Chiêm ngưỡng căn nhà có nhiều cửa sổ, đẹp “không rời mắt” ở Đà Lạt
Nhìn hình ảnh hiện tại của căn nhà, nhiều người không khỏi bất ngờ khi biết rằng ngôi nhà được cải tạo từ một ngôi nhà cũ kết cấu tạm bợ, xuống cấp nằm trên con dốc nhỏ hẹp tại Đà Lạt.
Cả hai vợ chồng gia chủ đều là những người yêu thích nền văn học và kiến trúc Nhật nên đã xác định “komorebi” (một từ trong tiếng Nhật có nghĩa là nắng xuyên qua kẽ lá) là ý tưởng chủ đạo cho công trình.
Để hiện thực hóa mong muốn đó, các KTS đã tạo cho công trình rất nhiều cửa sổ cùng hệ thống lam gỗ thông thoáng giúp ánh sáng và không khí dễ dàng lưu thông trong nhà. Cảm giác ngột ngạt, khó chịu vì thế cũng bị xóa bỏ hoàn toàn.
Ngôi nhà xập xệ được “lột xác” ngoạn mục.
Ngôi nhà 150m2 gây ấn tượng với hệ mặt tiền gồm nhiều ô cửa sổ sơn trắng bắt mắt và hiện đại. Vốn nằm trên thế đất cao nên ngôi nhà càng trở nên nổi bật và dễ dàng được nhận ra dù đứng từ phía xa, đặc biệt là khi màn đêm buông xuống.
Đà Lạt vốn là vùng đất có điều kiện khí hậu thay đổi liên tục trong ngày. Các kiến trúc sư đã sử dụng lớp tôn sóng được sơn trắng để ốp bên ngoài công trình, giúp ngôi nhà có khả năng kháng nước và chịu nhiệt độ cao. Thiết kế này giúp gia chủ xua tan nỗi lo về những vết ố màu, ẩm mốc, hay rạn nứt gây mất thẩm mỹ do điều kiện khách quan.
Hệ kính trong suốt giúp không gian trong nhà luôn tươi sáng, tràn đầy năng lượng.
Hệ thống các ô cửa và lam gỗ cho phép ánh nắng mặt trời chiếu xuyên qua, tạo bóng nắng sinh động lên tường, sàn và đồ nội thất bên trong.
Mỗi thời điểm trong ngày, ánh sáng xuyên qua khe cửa lại tạo ra hình ảnh bóng đổ khác nhau, mang đến cảm nhận thị giác rất thú vị.
Video đang HOT
Lớp rèm lá ngang màu trắng tạo độ thoáng cho không gian, giúp đón sáng tự nhiên nhưng cũng đảm bảo tính riêng tư thiết yếu.
Với thiết kế mở, các phòng trong nhà đón sáng tự nhiên từ nhiều phía, vì thế vào ban ngày không cần sử dụng điện thắp sáng. Thiết kế thông tầng dễ dàng đưa ánh sáng và không khí đi khắp ngôi nhà.
Căn nhà vừa là nơi để ở của gia đình gia chủ vừa phục vụ kinh doanh, do đó, các kiến trúc sư thiết kế nội thất theo hướng đơn giản, nhằm tối ưu hoá diện tích sử dụng.
Các phòng ở ngủ diện tích từ 8 đến 10m2, cá biệt có phòng lên đến 14m2. Tất cả các phòng đều có cửa sổ rộng, nhằm tận dụng tối đa ánh sáng và không khí của vùng cao nguyên Đà Lạt.
Không gian phòng ngủ rộng rãi, được bài trí theo phong cách tối giản với tường màu trắng kết hợp hài hòa cùng nội thất tạo cảm giác thư thái, dễ chịu.
Mặt sàn và toàn bộ nội thất được làm từ gỗ tự nhiên giúp căn phòng luôn ấm áp và gần gũi.
Phòng vệ sinh thu mình tại một góc ngay chân cầu thang giúp tiết kiệm đáng kể không gian sống.
Căn phòng bếp tối giản về nội thất nhưng vẫn bắt mắt là nơi cả gia đình quây quần sau mỗi ngày làm việc.
Ban công nhỏ bao quanh gian bếp được tận dụng để trưng bày những chậu cây cảnh do gia chủ dày công chăm sóc.
Những khoảng xanh nho nhỏ tạo ra điểm nhấn cho mặt tiền trắng của ngôi nhà.
Ngôi nhà theo phong cách 'nắng xuyên qua kẽ lá'
Lên Đà Lạt xây nhà, đôi vợ chồng Sài Gòn muốn nơi ở thể hiện komorebi, một từ hay xuất hiện trong tiểu thuyết Nhật, có nghĩa "nắng xuyên qua kẽ lá".
Công trình rộng 150 m2 được cải tạo từ một ngôi nhà cũ, chỉ có phần hầm cùng tầng một là bê tông cốt thép, kết cấu tiền chế tạm bợ, nằm trên con dốc cao ngay trung tâm Đà Lạt.
Cả hai vợ chồng gia chủ yêu thích văn học và kiến trúc Nhật. Xác định "komorebi" là yếu tố cốt lõi, các kiến trúc sư đưa ra thiết kế nhà với màu trắng làm màu sắc chủ đạo.
Bên ngoài công trình. Ảnh: Quang Trần.
Bên ngoài, một phần tường được ốp tôn sóng với ý đồ tạo nên bề mặt đơn giản nhưng không nhàm chán. Ngoài ra, Đà Lạt có lượng khí ẩm lớn kèm theo mùa mưa dài nên vật liệu này trở thành lớp che phủ thứ hai cho công trình. Tôn sóng cũng thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng nhiều lần.
Để diễn đạt chủ đề "nắng xuyên qua kẽ lá", kiến trúc sư đưa vào công trình các ô cửa, lam gỗ. Sự thay đổi về hiệu ứng ánh sáng, bóng đổ qua từng thời điểm trong ngày giúp người ở cảm nhận rõ ánh nắng, giống như khi ngồi dưới tán lá cây.
Các ô cửa và hệ lam gỗ đưa ánh sáng vào nhà, đồng thời tạo hiệu ứng thị giác bên trong công trình. Ảnh: Quang Trần.
Bên trong, nội thất được thiết kế với tinh thần tối giản để đáp ứng nhu cầu vừa ở vừa kinh doanh trên diện tích không quá lớn của chủ nhà. Các phòng ngủ rộng trung bình 8 - 10 m2, phòng lớn nhất 14 m2, đều có cửa sổ mở thoáng ra ngoài.
Chi phí hoàn thiện công trình là 1,1 tỷ đồng.
Không gian một phòng ngủ. Ảnh: Quang Trần.
Bấm để xem thêm hình ảnh về căn nhà.
Ảnh: Quang Trần
Thiết kế: AD9 Architects
Trường học ở Đà Lạt sốt xình xịch với canteen "vàng khè", 1m2 chụp được trăm bức ảnh sống ảo Danh sách những trường học có kiến trúc đẹp và thích hợp để sống ảo khi đến Đà Lạt lại có thêm một cái tên mới toanh. Động lực đến trường hằng ngày của bạn là gì? Là có thầy cô giảng nghe sướng lỗ tai, có đứa bạn bài trùng, hợp rơ cùng đi học, có đồ ăn vặt siêu ngon trước...