Chiêm ngưỡng ký túc xá của trường ĐH hàng đầu Việt Nam – VinUni: ‘Trường người ta chưa bao giờ khiến mình thất vọng’
Tính đến thời điểm hiện tại, VinUni chính là một trong những ngôi trường có lối kiến trúc, cơ sở vật chất thuộc top hàng đầu Việt Nam. Và mới đây, những hình ảnh bên trong khu ký túc xá của trường lại một lần nữa khiến nhiều người phải “xuýt xoa”.
Trường ĐH VinUni đã chính thức đi vào hoạt động với buổi lễ khánh thành đầy trang trọng vào sáng ngày 15/1. Trường được xây dựng trên diện tích rộng 23 hecta, nằm trong quần thể Đại đô thị VinCity Ocean Park (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).
Với việc chi hơn 6.500 tỉ đồng cho các công trình kiến trúc cũng như cơ sở vật chất, trường ĐH VinUni được đánh giá là một trong những ngôi trường đại học đẹp nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đây còn là ngôi trường đại học hướng tới đẳng cấp quốc tế và hoạt động không vì lợi nhuận tại Việt Nam.
Toàn cảnh trường ĐH VinUni
Sau khi những hình ảnh về lối kiến trúc bên ngoài cũng như từng ngõ ngách của ngôi trường, từ khu giảng đường, hội trường cho đến khu thể thao dưới nước lộ diện thì nay, khu ký túc xá dành cho sinh viên có nhu cầu nội trú tại trường đã một lần nữa khiến không ít cư dân mạng phải trầm trồ và thốt lên rằng: “Đúng là trường người ta chưa bao giờ khiến mình thất vọng”.
Với lối kiến trúc sang trọng kết hợp với việc sử dụng gam màu gỗ, mỗi phòng của ký túc xá thực sự chẳng kém cạnh các khách sạn hay resort hạng sang dành cho khách du lịch, nghỉ dưỡng.
Hãy cùng Saostar xem, tại sao mà khu ký túc xá của trường lại khiến nhiều bạn sinh viên ao ước đến thế nhé!
Lối kiến trúc bên trong ký túc xá mang hơi hướng châu Âu
Video đang HOT
Đa phần những vật dụng đều được làm từ gỗ
Chỗ nghỉ ngơi của sinh viên cũng được đầu tư giường tầng, nệm, ổ điện,…phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của các bạn trẻ
Gian bếp cũng như phòng khách trong ký túc xá, điều này khiến nơi đây chẳng thua kém gì so với các căn hộ hay phòng nghỉ dưỡng cao cấp
Nhà vệ sinh cũng vô cùng “sang chảnh”…
Trước đó, những hình ảnh đầu tiên của trường cũng để lại những ấn tượng mạnh mẽ với cộng đồng mạng. Những mảng xanh trong khuôn viên của trường ĐH VinUni cũng gợi lên hình ảnh của các ngôi trường đại học hàng đầu thế giới
Các phòng học tại trường cũng được bày trí theo chuẩn quốc tế, thuận lợi cho việc học tập cũng như theo dõi của sinh viên và giảng viên
Một góc học tập bên trong VinUni
Các phòng chức năng cũng được trường đầu tư chỉnh chu nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình học tập của sinh viên
Hội trường – Nhìn quy mô chẳng khác nào những nhà hát mang đẳng cấp quốc tế mọi người nhỉ?
Khu thể thao dưới nước
Ảnh: Minh Vũ VinUni/Group Trường Người Ta (saostar)
Trang nhã tường giấy Shoji
Đến thăm bất cứ một công trình kiến trúc nào của Nhật Bản, bạn sẽ nhìn thấy trên cánh cửa, vách ngăn, ri-đô được dán giấy. Người Nhật gọi tên chung là tường giấy shoji.
Đi tìm nguồn gốc?
Có rất nhiều lý do để người ta dùng những vách giấy nhẹ nhàng, dễ bóc dán, thay cho những gỗ tấm nguyên khối chắc nịch. Thứ nhất, đa số những nhà cửa truyền thống ở đây đều được làm bằng gỗ. Cửa gỗ luôn gây bí hơi, cản trở ánh sáng xuyên qua, nên người Nhật đã cắt giảm chúng bằng cách dán giấy. Họ làm những cái khung tre đan mắt cáo hoặc ô, dán giấy đủ dày để dựng vách hay cửa và tăng nguồn sáng tự nhiên từ ánh nắng, cũng như độ thoáng, thông khí do giấy hút ẩm và khô rất tốt. Thứ hai, Nhật Bản là một quốc gia chịu ảnh hưởng của động đất thường xuyên, nên đòi hỏi việc xây dựng lẫn tháo dỡ phải nhanh, chuẩn xác, giúp cứu người, cứu tài sản. Và một lý do cuối cùng là xuất phát từ trình độ thủ công mỹ nghệ của người Nhật đạt đến tầm nghệ thuật nên tường giấy là dịp để các nghệ nhân phát huy tài năng.
Về từ nguyên, shoji vốn có nghĩa là một vật cản trở, tuy nhiên nó chỉ có tính chất khu biệt, phân tách chứ không ngăn cản mọi thứ hoàn toàn như tên gọi. Mỗi khi nhà có một số đồ đạc mới, hay có thêm con trai, con gái, dâu rể, quý khách đến chơi, người ta lại dựng các shoji, làm thành các gian lớn nhỏ để chứa đồ và ăn ở. Truyền thống này đã có từ lâu đời và phát sinh một cách tự nhiên, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt mà không cần phải dựng nhà mới. Đến nay, chúng vẫn được thấy ở nhiều căn hộ truyền thống, các đền đài, quán rượu, khách sạn, các trung tâm dịch vụ, thậm chí công sở.
Nhiều shoji khác nhau
Cùng tên gọi shoji, song có khá nhiều loại tường giấy khác nhau, gồm Tsuitate - một tấm vách to phân tách ngôi nhà. Fusuma - những cửa kéo đóng mở các gian phòng. Yukimi lại là cửa sổ với phần dưới cho phép đẩy lên. Byobu là những tấm bình phong nhiều mảnh, dễ dàng gập lại. Akari là một loại tường tạo hiệu ứng ánh sáng, màu sắc nhằm giải trí.
Giấy được dán lên các khung gỗ này đều làm từ cây kozo, một thứ cây cùng họ dâu, song đều được gọi là giấy gạo, vì nó cho độ mờ đục, sáng bóng như nước gạo. Ngày nay, giấy shoji được cán từ nhựa polyme và nhiều chất liệu khác. Dù bằng gì, shoji nói chung phải đạt yêu cầu thật dai và mỏng, có thể thu sáng và phản chiếu ánh nắng lẫn ánh đèn, tạo ra sự trong trẻo và thơ mộng cả ban ngày lẫn ban đêm.
Người Nhật đã biết làm giấy gạo và tường giấy cách đây hơn 1.000 năm, khi giấy từ Trung Quốc du nhập vào. Shoji chính thức phổ biến trong thời Kamakura (1123 - 1333) với sự ra đời của phong cách shonin-zukuri, yêu chuộng sự cân đối, nhẹ nhàng, giản dị và hòa hợp. Shonin-zukuri thường kết hợp với chiếu tatami, cửa kéo fusuma làm thành một bộ đặc điểm khó quên ở kiến trúc nhà cổ truyền Nhật Bản, nhất là phòng trà Chashitsu.
Ngoài mục đích là lấy ánh sáng và thoáng khí, shoji cũng cho phép gia chủ thoải mái phát huy sức sáng tạo mỹ thuật, trong đó có việc in vẽ tranh Yamato-e lên cửa, tường nhà và dễ dàng xóa bỏ bất cứ lúc nào. Chúng là những bức tranh theo chủ đề thiên nhiên và con người bốn mùa Nhật Bản, rất là sặc sỡ, nổi bật.
Tuy nhiên, shoji được vẽ nhiều nhất trên các bình phong của Nhật Bản và hình ảnh biểu tượng phổ biến nhất là cảnh muông thú, núi Phú Sĩ, sông Mu Tamagawa, vườn thiền, các lâu đài...
Thủy Trương
Theo giaoducthoidai
5 công trình kiến trúc được mong đợi trong 2020 Sân vận động Olympic Tokyo 2020 và Trụ sở mới của Bee'ah nằm trong số những công trình kiến trúc mới ấn tượng sẽ khai trương trong năm 2020. 1. Sân vận động Olympic 2020 của Nhật Bản (Ảnh: Dezeen) Năm 2020 chứng kiến sự kiện khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2020 trên sân vận động mới siêu đẳng cấp tại...