Chiêm ngưỡng mặt trăng tròn lớn nhất, gần Trái Đất nhất vào tối nay
Tối nay, những người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú với mặt trăng tròn lớn nhất, sáng nhất, gần Trái Đất trong năm 2022.
Năm 2022 là một năm người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, nguyệt thực một phần, nhật thực, siêu trăng, mưa sao băng.
Nhưng tháng 7 này đánh dấu kỳ siêu trăng đặc biệt với vị trí gần Trái Đất nhất của mặt trăng trong năm.
Chiêm ngưỡng mặt trăng tròn lớn nhất, gần Trái Đất nhất vào tối nay
Video đang HOT
Siêu trăng dự kiến sẽ xuất hiện bắt đầu từ khoảng 17h chiều ngày 13/7. Trăng tròn lần này còn gọi là mặt trăng buck vì trùng với thời gian hươu đực rụng lông, mọc lại gạc.
Siêu trăng xảy ra khi Mặt trăng ở tại điểm gần với Trái đất nhất trong quỹ đạo của nó, theo chu kỳ. Tại thời điểm này, Mặt trăng trông có vẻ lớn hơn và sáng hơn một chút so với trăng tròn thông thường.
Anna Ross, nhà thiên văn vũ trụ tại Bảo tàng Hoàng gia Greenwich, đông nam London, Anh cho biết cái tên này xuất phát từ một hệ thống của người Mỹ bản địa với tên gọi mặt trăng các tháng khác nhau để làm lịch theo dõi các mùa.
Trăng tháng 4 sẽ có tên là ‘trăng hồng’ vì gọi theo màu sắc của loài hoa Phlox subulata. Đây là một trong những loài hoa nở bung khắp miền đông bắc nước Mỹ khi mùa xuân tới. Hay trăng tháng 3 là tháng Phalguna của người theo đạo Hindu, Mặt trăng của tháng này đánh dấu Lễ hội Holi, lễ hội kỷ niệm sự khởi đầu của mùa xuân.
Khoảng cách trung bình của Mặt trăng với Trái đất là 384.400km. Điểm đặc biệt trăng tròn lần này là vị trí mặt trăng ở điểm gần Trái Đất nhất, chỉ cách hành tinh khoảng 357.264 km. Trăng tròn đặc biệt này sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với bình thường.
Robert Massey, Phó giám đốc điều hành của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia cho biết: “Siêu trăng từng nhiều lần xuất hiện nhưng lần này là một điều đặc biệt, rất tuyệt vời. Hãy ra ngoài và nhìn ngắm trăng, tận hưởng khung cảnh”.
Để theo dõi, có những bức ảnh đẹp về hiện tượng siêu trăng trọn vẹn nhất, bạn cần lựa chọn khu vực rộng rãi, nơi quan sát cần thoáng đãng, bầu trời không mây, không mưa, không bị nhà cao tầng cản trở.
Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sắp xuất hiện
Nguyệt thực một phần dự kiến kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ, được cho là dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào ngày 19/11.
Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sắp xuất hiện
Người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực một phần sẽ diễn ra vào ngày 19/11, dài nhất thế kỷ. Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, nguyệt thực lần này sẽ kéo dài khoảng 3 giờ 28 phút 23 giây, dài hơn nhiều so với nguyệt thực toàn phần năm 2018.
Người yêu thiên văn ở nhiều nơi thuộc châu Mỹ, Australia, châu Âu, châu Á đều có thể quan sát được hiện tượng. Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, nguyệt thực bắt đầu diễn ra vào lúc 14h19, đạt cực đại khoảng 16h và kết thúc vào 17h47 ngày 19/11.
Ở thời điểm nguyệt thực cực đại, mặt trăng sẽ bị che phủ 97%, có thể chuyển sang màu đỏ đậm. Trăng tròn tháng 11 còn được gọi là Mặt Trăng hải ly, vì những con hải ly đang chuẩn bị cho mùa đông. Do đó, sự kiện nguyệt thực lần này còn được gọi là nguyệt thực Beaver Moon.
Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất di chuyển vào giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Khi đó, Trái Đất sẽ đổ bóng lên Mặt Trăng. Nguyệt thực một phần xuất hiện, Trái Đất sẽ che một phần ánh sáng Mặt Trời và khiến Mặt Trăng tối đi.
Đây là nguyệt thực thứ hai trong năm. Sẽ có hai lần nguyệt thực toàn phần vào năm 2022, vào tháng 5 và tháng 11. Sẽ có nhật thực toàn phần vào tháng 12 nhưng chỉ những người ở Nam Cực mới có thể nhìn thấy.
Trước đó, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Leonid dự kiến đạt cực điểm vào đêm ngày 16 và 17 tháng 11. Đây là một trận mưa sao băng trung bình với tần suất 15 sao băng một giờ tại thời gian cực đỉnh.
Để chiêm ngưỡng bạn hãy chọn một nơi ít ánh đèn, an toàn để có thể ngồi quan sát. Hãy tìm chòm sao Leonid ở phía Đông. Mưa sao băng hoàn toàn có thể ngắm bằng mắt thường. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng kính thiên văn nếu có điều kiện thì việc quan sát sẽ được tốt hơn.
Chờ đón trận mưa sao băng ngay trong những ngày đầu năm 2022 Vào đêm ngày 3, rạng sáng ngày 4/1, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Quadrantids trong những ngày đầu năm mới. Chờ đón trận mưa sao băng ngay trong những ngày đầu năm 2022 Mưa sao băng Quadrantid năm 2022, một trong những trận mưa sao băng lý tưởng nhất trong năm đồng thời là mưa...