Chiêm ngưỡng dinh thự xa hoa của các lãnh đạo thế giới
Không chỉ là nơi ở của các nguyên thủ quốc gia, các tòa nhà này còn là biểu tượng kiến trúc, nghệ thuật độc đáo được thiết kế xây dựng kỳ công.
Brazil
Dinh Alvorada ở Brasilia là nơi ở của mọi tổng thống Brazil. Dinh thự này được xây dựng hiện đại với hồ bơi phản chiếu và những bức tượng điêu khắc đầy nghệ thuật.
Dinh Alvorada nằm ở thủ đô Brasilia, trên một bán đảo bên rìa hồ Paranoa. Tòa nhà nằm trên diện tích rộng 7.000 m2, gồm có 3 tầng: tầng hầm, tầng lửng và tầng hai. Bên trong dinh thự được thiết kế đơn giản nhưng sang trọng được chia thành nhiều phòng riêng và có một hội trường lớn.
Cung điện Élysée (hay Palais de l’Élysée) là nơi ở chính thức của tổng thống Pháp. Nơi này nổi tiếng với thiết kế xa xỉ, sử dụng rất nhiều đồ dát vàng.
Cung điện Elysée được thiết kế giống như 1 “pháo đài” với 365 phòng. Bên trong cung điện trưng bày hơn 200 bức tranh cùng gần 70 pho tượng quý giá.
Video đang HOT
Cung điện Hoàng gia nằm ở giữa Tokyo, nhưng bên trong giống như một công viên rộng lớn được bao quanh bởi một con hào và những bức tường đá dày. Công trình được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 nhưng đã bị phá hủy một phần trong Thế chiến 2. Sau đó, tòa nhà đã được phục chế nguyên vẹn và trở thành nơi ở và làm việc của Hoàng gia Nhật.
Mỹ
Nhà Trắng, ở Washington, DC, có lẽ là nơi ở của tổng thống nổi tiếng nhất thế giới. Phòng Bầu dục là không gian làm việc chính thức của tổng thống. Đây là nơi Tổng thống Donald Trump trao đổi với các nhà ngoại giao, nhân viên, chức sắc và nguyên thủ quốc gia.
Nga
Điện Kremlin Moscow (nghĩa là: Pháo đài bên trong một thành phố) được xây dựng từ thế kỷ 14 đến 17 tại Nga. Công trình là nơi làm việc của các cơ quan tối cao của chính quyền Nga và là một trong những kiến trúc lịch sử, nghệ thuật độc đáo của quốc gia này.
Điện Kremlin Moscow là một tổ hợp pháo đài lịch sử nhìn ra Quảng trường Đỏ. Công trình được cấu thành từ 15 tòa nhà, 20 tòa tháp với tổng diện tích hơn 275.000 m2. Từ năm 1955, Kremli mở cửa cho khách vào tham quan và trở thành một viện bảo tàng ngoài trời. Điện Kremli được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1990.
Anh
Tòa nhà được xem là biểu tượng của chế độ quân chủ Anh từ năm 1837. Cung điện Buckingham có tổng cộng 775 phòng, bao gồm 52 phòng ngủ hoàng gia, 188 phòng ngủ nhân viên, 92 văn phòng và 78 phòng tắm. Hiện nữ hoàng Anh Elizabeth II vẫn đang sống cùng gia đình tại cung điện tráng lệ này.
Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, tổng thống hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ, cư trú tại Ak Saray (còn được gọi là Cung điện Trắng) ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Cung điện có giá 615 triệu USD và có hơn 1.100 phòng, (lớn hơn cả Nhà Trắng và cung điện Élysé của Pháp).
Đức
Cung điện Bellevue, một cung điện tân cổ điển ở giữa Berlin, là nơi ở chính thức của tổng thống Đức từ năm 1994.
Tổng thống Brazil giải thích tham gia biểu tình chống phong tỏa
Jair Bolsonaro khẳng định Tổng thống cũng có quyền tự do ngôn luận và tham gia biểu tình, song không khuyến khích quân đội Brazil can thiệp chính trị.
"Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Tôi không nói bất cứ điều gì chống lại quyền lực của chính phủ mà hoàn toàn ngược lại. Chúng tôi muốn quay lại làm việc. Đó là những gì dân chúng muốn", Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hôm 20/4 nói trong cuộc họp báo tại dinh tổng thống ở thủ đô Brasilia, giải thích việc ông tham gia biểu tình trước đó.
Bolsonaro hôm 19/4 tham gia cùng khoảng 600 người biểu tình trước trụ sở Bộ tư lệnh Lục quân Brazil ở Brasilia để phản đối thống đốc các bang áp lệnh phong tỏa kéo dài ngăn Covid-19. Người biểu tình giơ nhiều biểu ngữ lớn, kêu gọi quân đội "can thiệp quân sự khi Bolsonaro nắm quyền".
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro vẫy người ủng hộ trong cuộc biểu tình trước trụ sở Bộ Tư lệnh Lục quân Brazil ở thủ đô Brasilia, ngày 20/4. Ảnh: AFP.
Khi tham gia cuộc biểu tình, Bolsonaro không đeo khẩu trang, vẫy tay với người ủng hộ. "Tôi ở đây vì tin vào các bạn. Các bạn ở đây vì tin vào Brazil", Bolsonaro nói khi đứng trên thùng chiếc xe bán tải màu trắng, thỉnh thoảng đưa tay lên che miệng khi ho.
Nhiều người Brazil đã bị sốc khi chứng kiến Tổng thống tham gia biểu tình trước tổng hành dinh quân đội và phản đối lệnh phong tỏa của các thống đốc bang. Tuy nhiên, Bolsonaro cho rằng sự ủng hộ của ông với cuộc biểu tình "bị giải thích sai" và ông "không bao giờ khuyến khích quân đội can thiệp"
"Tôi tôn trọng Tòa án Tối cao và quốc hội, song có quyền đưa ra ý kiến và một vài người không nên lý giải rằng đó là hành động gây hấn. Người ta thường âm mưu chống lại ai đó để đoạt lấy quyền lực. Nhưng tôi đang là người nắm quyền lực, tôi đã là Tổng thống", ông nói.
Bolsonaro che miệng ho khi phát biểu tại cuộc biểu tình hôm 19/4. Ảnh: AFP.
Bolsonaro giải thích rằng những biểu ngữ "chống dân chủ" xuất hiện trong cuộc biểu tình chỉ là cá biệt và có thể do những "phần tử xâm nhập" mang theo.
Tuy nhiên, nhiều người đang kêu gọi điều tra những người tham gia biểu tình "kêu gọi khôi phục chế độ độc tài quân sự" từng cai trị Brazil giai đoạn 1964-1985.
Chánh án Tòa án Tối cao Brazil Dias Toffoli nói bất cứ lời kêu gọi công kích nào nhằm vào nền dân chủ và các thể chế của nước này là "kinh tởm". Chủ tịch Hạ viện Rodrigo Maia viết trên Twitter rằng Brazil đang phải chiến đấu chống lại "cả nCoV lẫn chủ nghĩa độc đoán" và lên án hành động "bảo vệ chế độ độc tài hoặc chống lại hiến pháp".
Brazil ghi nhận hơn 40.000 ca nhiễm, trong đó hơn 2.500 người chết và hơn 22.000 người đã hồi phục. Tổng thống Bolsonaro dự đoán 70% dân Brazil có thể nhiễm nCoV và các biện pháp kiểm soát dịch do một số thống đốc bang ban hành sẽ không có tác dụng. "Tôi hy vọng đây là tuần cuối cách ly. Dân chúng không thể ở nhà vì tủ lạnh của họ trống rỗng", Bolsonaro nói.
Bolsonaro là một trong số ít các nhà lãnh đạo thế giới công khai chống lại những biện pháp phong tỏa để ngăn Covid-19. Ông đã khẳng định rằng những rủi ro khi đóng cửa nền kinh tế Brazil còn vượt xa những nguy cơ mà Covid-19 có thể gây ra.
Bất chấp sự phản đối của Bolsonaro, nhiều thống đốc Brazil đã tự áp biện pháp phong tỏa khiến ông nổi giận. Tổng thống Brazil cũng mâu thuẫn với các quan chức y tế của chính mình và đã sa thải bộ trưởng y tế tuần trước do bất đồng về các biện pháp cách biệt cộng đồng.
Covid-19 bùng phát ở Brazil dường như chậm hơn một vài tuần so với những nước châu Âu và Mỹ. Điều này có thể khiến các thống đốc Brazil không chấm dứt các biện pháp cách ly tại nhà trong tuần này theo yêu cầu của Bolsonaro.
Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,4 triệu ca nhiễm, hơn 170.000 người chết và hơn 646.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến - Ngọc Ánh
Thái tử Saudi Arabia có thể mua Newcastle CLB Newcastle có cơ hội đổi đời nếu thuộc quyền sở hữu của Mohammad bin Salman, một trong những người đàn ông giàu có nhất thế giới. Truyền thông Anh đồng loạt đưa tin CLB Newcastle chuẩn bị đổi chủ sở hữu khi 80% cổ phần của "Chích chòe" sắp được thái tử Mohammad bin Salman. Đây là thông tin bất ngờ bởi...