Chiêm ngưỡng hoàng đế trực thăng vận tải Mỹ CH-53K
Trực thăng vận tải CH 53K lớn nhất trong đại gia đình trực thăng Mỹ chính thức cất cánh lần đầu tiên vào ngày 27/10.
Hôm 27/10, trực thăng vận tải CH-53K King Stallion do hãng Sikorsky Aircraft chế tạo đã cất cánh thành công lần đầu tiên. Đây được xem là loại trực thăng vận tải lớn nhất, nặng nhất của Quân đội Mỹ hiện nay.
Chuyến bay thử nghiệm CH-53K kéo dài khoảng nửa tiếng, mọi việc diễn ra tốt đẹp.
Trực thăng vận tải lớn nhất Mỹ CH-53K King Stallion là biến thể mới nhất của dòng trực thăng CH-53 được Sikorsky phát triển từ những năm 1960. Dự kiến, máy bay sẽ đi vào phục vụ trong Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ từ năm 2018.
Video đang HOT
So với thế hệ trước, CH-53K được trang bị cabin mở rộng lớn hơn, cánh quạt chính làm bằng vận liệu composite thế hệ mới, trang bị ba động cơ công suất 7.500 mã lực.
Buồng lái của CH-53K cũng được thiết kế lại với kính đặc biệt, hệ thống lái fly-by-wire.
CH-53K có chiều dài lên tới 30,2m, cao 8,46m, trong đó phần cabin có chiều dài 9,14m, rộng 1,98m. Kích cỡ cabin rộng và lớn hơn 15% so với mẫu cũ CH-53.
Tải trọng của trực thăng vận tải CH-53K lên tới 15,9 tấn (trong khi CH-53E chỉ là 13,6 tấn) đưa nó trở thành trực thăng vận tải lớn nhất của Không quân Mỹ. Mặc dù vậy, tải trọng của CH-53K vẫn xếp sau Mi-26 của Nga.
Để đưa con quái vật khổng lồ này lên bầu trời, Sikorsky phải trang bị cho nó ba động cơ tuốc bin trục GE38-1B công suất 7.500 mã lực/chiếc cùng bộ cánh quạt chính 7 lá cho tốc độ hành trình 315km/h, bán kính tác chiến 204km, trần bay 4,38km, vận tốc leo cao 13m/s.
Kíp lái điều khiển máy bay gồm 5 người (hai phi công, ba xạ thủ súng máy), cabin có thể chứa 37 binh sĩ. Hỏa lực của máy bay gồm hai đại liên 12,7mm M3M/GAU-21 ở hai bên cửa sổ máy bay và một khẩu đặt ở cửa đuôi.
Theo_Kiến Thức
Chiêm ngưỡng tàu bệnh viện lớn nhất thế giới của quân đội Mỹ
Giống các loại tàu bệnh viện khác, USNS Mercy không được trang bị vũ khí bởi theo luật pháp quốc tế, bắn vào tàu bệnh viện bị coi là tội ác chiến tranh.
Tàu được bố trí 80 giường chăm sóc đặc biệt, 20 giường hồi sức cấp cứu. Khi hoạt động hết công suất, tàu có thể tiếp nhận và điều trị cho khoảng 1.000 bệnh nhân.
Ngoài ra, tàu còn có 12 phòng mổ với những trang thiết bị y tế hiện đại nhất, 1 phòng điều trị cách ly, 4 phòng chụp X-quang và 5.000 đơn vị máu. Tàu còn được trang bị một máy bay trực thăng vận tải MH-60 Sea Hawk.
Chi phí để vận hành tàu khoảng 40 triệu USD với nguồn ngân sách chủ yếu từ chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.
Khi không hoạt động, USNS Mercy neo tại cảng San Diego với quân số từ 28-59 thành viên thủy thủ đoàn. Khi được yêu cầu, thủy thủ đoàn của tàu có thể lên tới 1.275 người, bao gồm cả chuyên viên dân sự, sĩ quan quân sự và tàu có thể hoạt động trong tình trạng đầy đủ trong 5 ngày.
THEO NGƯỜI ĐƯA TIN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Ngỡ ngàng "Vạn Lý Trường Thành" của đế chế La Mã Những gì còn tồn tại cho đến nay của Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã vẫn khiến hậu thế phải ngưỡng mộ. Cắt ngang qua lục địa châu Âu , đường biên giới La Mã là một công trình phản ánh chiều dài lịch sử hơn 1.000 năm của đế chế La Mã. Bắt đầu được xây dựng vào thế...