Chiêm ngưỡng chiếc chum trị giá 20 tỷ đồng
Chiếc chum Khang Hy thuộc hàng đẹp nhất hiện nay được định giá tới triệu đô là một trong những cổ vật trong bộ sưu tầm đồ cổ giá trị của ông Trần Thao (Nghi Tàm – Hà Nội).
Xét về số lượng và họa tiết uốn lượn phong phú thì có lẽ cổ vật sứ đứng bậc nhất ở Việt Nam. Đến nay, cổ vật sứ còn lưu giữ nhiều nhất ở nước ta có lẽ là đồ sứ ký kiểu, ấy là những món đồ mà hàng quan lại, vua chúa xưa đặt những người thợ giỏi nhất bên Trung Quốc làm mẫu mã, màu sắc, hoa văn theo ý mình. Không nhiều chum, chóe quý thời Khang Hy, Ung Chính của Trung Quốc còn sót lại; Trong đó có chiếc chum Khang Hy thuộc hàng đẹp nhất hiện nay được định giá tới triệu đô.
Bộ sưu tầm hàng… độc
Chum Khang Hy với họa tiết cảnh cung đình có giá lên tới triệu USD.
Đó là chiếc chum cao 70 cm, vòng đường kính lớn nhất 55 cm, vòng đường kính nhỏ nhất là 36 cm. Phía trước là họa tiết cảnh cung đình hoa lệ, phía sau là họa tiết “nhất thi nhất họa” (vẽ chữ).
Đây là chiếc chum từ thời Vua Khang Hy (năm 1662 đến 1722 triều đình nhà Thanh) theo thuyền biển sang đến Việt Nam. Sau hàng thế kỷ, nước men của chum vẫn còn sáng, mịn, bóng. Các họa tiết, hoa văn còn sắc nét. Giới chơi đồ cổ Hà thành đánh giá đó là chiếc chum Khang Hy thuộc hàng đẹp nhất ở Việt Nam hiện nay. Chủ nhân hiện thời của chum quý là ông Hoàng Ngọc, một trong những người chơi đồ cổ có tiếng ở Hà Nội. Từng có tay mê cổ vật người Hồng Kông sang tận nơi xin nhượng lại với một món hời đáng kể nhưng ông không đồng ý và quyết giữ gìn như một báu vật.
Chum đời vua Ung Chính giá 250 ngàn USD.
Tính theo giá ở Việt Nam thì chiếc chum quý này được giới chơi cổ vật định giá lên tới triệu USD; nhưng nếu tính giá trên thị trường cổ vật thế giới thì con số này sẽ lớn hơn nhiều. Cùng trong bộ sưu tập cổ vật sứ quý hiếm, còn có chiếc chum Ung Chính mà tính đến nay niên đại của nó cũng vài trăm năm. Đó là chiếc chum cao 51 cm, vòng tròn có đường kính lớn nhất 40 cm, vòng đường kính bé nhất là 25 cm. Tính theo giá ở Việt Nam thì chum Ung Chính khoảng chừng 250 ngàn USD nhưng nếu ở nước ngoài, giá của nó chắc chắn không dừng ở đó. Bởi ngay cả trong giới chơi cổ vật ở quê hương của chiếc chum (Trung Quốc), loại chum từ thời đại vua Ung Chính (1723 – 1735) có họa tiết đẹp, lớp men mịn, sáng bóng và thân chum lành lặn – không phải là nhiều.
Cổ vật sứ từ đời nhà Thanh (1644 – 1912) với đủ loại bình, đĩa, bát, chum… hiện còn giữ lại được tương đối nhiều. Trong đó, có những chiếc bình sứ màu huyết di ảnh (màu chàm có chấm huyết đỉa) là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Hay chiếc lai nhà Thanh với kiểu bầu dáng trái bóng với họa tiết vẽ tích người sắc nét, tinh xảo; phía mặt sau của lai là hoa văn “nhất thi nhất họa”. Lớp men già đến nay còn sáng bóng trên chiếc lai là đặc trưng nổi bật của men sứ triều đại nhà Thanh.
Ấy là món đồ cung đình mà vua chúa Trung Quốc xưa dùng để đựng rượu. Chiếc lai đựng rượu nhỏ chỉ cao chừng 10 cm ấy từng được một tay chơi đồ cổ người Trung Quốc trả giá tới 25 ngàn USD hòng mang về nước nhưng chủ nhân của nó- ông Hoàng Ngọc kiên quyết giữ lại cho bộ sưu tầm của mình. Cùng trong bộ sưu tập cổ vật sứ quý từ triều nhà Thanh còn có đôi chóe tiến lộc với họa tiết hai rồng cùng chầu về bông hoa hồng. Ấy là món đồ quý xưa được dùng trong các quan gia với ý nghĩa cầu phúc lộc đời đời cho dòng họ. Giới chơi cổ vật quan niệm rằng giữ những món đồ như vậy trong nhà sẽ mang lại những điều may mắn cho gia đình.
Bát vua trong kho Nội phủ
Video đang HOT
Chiếc lai đựng rượu trong cung đình.
Dân thường thời xưa không bao giờ được sử dụng những thứ có họa tiết như long, ly, mỹ nhân, sơn thủy và không được dùng những thứ đồ có màu sắc sặc sỡ, đẹp đẽ. Vì thế, chỉ cần nhìn vào họa tiết, hoa văn, chất men, màu trên từng cổ vật còn sót lại đến ngày nay mà người ta định được chủ nhân của chúng là ai!
Cổ vật sứ từ các triều đình Trung Quốc xưa hiện còn trong các gia đình chơi cổ vật Hà Nội không nhiều. Những chiếc chum, chóe, lai đẹp lại càng hiếm. Cổ vật sứ nhiều nhất hiện nay còn lại ở trong nước, có lẽ là đồ sứ ký kiểu của cung đình Huế xưa.
Đó là những món đồ sứ được vua chúa, quan lại, gia đình giàu có xưa đặt những người thợ giỏi nhất bên Trung Quốc chế tác theo mẫu, màu, họa tiết theo ý mình nên gọi là đồ sứ ký kiểu. Đồ sứ ký kiểu có nhiều loại, phàm là sứ ký kiểu được đặt về để dùng trong cung Vua, phủ Chúa thì thuộc đồ quý bậc nhất, kế đến mới là sứ ký kiểu trong quan gia. Sứ ký kiểu trong các dòng tộc giàu có nhưng không phải là quan lại hay hoàng tộc thì dù đẹp đến mấy, giá trị của nó cũng có giới hạn nhất định. Đồ sứ ký kiểu chỉ bắt đầu có từ thời Lê Trịnh (1533 – 1788), đồ ngự dụng, quan dụng được gửi mẫu sang Cảnh Đức trấn, Giang Tây (Trung Quốc) để làm.
Qua hàng trăm năm, cổ vật sứ ký kiểu đã phác họa cho ta thấy hình ảnh kinh thành xưa, qua các hoa văn người ta biết cái nào dùng cho vua, cái nào chúa dùng. Đồ sứ ký kiểu cung đình Huế đa dạng chủng loại, từ đôn, chậu, chóe, thống, bát, bộ đồ trà… nhưng do yếu tố “ngự dụng” (vua dùng) mỗi đời vua sử dụng một loại đồ được ký kiểu riêng, mang phong cách hoàn toàn khác nhau, được định danh bằng đề tài thể hiện trên món đồ hoặc ghi dưới trôn của hiện vật. Ví như thời Lê – Trịnh có: Khánh Xuân thị tả, Nội phủ thị trung, Nội phủ thị hữu, Nội phủ thị đoài, Nội phủ thị bắc, Nội phủ thị nam. Đồ triều Nguyễn thường là tên gọi các vua đang trị vì như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức hoặc ghi năm sản xuất. Do gắn với lịch sử và yếu tố ngự dụng, nên đồ sứ ký kiểu Lê – Trịnh và nhà Nguyễn đều là những báu vật của giới sưu tầm.
Chiếc bát men trong cung vua với 4 chữ “Nội phủ thị trung hiện” được ông Thao gìn giữ cẩn thận.
Một chiếc bát thuộc hàng ngự dụng (bát vua dùng) thời Lê – Trịnh với 4 chữ “Nội phủ thị trung” phía dưới đáy bát hiện thuộc hàng cổ vật quý hiếm. Ấy là món đồ được dùng ở chính điện, trang trí đặc biệt dành cho vua, với rồng 5 móng bay lượn giữa mây lành và sóng nước. Đó có thể là họa tiết lưỡng long chầu nguyệt, hay tường vân (mây lành) hoặc mỹ nhân, sơn thủy. Chiếc bát vua thuộc Nội phủ thị trung hiện nằm trong bộ sưu tập của ông Trần Thao (Nghi Tàm, Hà Nội) nằm trong hàng cổ vật quý. Cùng đó là chiếc đĩa sứ ký kiểu quan dụng từ thời Lê Trịnh, chiếc đĩa nhỏ nhắn này nếu được giữ lành lặn, nguyên bản thì giá của nó tính bằng tiền Việt lên tới hơn 70 triệu đồng một chiếc. Rẻ hơn và không quý hiếm bằng đồ sứ ký kiểu thời Lê Trịnh là đồ sứ ký kiểu triều Nguyễn.
Bát Vua Tự Đức
Trong bộ sưu tầm của ông Thao có chiếc bát họa tiết hoa hướng dương phía ngoài, mặt trong là hoa đào với hai chữ Tự Đức ở phía đáy bát. Một chiếc bát của vua Tự Đức còn lành lặn sẽ có giá tới 5 ngàn USD. Sau hàng trăm năm, chiếc bát của vua đến nay vẫn còn nguyên lớp men mịn, sáng bóng, sang trọng của món đồ cung đình, khác biệt hẳn với đồ quan dụng hay dân dụng. Bởi những người thợ ngày đó đều phải hiểu biết rằng các thứ đồ vẽ rồng, kỳ lân, phượng hay những món đồ màu sắc… đều là đồ vật ngự dụng chỉ dành cho vua, chúa dùng.
Theo Gia Đình
Chuyện những người tìm tiền tỷ dưới đáy đại dương
Rất ít người đổi đời với nghề lặn tìm đồ cổ mà phần nhiều ngư phủ đã phải "cá cược" bằng chính mạng sống của mình dưới đáy đại dương.
"Cầm vàng lại để vàng rơi"
Nghe câu chuyện về những ngư phủ hành nghề mò cổ vật dưới đáy đại dương, thoạt tiên chúng tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng. Một phần vì thấy...tiền nhiều quá lại đang chìm nổi dưới đáy biển. Vậy mà ở huyện Bình Sơn, Lý Sơn (Quảng Ngãi), nhiều ngư phủ nghèo khổ lại có thói "tiêu xài" khá lạ: "Ném những giá trị tìm được, nếu có quy ra thì cũng phải đong đếm bằng vàng ròng cho các....đại gia".
Thợ lặn đang ngụp lặn hành nghề lục tìm cổ vật dưới đáy biển
Hơn 40 năm nay, lão ngư Dương Văn Diên (59 tuổi), thôn Định Tân (Bình Châu) đã gắn trọn với nghề cá. Và suốt quãng đời gắn bó với biển, ông cũng đã không ít lần vớt được đồ cổ.
Trong một lần nghe một số chủ thuyền khoe lặn gặp tàu cổ bị chìm chứa nhiều cổ vật nên ông cũng tìm đến khu vực lân cận để tìm. Vừa để thoả mãn sự tò mò, vừa kiếm thêm thu nhập. Số đồ cổ ông tìm được không nhiều như những thuyền chuyên lặn cổ vật nhưng thỉnh thoảng ông cũng kiếm được vài triệu đồng từ những món đồ tìm được.
Hiện trong nhà ông cũng trưng gần trăm cổ vật các loại như ấm trà, ly, đĩa với nhiều kích cỡ và niên đại khác nhau. Chính ông cũng không biết cụ thể nó có từ đời nào và nguồn gốc từ đâu.
"Tôi không hiểu nhiều về cổ vật nhưng nghe giới săn cổ vật cho biết số cổ vật trên có từ thế kỉ 15, trị giá cả tỷ đồng" - ông Diên nói. Cũng theo ông Diên, chính vì không hiểu được giá trị của cổ vật nên nhiều ngư dân khai thác được bán đổ bán tháo để bù lại chi phí chuyến đi nên vô tình "làm giàu" cho giới săn cổ vật ở các địa phương.
Những cổ vật được ông Diên tìm thấy dưới đáy đại dương
Nhắc đến đồ cổ, anh Võ Văn Hân (32 tuổi) chủ tàu QNg 0737, ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn nói: "Năm 2003, đội thợ lặn của tàu anh trục vớt được một chiếc tàu cổ chứa gần 4.000 cổ vật gồm chén, đĩa, bình cổ... với nhiều kích cỡ khác nhau. Nhưng sau đó bị phát hiện lưu giữ cổ vật trái phép nên tôi đã giao lại toàn bộ số cổ vật trên cho cơ quan chức năng".
Trong một lần hành nghề, một số ngư dân trục vớt được một con tàu chìm mà trong đó chứa nhiều đồ vật gốm sứ. Nghe tin, một số người ở TP.Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định xuống tìm mua với giá cao. Thấy được lợi nhuận cao so với nghề khai thác thủy sản, anh chuyển sang hành nghề lặn tìm cổ vật.
Ngư phủ không thể hiểu hết giá trị của những đồ cổ nên chỉ bán với giá hời.
Hiện, tàu của anh có 12 lao động, phần lớn là ngư dân ở tỉnh Khánh Hoà, có thâm niên và kỹ thuật lặn tốt. Thời gian mỗi chuyến đi từ 2-3 tuần, có chuyến phải đi hơn 4 tuần mới cập bến. Địa điểm hành nghề chủ yếu ở vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
Mỗi chuyến đi lặn mất chừng vài tuần, chủ yếu ở Cù Lao Chàm. Ngoài lặn cổ vật, anh cũng đánh bắt cá để kiếm thêm thu nhập chia cho các anh em trên thuyền. Thỉnh thoảng giới săn đồ cổ tìm đến, anh cũng bán dần. Mỗi vật dụng anh bán với giá từ hơn 100 nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng, cao thì vài chục triệu đồng.
Thế nhưng, anh Hân cũng giống như những ngư phủ hành nghề tìm cổ vật khác, khi nhìn giá trị của đồ cổ mình bán được lái buôn đem đi tiêu thụ với giá hàng trăm triệu, thậm chí tiền tỷ cứ tiếc ngẩn ngơ.
Mạng người cuốn theo cổ vật
Nghề lặn tìm cổ vật nếu gặp may cũng đổi đời. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là nhiều ngư phủ đã phải "cá cược" tính mạng của mình dưới đáy đại dương.
Trước đây khi chưa có bình lặn khí ngư dân phải lặn đè. Người thợ lặn phải xuống sâu dưới đáy đại dương từ 30-70 mét để tìm hải sâm, cổ vật...nên rủi ro rất cao. Chỉ cần dây kéo bị đứt hay ống dẫn khí bị tắt nghẽn hoặc bị rượt đuổi. Vì lặn sâu dưới đáy đại dương nên khi kéo lên, đòi hỏi phải có sự giảm áp theo từng giai đoạn. Nếu bị rượt đuổi, bắt buộc phải kéo lên gấp, bỏ qua giai đoạn giảm áp làm thay đổi áp suất đột ngột dẫn đến liệt toàn thân hoặc tử vong.
Dù gặp nguy hiểm...
Ngư phủ Võ Văn Trọng ở huyện đảo Lý Sơn trong một lần đi tìm vận may đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương. Trong ngôi nhà của người đàn bà goá ấy giờ là nổi đau của người vợ tên Thanh phải thay chồng nuôi 3 đứa con. Hai đứa con đầu tâm thần bất ổn, đi lại khó khăn. Chỉ có mỗi cô con gái út là lành lặn và đang học lớp 6.
Chị không kìm được nước mắt khi kể cho chúng tôi nghe về cái chết của chồng mình: "Năm đứa út một tuổi, anh Trọng đi lặn và bị sức ép của áp suất nước biển làm vỡ tim, khiến anh chết ngay trong lòng biển. Từ đó, chị phải một mình nuôi con. May nhờ có hàng xóm cưu mang giúp đỡ nên 4 mẹ con chị mới sống được đến ngày hôm nay".
...Nhưng vì ước vọng đổi đời, nhiều ngư phủ sẵn sàng "cá cược" tính mạng của mình với đại dương
Anh Trịnh Văn Quý, thôn An Hải, huyện Bình Châu (Quảng Ngãi) từng được xếp hạng trong danh sách các thợ lặn giỏi của làn chài. Vậy nhưng, trong một lần đi lặn cùng 3 người bạn lặn khác, đột nhiên toàn thân đau nhức dữ dội; chợt như có luồng điện chạy qua làm người anh mềm nhũn. May nhờ anh em đem đến bệnh viện kịp thời nên vẫn giữ được tính mạng.
Và giờ, anh phải sống trong tình trạng tê liệt toàn thân trong suốt 10 năm qua, mọi sinh hoạt đều phải có người chăm sóc.
Đã không ít lần những ngư phủ ở các làng chài chứng kiến những cái chết thương tâm của bạn lặn trên tàu. Nhưng vì mưu sinh và những khát vọng ngoài biển khơi nên các thợ lặn vẫn chấp nhận đánh đổi tất cả.
Trịnh Phương- Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
iPad là phát minh hàng đầu của năm 2010 iPad là phát minh hàng đầu của năm 2010 Apple đang tiến băng băng trên quãng đường thành công của mình với giải thưởng danh giá do tạp chí uy tín Time bình chọn. Theo đó, máy tính bảng iPad vừa được đánh giá là phát minh hàng đầu của năm 2010, với kết quả dựa trên những tiêu chí khắt khe nhất....