện một sứ mạng đổ bộ lên Mặt trăng bằng thiết bị không người lái vào năm 2015, tin tức từ hãng tin Interfax (Nga). "Theo kế hoạch, chúng tôi dự kiến đổ bộ lên Mặt trăng vào năm 2015", ông Khartov...