Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo nhà thờ Núi Nha Trang
Nhà thờ Núi (ở đường Thái Nguyên, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) có lối kiến trúc cổ điển đầy uy nguy và tráng lệ, thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng mỗi khi tham quan phố biển Nha Trang.
Nhà thờ Núi có lối kiến trúc cổ điển và độc đáo.
Nhà thờ Núi Nha Trang có tên gọi chính thức là nhà thờ chính tòa Kitô Vua nhưng cũng thường được gọi với các cái tên như: nhà thờ Nha Trang, nhà thờ á, nhà thờ Ngã Sáu… Nhà thờ này được thiết kế với lối kiến trúc Gothic phương Tây cổ kính và sang trọng. Hiện nhà thờ đã được đưa vào danh sách di tích và thắng cảnh của tỉnh Khánh Hòa.
Nhà thờ Núi tọa lạc tại trung tâm phố biển Nha Trang
Năm 1933, vị linh mục người Pháp lúc đó là Louis Vallet (1869-1945, đang coi sóc giáo dân Chợ Mới) đã cùng giáo dân xây dựng nhà thờ Núi Nha Trang dưới sự cố vấn kỹ thuật của ông Nesty – kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng lúc bấy giờ. Nhà thờ tọa lạc trên đỉnh đồi Hoàng Lân cao 12m, có diện tích 4.500m2.
Tượng Đức mẹ Maria phía trước nhà thờ Núi
Tổng thể nhà thờ là những bức tường khỏe khắn được xây nên từ những khối táp-lô xi măng do chính tay linh mục Louis Vallet cùng những cộng sự đúc thành. Do có dạng hình khối vuông vức cùng màu xám tựa như đá, nhiều người còn tưởng rằng nhà thờ này được dựng nên bởi đá chẻ. Thực tế, đá chẻ chỉ được sử dụng để lát sân của nhà thờ.
Video đang HOT
Những bức tường nhà thờ Núi được làm từ táp-lô xi măng
Điểm cao nhất của Nhà thờ Núi Nha Trang là tháp chuông đặt thánh giá, cao 38m so với mặt đường. Tại đây có treo bộ chuông xuất xứ từ hãng chuông nổi tiếng Bourdon Carillond của Pháp. Bộ chuông gồm 3 quả, trong đó quả đầu tiên có âm mi giáng, hai quả còn lại có âm đô và la. Ngoài ra, 4 mặt của tháp chuông được gắn 4 chiếc đồng hồ lớn màu trắng tiêu biểu cho kiến trúc nhà thờ phương Tây.
Tháp chuông nhà thờ Núi cao khoảng 38m so với mặt đường Thái Nguyên – Nha Trang
Du khách muốn đến thánh đường nhà thờ có thể đi bằng 2 lối. Lối thứ nhất khách tham quan phải đi qua 53 bậc tam cấp theo hướng chính diện nhà thờ. Tại đây, mộ của linh mục Louis Vallet đã được giáo dân chôn cất bên cạnh những bậc thang như một cách tưởng niệm và trân trọng những đóng góp của ông cho nhà thờ này. Lối thứ 2 là con dốc bằng đá từ phía sau nhà thờ vòng đến trước. Dọc theo con đường này, người ta có khắc những câu gốc trong kinh thánh và đây cũng là nơi lưu giữ tro cốt của những giáo dân gửi đến.
Thánh đường nhà thờ Núi được thiết kế theo dạng mái vòm, nhiều cửa sổ huyền ảo
Thánh đường được thiết kế dạng mái vòm, phóng tầm mắt nhìn lên mái thấy nhiều hoa văn chạm khắc rất tinh tế, xung quanh là những chiếc cửa sổ hoa hồng đầy màu sắc. Trong thánh đường, ánh sáng chiếu vào từ cả hai hướng Đông – Tây, xuyên qua những ô kính màu tạo nên một không gian đa sắc, các chi tiết kiến trúc và nội thất được ánh sáng huyền ảo ấy làm nổi bật, không gian trở nên uy nghi nhưng cũng vô cùng huyền bí.
Trải qua mưa nắng gần 90 năm, nhà thờ Núi Nha Trang vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị kiến trúc độc đáo xa xưa và góp phần tạo nên diện mạo kiến trúc phố biển Nha Trang.
Những hàng cổ thụ trăm năm duyên dáng giữa phố biển Nha Trang
Một thành phố ôm trong mình những cây cổ thụ và những cây cổ thụ ấy như nhân chứng cho bao thăng trầm.
Cổ thụ không chỉ là một đời cây lớn lên theo thời gian, nó còn là vẻ đẹp hoàn mỹ khó cưỡng cho ai tìm đến. Ở đó, là kỷ niệm của những người sinh ra và lớn lên cùng thành phố từng bao mùa mưa nắng.
Thành phố Nha Trang được coi là thành phố trẻ, đến năm 2024 mới đủ tuổi trăm năm. Nhưng trước trăm năm đó, thành phố huyễn hoặc nằm ven biển, khởi đầu chỉ là một làng nhỏ, mà khi đó con đường biển chỉ là cát trắng, rau muống biển lô xô chen mọc nở tím cả đất trời, là những con dã tràng cứ lên bờ đào hang xe cát. Thành phố khi đó chỉ có những con đường nhỏ, bởi ngựa xe đâu có nhiều để dập dìu, cả tiếng chuông Nhà thờ Đá nằm ngay ngã sáu khi ngân lên, trong thinh không như lan tỏa rất xa.
Đường phố Nha Trang rợp bóng cây xanh
Một thành phố luôn cần có bóng cây xanh, bởi cây xanh che mát cho những ngôi nhà, để khách bộ hành đôi khi mệt mỏi trong lúc mỏi chân. Và chính những cây cổ thụ trong lòng phố còn là nhân chứng cho cuộc bể dâu. Ngay cả những cây trồng hôm nay, đang vươn cành và tỏa bóng mát hoặc hẹn hò ra hoa kết trái theo chu kỳ sinh trưởng, vài chục năm hoặc trăm năm sau sẽ lại thành những câu chuyện kể.
Hàng cây xanh mọc ven bờ biển
Từ 50 năm trước, những cô cậu học trò trường Nữ Trung Học và Võ Tánh vẫn thường ra hàng cây dương liễu ở công viên biển đường Trần Phú để chuyện trò hò hẹn, phóng tầm mắt nhìn ra ngoài biển nhìn những con sóng vỗ. Những cây dương này trồng vào khoảng năm 1910 hoặc 1920, nghĩa là tròn 100 năm tuổi.
Đó là những cây dương trồng chắn cát, khi ấy con đường Trần Phú nhỏ, còn bãi biển chỉ là cát bồi chứ không đẹp như bây giờ. Cây lên cao, những người quản lý cây xanh thời đó nghĩ ra việc cắt ngọn, tạo dáng cây thành những hình khối nhiều cạnh. Cứ cắt tỉa và cây cứ phát triển theo lẽ tự nhiên, đến nay những cây dương liễu cổ thụ này vượt tầm cao lên 8 mét.
Hàng cây dương liễu
Rồi bốn cây xà cừ còn sót lại trên đường Ngô Gia Tự. Ngày xưa, con đường Ngô Gia Tự có tất nhiều cây xà cừ, rồi mưa bão làm bật gốc, một phần phải đốn bỏ để mở đường, nên cây xà cừ này gần như là nhân chứng duy nhất của con đường. Con đường Đường Đệ vẫn còn giữ hàng xà cừ trăm tuổi, tạo duyên cho phố là hàng cổ thụ hiếm hoi, để nhớ ngày xưa con đường Lý Tự trọng và Pasteur có hai hàng cổ thụ đẹp giống như trong các phim tình cảm lãng mạng, nay đã là quá khứ.
Cây xà cừ trên đường Ngô Gia Tự
Theo lời kể, thì cái thuở Nha Trang bắt đầu hình thành vào năm 1924, người Pháp đã chọn cây xà cừ để trồng trong lòng phố, cũng không hiểu họ nghiên cứu thổ nhưỡng như thế nào. Công dụng của cây xà cừ là làm trong lành môi trường, tạo bóng mát, cải tạo được không khí xung quanh, giảm thiểu sức nóng và khói bụi của đường phố, xe cộ. Ngoài ra cây còn tạo vẻ đẹp cho không gian, môi trường xung quanh. Cây xà cừ vào mùa trái chín rụng, những trái bung ra bốn mảnh đưa hạt đi xa.
Cây đa trăm năm tuổi trong công viên
Bây giờ, những cây me già ở công viên Võ Văn Ký sau khi trải trăm năm và chịu tác động của môi trường, nay phát triển chậm lại. Nhưng đó là hàng cây thơ ấu của bao lứa tuổi. Hay những cây bàng già còn sót lại đâu đó trong những góc phố, qua mùa Xuân chuyển màu lá đỏ vàng, mùa hè rụng trái đẹp như những bức tranh vẽ.
Những cây cổ thụ trong phố ấy đã là một đời riêng, là khi tìm đến, như chạm gặp ở đó biết bao nhiêu câu chuyện.
Con đường "cực phẩm" hoa giấy 5 màu ở phố biển Nha Trang Thảm hoa giấy 5 màu đang bung nở dịu dàng khiến người qua lại phải dừng chân ngắm nhìn. Nha Trang trồng nhiều hoa giấy, có lẽ do khí hậu nắng mưa của thành phố biển hợp với loài hoa chịu nắng này. Nha Trang có con đường Bạch Thái Bưởi nằm ở xã Phước Đồng, ven sông Quán Trường chỉ hơn 200m...