Chiêm ngưỡng mỏ muối 5.000 năm dưới lòng đất
Trên bề mặt không có gì đặc biệt nhưng xuống sâu khoảng 400m, đây là mỏ muối tuyệt vời được sử dụng cách đây 5.000 năm.
Mỏ muối này thuộc vùng đồi núi nông thôn xung quanh thành phố Cankiri ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mỏ muối 400m dưới lòng đất được khai thác bởi người nguyên thủy cách đây 5.000 năm. Điều đáng kinh ngạc là tuổi thọ khá lâu nhưng cho đến nay nó vẫn được sử dụng và sản xuất hơn 500 tấn muối mỗi năm.
Muối ở đây được sử dụng trong việc nấu ăn và làm quà lưu niệm.
Mỏ muối khai thác 3.000 năm trước Công nguyên cho đến nay.
Các thợ mỏ ban đầu là Hittite – một chủng tộc cổ xưa thuộc một đế chế ở Trung Đông.
Họ sử dụng các công cụ thô sơ và bàn tay để khai thác muối.
Theo một cuộc khảo sát, 1971-1979 vẫn có hơn 1 tỷ tấn quặng được khai thác ở đây.
Những hình ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh Melih Sular, 32 tuổi. Anh cho biết: “Lần đầu tiên tôi bước vào hang động muối tôi rất sợ. Tôi tự nghĩ ‘Điều gì xảy ra nếu nó sụp đổ’?”.
Video đang HOT
500 tấn muối mỗi năm được khai thác ở mỏ này.
Muối ở đây được đánh giá 90% độ tinh khiết.
Mỏ muối 5.000 năm.
Theo Datviet
Chiêm ngưỡng đồng muối đẹp như tiên cảnh
Ngắm nhìn vẻ đẹp của các khu mỏ muối và hiểu hơn về sự vất vả của những người dân khai thác muối...
Muối là một trong những yếu tố cần thiết cho sự sống của con người. Muối có nhiều trong tự nhiên nhưng nó đòi hỏi con người phải có sự đầu tư khai thác.
Trong quá trình khai thác muối từ các mỏ, con người đã tạo nên những cảnh quan đẹp như hang động muối nằm sâu dưới lòng đất, cánh đồng muối đa màu sắc... Những màu sắc tuyệt đẹp ở các đồng muối thường do sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời và một số loại vi khuẩn ở nước biển.
Cùng chiêm ngưỡng những cánh đồng muối đẹp như tiên cảnh vòng quanh thế giới qua chùm ảnh dưới đây và hiểu thêm về sự vất vả của những người khai thác muối.
Cánh đồng muối Salar de Uyuni nằm tại Bolivia là cánh đồng muối lớn nhất thế giới. Ở độ cao khoảng 3.565m so với mực nước biển, Salar de Uyuni được ví như một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời và khung cảnh thiên nhiên.
Ảnh chụp từ trên cao hồ muối và khu sản xuất ở mỏ muối Soquimich, trên đồng bằng muối lớn thứ hai thế giới - sa mạc Atacama của Chile.
Hình ảnh lớp muối phản chiếu bên dưới mặt hồ ở mỏ muối Salina Turda, thành phố Turda (cách Bucharest, Romania 450km về phía Tây Bắc). Đây được coi là một trong những mỏ muối quan trọng nhất ở vùng Transylvania, Romania.
Mỏ muối này được biết đến từ thời cổ đại, nhưng được đưa vào khai thác trong thời kỳ La Mã.
Cảnh những người dân đang thu hoạch khối muối tại mỏ muối Danakil ở Ethiopia.
Hình ảnh thác muối ở mỏ muối Nemocon, Colombia. Khu mỏ này là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Colombia.
Ảnh chụp một tảng muối hình trái tim được chiếu sáng từ bên trong ở mỏ muối Nemocon, Colombia.
Hình ảnh du khách tham quan nhà thờ Saint Kinga ở bên trong mỏ muối Wieliczka, gần Krakow, Ba Lan. Với độ dài lên tới 300 km, nơi sâu nhất cách mặt đất 300 m, mỏ muối Wieliczka là mỏ muối lâu đời thứ hai trên thế giới, được khai thác muối liên tục từ thế kỷ 18 cho đến nay.
Trải rộng trong lòng mỏ là các phòng triển lãm, bảo tàng với các tác phẩm nghệ thuật và những bức tượng điêu khắc từ muối. Đến năm 1978, nơi đây được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Hình ảnh hai nhân viên thuộc cơ quan bảo vệ phóng xạ liên bang đứng trong hầm lưu trữ số 7 tại mỏ muối cũ Asse ở Remlingen, Đức. Mỏ muối này được sử dụng như một kho lưu trữ chất thải phóng xạ.
Hình ảnh một công nhân đi qua các mỏ muối Maras, thuộc Cuzco, Peru. Mỏ muối Maras được khai thác từ nền văn minh thời tiền Inca. Ngày nay, mỏ vẫn còn khoảng 3.000 hồ muối nhỏ được xây dựng trên sườn núi tại thung lũng Urubamba ở vùng Andean, Cuzco.
Hình ảnh ghi lại bên trong mỏ muối Praid, cách 350 km về phía Bắc thủ đô Bucharest, Romania. Một phần của khu mỏ này nằm ở độ sâu 160m dưới mặt đất và cách lối vào 1,3km đang được mở cửa cho khách du lịch vào tham quan.
Do có lượng khí ion hóa và áp suất không khí cao hơn so với trên mặt đất nên mỏ muối được sử dụng như một liệu pháp chữa các bệnh về hô hấp như viêm phế quản hay hen suyễn.
Một công nhân làm việc tại đồng muối có màu hồng rực tại nhà máy sản xuất muối ở Nangqian, tỉnh Qinghai, phía Tây Bắc Trung Quốc.
Hình ảnh những hồ nước khoáng màu của đồng bằng muối tại bờ biển Senegal gần biên giới với Gambia. Những người phụ nữ lấy muối bằng tay không và cho vào những bao 50 kg, bán cho nước láng giềng Mauritania với giá 2 USD/bao (khoảng 50.000 đồng). Người Mauritania chủ yếu dùng muối để bảo quản cá ở những nơi không có điện.
Một người phụ nữ đi qua cánh đồng có hàng trăm đụn muối đang thu hoạch ở gần làng Ngaye-Ngaye, cách Senegal 10km về phía Nam. Có khoảng 3.000 người, chủ yếu là phụ nữ làm việc hàng giờ dưới trời nắng để thu hoạch muối bằng các cây gậy và tay không.
Làm vất vả như vậy nhưng số tiền họ kiếm được không đáng bao, chỉ khoảng 1 - 2 USD/ngày (khoảng 20 - 40.000 đồng).
Hình ảnh con trai của một công nhân khai thác muối đang vui đùa trên cánh đồng muối xếp tầng ở Bhavnagar, Gujarat, miền Tây Ấn Độ.
Theo 24h
Kiệt tác nhà thờ trong hầm mỏ muối Nhà thờ muối Zipaquira được tôn vinh là viên ngọc kiến trúc hiện đại của Colombia bởi vị trí vô cùng đặc biệt. Do được xây ngay trong đường hầm của một mỏ muối, nằm sâu 200m trong lòng ngọn núi Halite, gần thị trấn Zipaquira, nhà thờ này là điểm đến hút khách bậc nhất ở quốc gia châu Mỹ. Năm 1932,...