Chiêm ngưỡng cây thị “cổ đại” ở Nghệ An
Cây thị “cổ đại” này nằm trên mảnh đất của gia đình anh Võ Văn Tá ở xóm 9, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).
Về xã Quỳnh Hoa, hỏi thăm cây thị “cổ nhất” không ai là không biết, bởi từ lúc họ sinh ra đã thấy cây thị với kích thước to lớn mọc ở giữa làng.
Anh Võ Văn Tá- người được UBND xã giao cho nhiệm vụ trông coi, chăm sóc cây thị cho biết, từ khi anh sinh ra đã thấy cây thị to lớn này mọc ngay giữa làng (nằm trong phần đất của gia đình). Trải qua nhiều năm tháng, chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, bom đạn của giặc thù dội xuống nhưng đến nay cây thị vẫn cứ xanh tốt, quả lại ra rất nhiều.
Theo anh Tá, cứ đến rằm tháng bảy thì anh bắt đầu hái quả. Quả thị có kích thước to bằng cái bát cơm, có mùi rất thơm.
“Cứ đến rằm tháng bảy, ngồi trong nhà mà vẫn ngửi thấy mùi thơm của quả thị ở ngoài đường. Năm nào cũng vậy, gia đình thường xuyên chăm sóc, tưới nước để cho cây thị phát triển tốt, lá xanh và cho quả nhiều”, anh Tá cho biết thêm.
Theo quan sát, cây thị có đường kính hơn 3m, có chiều cao khoảng 15m, có hình thù rất đẹp. Để ôm được cây thị này thì phải có khoảng 5 người lớn dang tay ra mới ôm kín được.
Từ khi biết tin cây thị có nhiều năm tuổi, người dân ở khắp mọi nơi đến để chiêm ngưỡng. Nhiều người còn chụp ảnh, ghi lại hình để làm kỷ niệm.
Ông Phan Thanh Lý- chủ tịch UBND xã Quỳnh Hoa cho biết, theo lịch sử thì cây thị nói trên có từ thời triều Nguyễn. Sau khi đánh tan hàng chục vạn quân Xiêm và Thanh năm 1788, Nguyễn Huệ (Quang Trung) định dời đô về Phù Hoa (nay là xã Quỳnh Hoa). Lúc bấy giờ Phù Hoa đã có 100 cái giếng và có nhiều cây thị to, đẹp.
“Cây thị này có độ tuổi hàng trăm năm, vì sau khi vua Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm, Thanh và định dời đô về Phù Hoa thì cây thị đã có từ trước đó rồi” ông Lý cho biết.
Video đang HOT
Chiêm ngưỡng cây thị gần 1000 năm tuổi ở xã Quỳnh Hoa
Theo Duy Ngọc (Khampha.vn)
Cây thị rỗng ruột hồi sinh sau 30 năm chết khô
Khi người dân chuẩn bị đốn hạ thì họ bất ngờ thấy cây thị nẩy mầm, sau 1 đêm, cây đã hồi sinh.
Cây thị này được trồng bởi Thủy tổ phái Thân Văn ở Huế vào năm 1698 tại vùng bán sơn địa Dương Xuân Hạ (TP Huế) làm mốc địa giới cho hậu duệ, đánh dấu sự có mặt của dòng họ Thân.
Những người già tại địa phương cho biết, cây thị này có tuổi thọ 312 năm tuổi, chu vi thân 4,2m, chu vi bạnh vè hơn 10m, chiều cao lên tới 25m.
Theo hồ sơ của cơ quan cấp giấy chứng nhận 'Cây di sản', cây thị cổ thụ này còn gắn bó với cuộc chiến đấu chống ngoại xâm kiên cường của địa phương.
Khu vực gốc cây thị và xung quanh có hàng chục hầm ngầm giúp cố Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Thân Trọng Một cùng các chiến sĩ ẩn nấp chiến đấu.
Ông Thân Văn Trợ, trưởng tộc phái Thân Văn cho biết trước đây, cách vị trí cây thị chừng 10m có đường khe rất sâu là mật đạo hoạt động của lực lượng cách mạng địa phương.
Người trong làng, trong dòng họ tôn kính 'cụ' thị này vì tuổi của 'cụ' cao mà còn có sức sống mãnh liệt.
Ông Trợ cho biết, năm 1968, trong chiến dịch tổng tiến công Tết Mậu Thân, cây trúng bom xăng của Mỹ - Ngụy nên lá bị thiêu rụi hoàn toàn, trơ thân cành trơ trụi.
Ruột cây cũng bị bom đạn làm thối nên rỗng từ gốc đến ngọn, khi đốt lửa dưới gốc cây thì người ta thấy khói nhả ra trên đỉnh cây, giống y như ống khói khổng lồ.
Sau 30 năm chết khô, cây bất ngờ hồi sinh
Cây thị khổng lồ bầm dập những vết thương, chết khô suốt gần 30 năm nhưng không người nào trong dòng họ nỡ đốn hạ.
Năm 1998, sau khi họp dòng họ bàn bạc, thấy 'cụ' chết khô 3 thập niên mà cứ để như vậy thì vừa là thương 'cụ' vừa làm khổ 'cụ' nên mọi người quyết định: 'Thôi thì buộc phải tiễn 'cụ' đi'.
Điều kỳ diệu đã đến khi sáng ngày chuẩn bị đốn hạ cây, ai cũng không thể tin vào mắt mình khi thấy trên thân cây lác đác chồi non. Chỉ sau 1 đêm, cây thị đã hồi sinh.
Vỗ vỗ vào thân cây, ông Trợ giải thích: 'Ruột 'cụ' đã hư nên nay mọi chất dinh dưỡng cung cấp cho cành lá có lẽ đều được 'cụ' vận chuyển qua vỏ cây'.
Hiện nay, cây thị tại nhà thờ họ Thân phát triển rất tốt, mỗi năm ra hoa vào giữa mùa xuân, đến giữa hạ có quả chín, lớp vỏ bị thủng đang dần liền lại nhanh chóng.
Theo Datviet
Cây thị linh thiêng quanh năm xanh lá và "lời nguyền" với những kẻ mạo phạm Lợn, gà nuôi gần cây thị đều tự nhiên lăn ra chết. Những người vô tình mạo phạm đến ngôi miếu cũng có kết cục bi thảm. Cây thị và ngôi miếu kỳ lạ trong ngôi miếu của nhà bà Sinh. Theo quan niệm dân gian, cây thị liên quan đến vấn đề tâm linh thường được trồng ở những vùng đất rộng...