Chiêm ngưỡng hình ảnh rực rỡ của Sao Mộc khi ở gần Trái Đất nhất trong 70 năm
Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời sẽ ở gần Trái Đất nhất trong 70 năm do một hiện tượng gọi là xung đối.Những người yêu thích thiên văn có thể mong đợi những khung cảnh ngoạn mục của Sao Mộc (Jupiter) trong cả đêm 26/9.
khi nó đạt tới vị trí xung đối, vị trí đối diện với Mặt trời so với Trái Đất, tức Trái Đất sẽ nằm gần như chính xác trên đường nối Mặt Trời với hành tinh này. Nói cách khác, thời điểm Trái Đất và Sao Mộc nằm về một phía so với Mặt Trời và thẳng hàng nhau.
Hiện tượng xung đối của hành tinh xảy ra khi một vật thể thiên văn mọc ở phía đông khi Mặt Trời lặn ở phía tây, đặt thiên thể đó và Mặt Trời ở hai phía đối diện của Trái Đất khi nhìn từ hành tinh của chúng ta.
Sao Mộc là hành tinh thứ 5 trong Hệ Mặt trời, tính từ Mặt trời. Nguồn: stock.adobe
Xung đối của Sao Mộc xảy ra cứ sau 13 tháng (398,9 ngày), khi đó hành tinh này có vẻ lớn hơn và sáng hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm.
Cuộc chạm trán với hành tinh khổng lồ lần này được cho là đặc biệt hơn vì đây sẽ là lần tiếp cận Trái Đất gần nhất của Sao Mộc trong vòng 70 năm, do sự khác biệt về quỹ đạo của hai hành tinh xung quanh Mặt trời.
Video đang HOT
Sao Mộc sẽ gần Trái Đất nhất trong 70 năm vào lần xung đối vào đêm 26/9. Nguồn: NASA.
Quỹ đạo của Sao Mộc và Trái Đất quanh Mặt Trời không hoàn toàn tròn và đều nhau nên các hành tinh sẽ chạm trán nhau ở những khoảng cách khác nhau.
Trong lần tiếp cận gần nhất vào ngày 26/9, Sao Mộc sẽ cách Trái Đất hơn 580 triệu km, so với điểm xa Trái Đất nhất là hơn 960 triệu km.
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời. Nguồn: stock.adobe
Mặc dù hành tinh sẽ ở gần Trái Đất nhất, nhưng vẫn sẽ rất khó để quan sát thấy nó bằng mắt thường do khoảng cách quá lớn giữa 2 hành tinh, mà cần nhờ đến kính thiên văn.
Vị trí Sao Mộc (Juliter) và Trái Đất (Earth) vào đêm ngày 19/9, đã gần đạt vị trí xung đối. Ảnh chụp màn bình, nguồn NASA.
“Khung cảnh sẽ tuyệt vời trong vài ngày trước và sau ngày 26/9. Vì vậy, hãy tận dụng thời tiết tốt ở thời gian này này để quan sát. Khi đó Sao Mộc sẽ là thiên thể sáng nhất trên bầu trời ngoài Mặt Trăng.”, Adam Kobelski, nhà vật lý thiên văn nghiên tại NASA cho biết.
Vị trí xung đối của Sao Mộc (Juliter). Nguồn: NASA.
Sao Mộc, hành tinh thứ 5 trong số 8 hành tinh, tính từ Mặt Trời, cũng là hành tinh (khí) lớn nhất trong Hệ Mặt trời có hình hơi dẹt, phình hơn ở xích đạo, vị trí có đường kính 142.984 km, so với đường kính ở cực là 133.708 km.
Sao Mộc, hành tinh có đến 79 mặt trăng, có khối lượng chưa bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng 2,5 lần tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại.
NASA cho rằng, nếu hành tinh khí Sao Mộc có một lõi rắn, lõi này có thể tương đương kích thước của Trái Đất. Nguồn: Wikipedia.
Thể tích của Sao Mộc bằng 1.321 lần thể tích Trái Đất, nhưng hành tinh có khối lượng chỉ gấp 318 lần. NASA ví, Nếu Trái đất có kích thước bằng một quả nho thì Sao Mộc có kích thước bằng một quả bóng rổ.
NASA cho rằng, nếu hành tinh khí Sao Mộc có một lõi rắn, lõi này có thể cũng chỉ “khiêm tốn” tương đương kích thước của Trái Đất.
Kính viễn vọng James Webb truyền về ảnh hành tinh ngoài hệ mặt trời đầu tiên
Kính viễn vọng James Webb đã chụp được những hình ảnh về hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời, một lần nữa chứng minh được sự kỳ vọng của giới thiên văn học kể từ kính thiên văn được phóng lên không gian năm ngoái.
Những hình ảnh khác nhau của hành tinh HIP 65426 b do kính viễn vọng James Webb truyền về AFP
Ở vị trí cách trái đất khoảng 1,6 triệu km, kính James Webb vừa truyền về hình ảnh HIP 65426 b, một hành tinh khổng lồ khí không có bề mặt đá và không phù hợp cho sự sống như trên trái đất.
"Đó là thời khắc đánh dấu sự thay đổi, không chỉ đối với kính James Webb mà còn cho ngành thiên văn học nói chung", AFP dẫn lời giáo sư Sasha Hinkley của Đại học Exeter (Anh), trưởng nhóm nghiên cứu.
Thiết bị hồng ngoại và loại trừ được ánh sáng từ những ngôi sao của James Webb cho phép kính viễn vọng chụp được những hình ảnh trực tiếp của các hành tinh ngoài hệ mặt trời.
"Thật sự vô cùng ấn tượng khi các thiết bị loại trừ ánh sáng sao của kính James Webb cản hiệu quả ánh sáng của sao trung tâm mà hành tinh HIP 65426b đang xoay quanh", chuyên gia Hinkley đề cập trong thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 2.9.
Hành tinh HIP 65426 b có tỷ số khối lớn gấp 6 đến 12 lần so với sao Mộc, và độ tuổi khá trẻ, chỉ khoảng từ 15 đến 20 triệu năm ánh sáng nếu so với tuổi của trái đất là 4,5 tỉ năm.
Trước đó, kính viễn vọng của NASA đã chụp được những hình ảnh trực tiếp về hành tinh, nhưng không thể hiện rõ chi tiết như nhóm ảnh hiện tại.
Phát hiện mới về thế giới nước của sao Mộc Mặt trăng băng giá Europa của sao Mộc là một thế giới nước bị khóa bên trong một lớp vỏ băng cực dày, nơi mà tuyết nổi lên bên trên chứ không rơi xuống đất như thường thấy trên bề mặt trái đất. Hình ảnh mô phỏng quang cảnh từ bề mặt Europa về hướng sao Mộc NASA Nghiên cứu mới của nhóm...