Chiêm ngưỡng căn hộ mẫu đẳng cấp dự án Vinhomes Golden River
Cuối tuần qua căn hộ mẫu tiêu chuẩn 5 sao của siêu dự án Vinhomes Golden River đã chính thức khai trương, thu hút hàng ngàn khách tham quan.
Vinhomes Golden River là siêu dự án có tổng mức đầu tư cao nhất từ trước đến nay của Tập đoàn Vingroup. Bên cạnh các yếu tố đắt giá có một không hai: vị trí đắc địa trong lòng Quận 1; đô thị sinh thái ven sông Sài Gòn duy nhất ở khu trung tâm; có nhà ga số 3 (ga Ba Son) thuộc tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên…, Vinhomes Golden River còn vượt trội bởi đẳng cấp sống và sự sang trọng. Toàn bộ nội thất căn hộ đạt chuẩn 5 sao đến từ các thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới như Bosch, Duravit, Hansgrohe (Đức). 100% căn hộ thuộc Vinhomes Golden River được lắp đặt công nghệ smarthome tân tiến, kính Low-E chạm sàn có khả năng cản tia cực tím và hệ thống lọc nước tiêu chuẩn châu Âu.
Đại diện Chủ đầu tư – Tập đoàn Vingroup cắt băng khai trương, chính thức ra mắt căn hộ mẫu Vinhomes Golden River.
Nhận xét về nội thất căn hộ mẫu Vinhomes Golden River sau buổi tham quan, bà Trần Huỳnh Minh Hà (Bình Thạnh) chia sẻ: “Điều tôi ấn tượng nhất là toàn bộ thiết bị trong căn hộ – từ hệ thống chiếu sáng, thiết bị nhà bếp, thiết bị vệ sinh đều được chọn lọc từ các dòng cao cấp nhất thuộc các thương hiệu xa xỉ. Nội thất hoàn toàn xứng tầm với một dự án sang trọng ở trung tâm thành phố”.
Trong khi đó, ông Lê Hoàng Thời, một nhà đầu tư cá nhân nhận định sẽ có nhiều người sẵn sàng chi trả giá thuê cao cho căn hộ Vinhomes Golden River bởi chất lượng cuộc sống, đẳng cấp tận hưởng chuẩn 5 sao mà căn hộ mang lại.
Nội thất chuẩn 5 sao của căn hộ mẫu Vinhomes Golden River.
Video đang HOT
Đại diện Chủ đầu tư Vingroup, ông Nguyễn Đức Quang, Phó tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh khu vực phía Nam – Công ty Kinh doanh & Quản lý BĐS Vinhomes khẳng định: “Vinhomes Golden River là khu đô thị phức hợp duy nhất hiện nay hội đủ 3 tiêu chí: sinh thái, sang trọng và nằm ngay giữa trung tâm thành phố. Với dự án này, chúng tôi mong muốn mang lại cuộc sống sang trọng, đẳng cấp, đáng sống bậc nhất cho những cư dân tương lai.”
Vinhomes Golden River hiện đang mở cửa đón khách tham quan căn hộ mẫu tại số 2 Tôn Đức Thắng, quận, TP.HCM.
Theo_PLO
Siêu dự án thủy điện trên sông Hồng: Khó khả thi!
Theo các chuyên gia, việc xây dựng siêu dự án trên sông Hồng còn nhiều điểm bất khả thi cần phải nghiên cứu kỹ để tránh việc trục lợi.
Dự án Giao thông đường thủy xuyên Á trên sông Hồng do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn Thai Group đề xuất.
Theo đó, dự án nhằm tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía bắc, xuôi xuống một số vùng biển, nạo vét 288 km đường sông và kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp II), kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp với tổng công suất thiết kế khoảng 228MW, cung cấp tổng 912 triệu kWh điện/năm. Đồng thời, sẽ nâng cấp hai tuyến vận tải thủy từ Hải Phòng Việt Trì (Phú Thọ) với Hà Nội Lạch Giang (Nam Định).
Mục đích của dự án là giúp tăng cường giao lưu thương mại, vận tải xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Vân Nam (Trung Quốc). Tuy nhiên, chủ đầu tư nhấn mạnh là dự án sẽ không gây ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh, đảm bảo yêu cầu về quan hệ quốc tế, biên giới, an ninh với Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dự án này còn hàng loạt điều bất hợp lý cần được làm rõ.
Ông Trần Viết Ngãi Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam cho rằng, có hàng loạt điểm vô lý của dự án này mà mới nhìn qua đã thấy. Thứ nhất, việc xây dựng nhà máy thủy điện công suất trên 2000 MW chi phí rất lớn, trong khi nếu theo đề án là xây dựng 6 nhà máy thì dù có chạy cả ngày thì cũng chỉ phát được 800 900 triệu kWh.
Thứ hai, tuyến đường thủy từ Lào Cao xuống Việt Trì xưa nay vốn rất ít phương tiện qua lại, nên đầu tư khai thác tuyến này liệu có hiệu quả?
Trong khi đó, ông Đào Trọng Tứ Giám đốc Trung tâm phát triển Tài nguyên nước và Biến đổi khí hậu thì cho rằng, việc chặn sông với 6 con đập rất khó chấp nhận được. Trên thế giới chưa thấy chuyện dòng sông 200 km mà làm tới 6 con đập.
Ngoài ra, về lợi ích phát điện theo ông Tứ, vì tổng công suất quá nhỏ nên sẽ không đóng góp được bao nhiêu cho lượng điện của quốc gia.
Trong khi đó, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang ngày càng nghiêm trọng, đó là do các nước ở thượng nguồn làm các con đập chặn dòng.
"Nếu chúng ta cũng làm đập thì sẽ làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến lượng phù sa, sinh thái và điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hạ lưu sông. Việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp bởi đồng bằng sông Hồng cũng là vựa lúa của nước ta, ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người dân", ông Tứ cho hay.
GS. Đặng Hùng Võ thì cho rằng, việc dự án nói sẽ triển khai từ năm 2016 là rất chủ quan quan, bởi lẽ để có được các nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, khoa học thì ít nhất cũng phải mất tới 5 năm.
Ai hưởng lợi?
Theo GS. Đặng Hùng Võ, dự án này hoàn thành, phía được hưởng lợi nhất chính là tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Theo đó, sông Hồng với khả năng vận tải thủy cao là một giải pháp kết nối rất hữu hiệu cho tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ra Biển Đông. Còn về phía Việt Nam, hiện nay các tuyến đường bộ nối Hà Nội Lào Cai Hải Phòng đã có khá nhiều và khá tốt. Vì vậy, nếu có thêm tuyến đường thủy có thể sẽ tốt hơn chút nữa nhưng nếu tính bài toán kinh tế thì sẽ không hiệu quả vì phải đầu tư thêm cho tuyến đường thủy, trong khi đường bộ vẫn có thể đáp ứng được.
"Tôi cũng cần lưu ý rằng, việc nạo vét dòng sông sẽ khiến thay đổi dòng và ảnh hưởng đến nhiều địa phương có dự án đi qua, vì vậy cần phải tính toán kỹ giữa cái lợi và cái mất, tránh để ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân", GS. Đặng Hùng Võ nói.
Còn theo ông Trần Viết Ngãi, cần phải nghiên cứu kỹ xem việc doanh nghiệp làm dự án với những lợi ích kinh tế không phải quá "màu mỡ" như thế này có phải muốn tận dụng để khai thác cát và khai thác gỗ không?
Theo ông Ngãi, khi làm dự án, doanh nghiệp sẽ được phép nạo vét lòng sông, sẽ thu được một nguồn lợi không nhỏ. Còn khi làm thủy điện, việc khai thác gỗ cũng cần được tính toán cẩn thận.
Khánh An
Theo_VnMedia
Chưa ai dám đặt vấn đề làm thủy điện trên sông Hồng! Liên quan đến siêu dự án hơn 1 tỷ USD chạy dọc sông Hồng của Công ty TNHH Xuân Thiện, Ninh Bình, nhiều chuyên gia, nhà khoa học góp tiếng nói phản biện. Ông Phạm Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải đường thủy nội địa, nguyên Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho rằng, dự án có...