Chiêm ngưỡng máy bay tối tân của Nga khoe kỹ thuật tuyệt đỉnh trên không trung
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga đã khiến các khán giả tại Triển lãm hàng không MAKS 2019 choáng váng khi thể hiện các động tác nhào lộn cực khó trên không.
Theo đài RT, trong lần lần xuất hiện công khai đầu tiên, máy bay Su-57 đã “đánh thức” đám đông bằng những màn biểu diễn các động tác khó.
Trong đó, trong suốt những ngày diễn ra triển lãm MAKS 2019, hàng ngày, máy bay Sukhoi Su-57 do Tập đoàn máy bay United United sản xuất đều được điều động cất cánh, thể hiện một loạt các động tác uốn cong khó như bay thành vòng trên không, bay thẳng đứng…
Những động tác mà máy bay chiến đấu tàng hình 2 động cơ của Nga thể hiện được cho là rất khó, ít máy bay phản lực hiện đại có thể thực hiện được.
Máy bay Su-57 được Nga phát triển từ năm 2002. Đây là máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên của Nga được trang bị công nghệ tàng hình.
Máy bay này được thiết kế để tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên không ở cả cự ly gần và xa. Máy bay của Nga cũng có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển.
Chiếc máy bay Su-57 lần đầu cất cánh ngày 29/1/2010. So với những dòng máy bay trước đó, máy bay này có sự kết hợp giữa khả năng cơ động cao, tích hợp cả các tính năng của máy bay chiến đấu và máy bay máy bay tấn công.
Su-57 có khả năng thực hiện chuyến bay với vận tốc nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ âm thanh. Tổ hợp thiết bị hiện đại và đặc tính khó bị phát hiện cũng mang lại sự vượt trội cho Su-57 so với các đối thủ.
Trước khi được đưa vào phục vụ trong quân đội Nga trong năm nay, chiếc máy bay phản lực này đã được thử nghiệm chiến đấu ở Syria.
Tổng thống Vladimir Putin cho rằng Su-57 là máy bay tốt nhất trên thế giới về tất cả các chỉ số chiến thuật và kỹ thuật.
Video đang HOT
“Có thể nói, trên thế giới hiện không có máy bay nào có thể hoạt động tốt như máy bay chiến đấu của chúng ta”, ông Putin khẳng định.
Hà Dung
Theo baophapluat
Nga ra mắt loạt tên lửa phòng không mới, Việt Nam sẽ "xuống tiền"?
Tại triển lãm hàng không MAKS-2019 sắp diễn ra tại Nga, các doanh nghiệp quốc phòng nước này đã sẵn sàng loạt hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất chào mời khách hàng tiềm năng như Việt Nam.
Hãng thông tấn TASS dẫn lời đại diện Tập đoàn quốc phòng Almaz-Antey cho hay, công ty này sẽ giới thiệu hàng loạt hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới và công nghệ chống UAV tiên tiến tại triển lãm hàng không MAKS 2019 tại sân bay Zhukovsky, ngoại vi Moscow từ ngày 27/8 tới 1/9. Ảnh: Wikipedia
"Tại triển lãm, khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng các thành phần chiến đấu của hệ thống phòng không Tor-M2DT và Tor-E2 với tên lửa 9M338KE, tổ hợp phòng không Tor-M2KM và tổ hợp huấn luyện mô phỏng 9F678E cho chỉ huy tổ hợp Tor-E2 và cũng như tổ hợp huấn luyện mô phỏng Adyutant", thông cáo báo chí cho biết. Và đây cũng là cơ hội cho các quốc gia có nhu cầu với hệ thống phòng không trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu mua sắm. Ảnh: TASS
Tor-M2DT là hệ thống phòng không tầm thấp được thiết kế để hoạt động tác chiến ở xứ lạnh có nhiệt độ -50 độ C. Toàn bộ tổ hợp gồm radar - bệ phóng - tên lửa... được tích hợp trên xe bánh xích DT-30PM. Thực tế, hệ thống này chủ yếu dùng cho Quân đội Nga có nhu cầu tác chiến ở vùng Bắc Cực lạnh giá. Ảnh: Vitaly-Kuzmin
Tổ hợp Tor-M2DT có khả năng phát hiện tới 40 mục tiêu trên không, theo dõi và dẫn tên lửa hạ 4 mục tiêu cùng lúc ở cự ly 12km, độ cao 10km kể cả trong khi xe đang di chuyển. Ảnh: Vitaly-Kuzmin
Tor-E2 là phiên bản của hệ thống phòng không tầm thấp tự hành Tor, ra mắt lần đầu tiên năm 2018 cùng thời điểm với Tor-M2DT. Hệ thống có thể tiêu diệt các đối tượng máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và tên lửa chống radar. Bên cạnh đó, chúng còn tỏ ra rất hiệu quả trong việc làm suy giảm khả năng chiến đấu của các vũ khí thông minh, như máy bay không người lái. Mỗi phương tiện chiến đấu của tổ hợp được trang bị 16 tên lửa, gấp đôi các phiên bản dòng Tor trước đây. Ảnh: TASS
Cả hai tổ hợp phòng không mới gồm Tor-M2DT và Tor-E2 trang bị đạn tên lửa tiên tiến 9M338KM cải tiến độ chính xác, khả năng dẫn đường. Ảnh: Vitaly-Kuzmin
Ngoài hai phiên bản trên, Almaz-Antey còn giới thiệu một phiên bản khác gọi là Tor-M2KM với khí tài chiến đấu kết cấu dạng module có thể lắp lên nhiều khung gầm gồm xe tải, xe bọc thép, tàu chiến, thậm chí để trên nóc nhà cao tầng. Ảnh: Vitaly-Kuzmin
Module nặng 15 tấn, trang bị tất cả các khí tài cần thiết và không cần hỗ trợ từ bên ngoài. Nó có thể chuyển trạng thái chiến đấu trong vòng 3 phút, phát hiện tới 144 mục tiêu và phân loại theo dõi 20 mục tiêu nguy hiểm nhất, tầm bắn 15km. Ảnh: Vitaly-Kuzmin
Bên cạnh đó, Almaz-Antey tiếp tục giới thiệu các thế hệ tên lửa đã khá "quen mặt" như hệ thống tên lửa phòng không chiến lược S-400 Triumf có tầm bắn đến 400km, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo. Ảnh: Wikipedia
Hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa S-300VM Antey-2500 có khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung có cự ly bắn tới 2.500km. Ảnh: Vitaly-Kuzmin
Hệ thống phòng không tầm trung Buk-M3 - phiên bản mới nhất của hệ thống phòng không Buk phát triển cuối thời Liên Xô. Buk-M3 có khả năng đánh chặn mục tiêu bay tốc độ 3.000m/s, độ cao tác xạ từ 15m tới 35km, cự ly bắn từ 2,5-70km. Đặc biệt, hệ thống này có khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật như MGM-140 ATACMS của Mỹ. Ảnh: Vitaly-Kuzmin
Hệ thống phòng không tầm trung 50R6 Vityaz hay còn gọi là S-350E được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu trên không gồm cả tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo ở cự ly từ 10-120km, độ cao tác xạ từ 2m tới 30km. Ảnh: Wikipedia
Bên cạnh hệ thống phòng không trên bộ, các doanh nghiệp quốc phòng Nga cũng sẽ chào hàng các hệ thống phòng không tầm thấp - cao trang bị cho các tàu chiến. Ví dụ như hệ thống phòng không tầm xa Rif-M có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 120km, độ cao 10m tới 25km với đạn 48N6E và cự ly 40km, độ cao từ 7m tới 20km băng fđạn 9M96E, số mục tiêu có thể tiêu diệt đồng thời là 6-8. Ảnh: ROE
Hệ thống phòng không tầm trung hải quân 3S90M Shtil-1 với đạn tên lửa đặt trong bệ phóng thẳng đứng. Shtil-1 được cho là có thể phù hợp lắp đặt lên các tàu hộ vệ cỡ 2.000 tấn như Gepard 3.9 của Việt Nam. Hệ thống trang bị đạn tên lửa 9M317M với tầm tác chiến 3,5-50km, độ cao từ 5m tới 15.000m. Ảnh: Wikipedia
Hệ thống phòng không tầm thấp 3M-47 Gibka có thể tích hợp trên các tàu tên lửa nhỏ cỡ như Molniya của Việt Nam. Nó trang bị đạn của tổ hợp tên lửa vác vai Igla với tầm bắn từ 500-6.000m, độ cao tác xạ từ 5m tới 3.500m. Ảnh: Navy Recognition
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
Chiến cơ Su-57 của Nga xuất hiện tại Syria để quảng cáo vũ khí? Hai mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 do Nga sản xuất đã được gửi tới Syria - theo báo Quốc phòng Nga Krasnaya Zvezda. Chiến cơ Su-57. Theo tờ báo trên, đây là "sự xuất hiện đầu tiên của máy bay chiến đấu mới nhất của Nga trong điều kiện chiến tranh thực tế". "Sự thể hiện này rõ...