Chiêm ngưỡng đồng muối đẹp như tiên cảnh
Ngắm nhìn vẻ đẹp của các khu mỏ muối và hiểu hơn về sự vất vả của những người dân khai thác muối…
Muối là một trong những yếu tố cần thiết cho sự sống của con người. Muối có nhiều trong tự nhiên nhưng nó đòi hỏi con người phải có sự đầu tư khai thác.
Trong quá trình khai thác muối từ các mỏ, con người đã tạo nên những cảnh quan đẹp như hang động muối nằm sâu dưới lòng đất, cánh đồng muối đa màu sắc… Những màu sắc tuyệt đẹp ở các đồng muối thường do sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời và một số loại vi khuẩn ở nước biển.
Cùng chiêm ngưỡng những cánh đồng muối đẹp như tiên cảnh vòng quanh thế giới qua chùm ảnh dưới đây và hiểu thêm về sự vất vả của những người khai thác muối.
Cánh đồng muối Salar de Uyuni nằm tại Bolivia là cánh đồng muối lớn nhất thế giới. Ở độ cao khoảng 3.565m so với mực nước biển, Salar de Uyuni được ví như một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời và khung cảnh thiên nhiên.
Ảnh chụp từ trên cao hồ muối và khu sản xuất ở mỏ muối Soquimich, trên đồng bằng muối lớn thứ hai thế giới – sa mạc Atacama của Chile.
Hình ảnh lớp muối phản chiếu bên dưới mặt hồ ở mỏ muối Salina Turda, thành phố Turda (cách Bucharest, Romania 450km về phía Tây Bắc). Đây được coi là một trong những mỏ muối quan trọng nhất ở vùng Transylvania, Romania.
Mỏ muối này được biết đến từ thời cổ đại, nhưng được đưa vào khai thác trong thời kỳ La Mã.
Cảnh những người dân đang thu hoạch khối muối tại mỏ muối Danakil ở Ethiopia.
Hình ảnh thác muối ở mỏ muối Nemocon, Colombia. Khu mỏ này là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Colombia.
Video đang HOT
Ảnh chụp một tảng muối hình trái tim được chiếu sáng từ bên trong ở mỏ muối Nemocon, Colombia.
Hình ảnh du khách tham quan nhà thờ Saint Kinga ở bên trong mỏ muối Wieliczka, gần Krakow, Ba Lan. Với độ dài lên tới 300 km, nơi sâu nhất cách mặt đất 300 m, mỏ muối Wieliczka là mỏ muối lâu đời thứ hai trên thế giới, được khai thác muối liên tục từ thế kỷ 18 cho đến nay.
Trải rộng trong lòng mỏ là các phòng triển lãm, bảo tàng với các tác phẩm nghệ thuật và những bức tượng điêu khắc từ muối. Đến năm 1978, nơi đây được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Hình ảnh hai nhân viên thuộc cơ quan bảo vệ phóng xạ liên bang đứng trong hầm lưu trữ số 7 tại mỏ muối cũ Asse ở Remlingen, Đức. Mỏ muối này được sử dụng như một kho lưu trữ chất thải phóng xạ.
Hình ảnh một công nhân đi qua các mỏ muối Maras, thuộc Cuzco, Peru. Mỏ muối Maras được khai thác từ nền văn minh thời tiền Inca. Ngày nay, mỏ vẫn còn khoảng 3.000 hồ muối nhỏ được xây dựng trên sườn núi tại thung lũng Urubamba ở vùng Andean, Cuzco.
Hình ảnh ghi lại bên trong mỏ muối Praid, cách 350 km về phía Bắc thủ đô Bucharest, Romania. Một phần của khu mỏ này nằm ở độ sâu 160m dưới mặt đất và cách lối vào 1,3km đang được mở cửa cho khách du lịch vào tham quan.
Do có lượng khí ion hóa và áp suất không khí cao hơn so với trên mặt đất nên mỏ muối được sử dụng như một liệu pháp chữa các bệnh về hô hấp như viêm phế quản hay hen suyễn.
Một công nhân làm việc tại đồng muối có màu hồng rực tại nhà máy sản xuất muối ở Nangqian, tỉnh Qinghai, phía Tây Bắc Trung Quốc.
Hình ảnh những hồ nước khoáng màu của đồng bằng muối tại bờ biển Senegal gần biên giới với Gambia. Những người phụ nữ lấy muối bằng tay không và cho vào những bao 50 kg, bán cho nước láng giềng Mauritania với giá 2 USD/bao (khoảng 50.000 đồng). Người Mauritania chủ yếu dùng muối để bảo quản cá ở những nơi không có điện.
Một người phụ nữ đi qua cánh đồng có hàng trăm đụn muối đang thu hoạch ở gần làng Ngaye-Ngaye, cách Senegal 10km về phía Nam. Có khoảng 3.000 người, chủ yếu là phụ nữ làm việc hàng giờ dưới trời nắng để thu hoạch muối bằng các cây gậy và tay không.
Làm vất vả như vậy nhưng số tiền họ kiếm được không đáng bao, chỉ khoảng 1 – 2 USD/ngày (khoảng 20 – 40.000 đồng).
Hình ảnh con trai của một công nhân khai thác muối đang vui đùa trên cánh đồng muối xếp tầng ở Bhavnagar, Gujarat, miền Tây Ấn Độ.
Theo 24h
Ngỡ ngàng trước những vùng đất đẹp lạ thường
Thiên nhiên có "ngôn ngữ kiến trúc" của riêng mình. Không một bản thiết kế, không một thợ thi công, chỉ với công cụ là gió, nước và thời gian, thiên nhiên đã tạo nên những công trình vĩ đại, đẹp đến mê hồn.
Cánh đồng muối Salarde Uyuni, Bolivia
Đây là cánh đồng muối lớn nhất thế giới nằm tại Bolivia. Hồ muối chứa khoảng 5 tỉ tấn, hàng năm người ta khai thác được 25.000 tấn. Vào tháng 11, nơi đây trở thành khu vực cư trú và sinh sản của nhiều loài chim hồng hạc, là điểm du lịch hấp dẫn với những khách sạn muối và các đảo muối được xây dựng.
Hố sụt ngầm này nằm ngoài khơi Belize, thuộc vùng Trung Mỹ. Hố có hình tròn với đường kính 300m và chiều sâu 124m. Hố xanh khổng lồ (Great Blue Hole) đã được hình thành từ kỷ băng hà và được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.
The Wave là một khu núi đá sa thạch nằm ở bang Arizona, Mỹ. Những người thích leo núi và ưa mạo hiểm thường tìm tới đây để thử sức chinh phục và nhiếp anh gia say mê nơi này vì những vân đá kỳ diệu, đầy màu sắc.
Quần đảo Socotra, Yemen
Quần đảo này bao gồm bốn đảo nhỏ nằm trên Ấn Độ Dương. Đảo lớn nhất cũng có tên là Socotra. Hòn đảo này rất vắng lặng và hiếm người nên hệ động thực vật nơi đây hầu như vẫn ở trạng thái nguyên sơ. Khoảng 1/3 những loài thực vật sống ở trên đảo là những loài cây độc đáo, không tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên hành tinh. Hòn đảo Socotra được các nhà khoa học nhận định là vùng đất kỳ diệu nhất trái đất.
Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ
Đây là một địa danh lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ, được coi như một kỳ quan thiên nhiên hiếm có. Ba ngọn núi lửa sừng sững tạo nên phong cảnh kỳ vĩ cho Cappadocia. Những phiến đá khoáng xốp xung quanh rặng núi được gió và nước khéo tạc thành những mái vòm, những hố tròn, hình nón mà người dân gọi là những "ống khói nhà Trời". Người dân địa phương nơi đây vẫn có thói quen đẽo đá làm nhà - những ngôi nhà đá, nằm sâu trong thân núi - một phong tục đã có từ thời kỳ đồ đá và còn được lưu giữ cho tới hôm nay.
Sa mạc Karakum, Turkmenistan
Mỏ khí ngầm nằm giữa sa mạc này trong quá trình khai thác đã bị sập và tạo thành chiếc hố khổng lồ. Để ngăn khí độc phát tán ra ngoài, người ta đã quyết định đốt lượng khí có trong mỏ, cho đến nay hố gas này vẫn tiếp tục cháy.
Đây là một trong những hẻm núi nổi tiếng nhất ở Mỹ, trở thành địa điểm tham quan hấp dẫn và là thánh địa của những nhiếp ảnh gia. Hẻm núi này nằm giữa những khối núi đá đồ sộ được gió, nước và thời gian bào nhẵn.
Con đường của người khổng lồ, Ireland
Giant's Causeway - con đường của người khổng lồ là một công trình tự nhiên với những cột đá bazan khổng lồ được xếp ngay ngắn cạnh nhau (ước tính có khoảng 40.000 cột). Những cột đá này đã được hình thành cách đây khoảng 50-60 triệu năm bởi những hoạt động phun trào của núi lửa. Chiều cao trung bình của các cột đá lên tới 100m, đường kính khoảng 45cm với mặt cắt là các hình đa giác. Đây cũng là một trong những Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận.
Theo Dantri
Cánh đồng muối tuyệt đẹp ở Bolivia Từ bầu trời xanh thẳm, những đám mây trắng xốp như bông cho đến những ngọn núi tĩnh lặng đều được phản chiếu qua "chiếc gương soi vĩ đại nhất thế giới" ở Bolivia: cánh đồng muối Salar de Uyuni. Đi bộ trên cánh đồng muối Salar de Uyuni mang lại cảm giác tương tự như đi trên một tấm gương khổng lồ...